Đi sinh con – đây là tình huống xấu hổ nhất khiến mẹ bầu nào cũng lo sợ
Không ít sản phụ cho biết họ đã vô cùng xấu hổ khi bác sĩ hô rặn đẻ nhưng bà mẹ đó không rặn ra con mà lại rặn ra… phân.
Với hầu hết phụ nữ đã từng trải qua ca sinh thường đều không khỏi ngại ngùng khi gặp phải tình huống “đỏ mặt” trên. Trên thực tế, chị em đi sinh luôn được khuyên không nên ăn uống nhiều trước giờ sinh. Tuy nhiên, với những mẹ đẻ mổ có giờ sinh rõ ràng thì việc này không khó thực hiện nhưng với những bà mẹ đẻ thường, chị em vẫn phải ăn để lấy sức rặn đẻ và từ đây tình huống dở khóc dở cười cũng xảy ra.
Không ít sản phụ cho biết họ đã vô cùng xấu hổ khi không may vướng vào hình huống trên, khiến phòng sinh có mùi và y tá phải dọn dẹp. Đây là tình huống khiến chị em bối rối nhưng không phải là chuyện hiếm gặp và với các bác sĩ thì hoàn toàn có thể thông cảm được với sản phụ.
Không ít sản phụ cho biết họ đã vô cùng xấu hổ khi bác sĩ hô rặn đẻ, bà mẹ đó không rặn ra con mà lại rặn ra… những phần gây mùi xú uế. (ảnh minh họa)
Vậy nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao trên bàn đẻ chị em lại hay rặn ra phân? Lý do là bởi:
1. Thai nhi tụt xuống sâu và nén trực tràng lại
Một vài tuần trước khi ca sinh nở diễn ra, em bé sẽ đi vào ống sinh ở tư thế đầu quay xuống dưới, được gọi là ngôi đầu. Sau khi tụt xuống vị trí này, áp lực của thai nhi lên trực tràng sẽ tăng lên và gây ra tình trạng phân bị dồn nén lại.
Trong quá trình sản phụ sinh nở, trực tràng được siết chặt lại bởi những cơn co thắt và khi sản phụ dùng lực để đẩy em bé ra thì phân trong trực trang cũng sẽ đi ra ngoài.
Prostaglandin có tác dụng bôi trơn lên ruột nên sẽ làm tăng tốc độ nhu động ruột. (Ảnh minh họa)
2. Hormone prostaglandin làm tăng nhu động ruột
Nếu bà mẹ bắt đầu đau bụng nhưng không thể sinh nở khiến quá trình sinh nở kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu oxy cho thai nhi. Lúc này bác sĩ có thể sẽ phải dùng đến hormone prostaglandin để mẹ dễ dàng sinh nở hơn.
Prostaglandin có tác dụng bôi trơn lên ruột nên sẽ làm tăng tốc độ nhu động ruột và từ đó phân cũng dễ dàng bị đi ra ngoài trong quá trình mẹ chuyển dạ.
3. Mẹ không đi đại tiện trước khi sinh
Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị táo hơn người bình thường. Vì vậy nếu người mẹ ăn nhiều và không đi đại tiện đều đặn thì phân sẽ tích tụ trong ruột và dễ dàng rặn ra phân lúc sinh con.
Mặc dù tình huống đi đại tiện lúc rặn đẻ không ai mong muốn và có thể khiến mẹ bầu khó xử nhưng với các bác sĩ đây là hiện tượng bình thường sản phụ phải trải qua. Vì vậy bạn hãy yên tâm và làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để 2 mẹ con được mẹ tròn con vuông – đây cũng là điều các y bác sĩ mong muốn nhất.
Tận mắt chứng kiến 1 ca sinh mổ, hẳn sẽ chẳng ai dám nói "Sinh mổ là không biết đẻ" nữa!
Với sự hỗ trợ từ bác sĩ, em bé tự nhích dần ra khỏi vết mổ trên bụng người mẹ.
Ngày nay, tỉ lệ các sản phụ sinh mổ ngày càng tăng lên song nhiều người vẫn có quan niệm cho rằng người mẹ sợ đau nên mới sinh mổ, sinh mổ là không biết đẻ... Quả thực, ngay cả những bà mẹ khi sinh mổ cũng không biết mình sẽ trải qua quá trình này như thế nào. Thế nên những clip hiếm hoi ghi lại được cận cảnh quá trình sinh mổ luôn khiến nhiều người vô cùng tò mò và thay đổi suy nghĩ của không ít người.
Mới đây, bác sĩ sản khoa Ignacio Perez Tomasone người Argentina đã chia sẻ 1 clip ghi lại cận cảnh 1 ca sinh mổ. Điều đặc biệt là ca sinh mổ này diễn ra chậm hơn các ca mổ lấy thai thông thường. Sau khi rạch bụng sản phụ, bác sĩ không nhanh chóng dùng tay đưa thai nhi ra ngoài, thay vào đó, bác sĩ đã để cho đứa trẻ "tự thân vận động" để chui ra khỏi vết mổ của người mẹ. Kiểu sinh mổ này đã xuất hiện trong những năm gần đây, được gọi là "sinh mổ tự nhiên".
Hình ảnh tuyệt đẹp trong một ca sinh mổ tự nhiên.
Bác sĩ Tomasone chia sẻ, trong ca sinh này, người mẹ đã bị vỡ ối trước đó, các bác sĩ đã đợi những cơn co thắt chuyển dạ xuất hiện nhưng mãi không thấy dấu hiệu gì, vì vậy người mẹ phải chuyển sang sinh mổ. "Nhiều giờ trôi qua, sản phụ đã đối mặt với mệt mỏi, đau đớn nhưng cổ tử cung không mở, cuối cùng chúng tôi đã quyết định đón thiên thần bé nhỏ chào đời theo một cách khác. Đó là khoảnh khắc sinh nở tuyệt đẹp!".
Sinh mổ tự nhiên (natural caesarean) là phương pháp kết hợp giữa sinh thường và sinh mổ. Với phương pháp này, các sản phụ vẫn phải mổ nhưng em bé sẽ từ từ nhích ra khỏi bụng mẹ. Có trường hợp em bé sẽ "tự thân vận động" hoàn toàn, có trường hợp như trong clip trên, em bé cần 1 chút trợ giúp từ bác sĩ, đó là bác sĩ đỡ phần đầu em bé để bé dễ dàng nhích ra bên ngoài. Hành động này khiến cho ca sinh mổ phần nào giống với quá trình sinh thường qua ngả âm đạo. Vì thế, một ca sinh mổ tự nhiên sẽ diễn ra chậm hơn so với sinh mổ bình thường.
Việc chỉ có đầu và vai chui ra trước, phần thân còn lại có thêm thời gian ở trong bụng mẹ của phương pháp sinh mổ tự nhiên sẽ giúp phổi em bé tống xuất được những chất lỏng ra ngoài nhờ áp lực từ tử cung và các mô mềm của mẹ. Điều này bắt chước những gì xảy ra của một quá trình sinh thường qua âm đạo mà sinh mổ truyền thống không có.
Khi khóc, vai của em bé được nới lỏng ra, em bé cũng thường xuyên dùng tay của mình để cử động. Cơ thể của em bé cũng lấp kín vết rạch tử cung, giảm thiểu ra máu cho mẹ. Đây cũng là những ưu điểm vượt trội hơn của sinh mổ tự nhiên so với sinh mổ thông thường.
Ngoài ra, trong ca sinh mổ tự nhiên, dây rốn không bị cắt ngay lập tức mà vẫn kết nối giữa mẹ và bé khi bé được da tiếp da với mẹ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng sự tiếp xúc da với da làm tăng tốc độ và thời gian sữa về, giảm tiếng khóc ở trẻ sơ sinh và tăng cường tình cảm, sự gắn kết giữa bố mẹ với em bé.
Thêm một lý do khiến nhiều sản phụ lựa chọn phương pháp sinh mổ tự nhiên đó là vấn đề tâm lý. Họ cho rằng cách sinh nở này giúp họ thoải mái hơn, có một trải nghiệm sinh nở tuyệt vời thay vì áp lực, căng thẳng như sinh mổ thông thường.
Song dù thế nào đi chăng nữa, tận mắt chứng kiến cảnh các mẹ trải qua khi sinh mổ, ai cũng dành sự ngưỡng mộ đặc biệt cho hy sinh cao cả và sứ mệnh thiêng liêng mà mọi bà mẹ phải đối mặt.
BN
Hình ảnh minh họa thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh thường, các mẹ nhìn thôi đã thấy đau Trên thực tế, các mẹ thường cho rằng rạch tầng sinh môn thì nhằm nhò gì so với đau đẻ hoặc đau vết mổ, vì nó chỉ là một vết rạch nhỏ. Nhưng thật sự thì rạch tầng sinh môn cũng đau và cần được chăm sóc cẩn thận. Hầu như sản phụ nào sinh thường hiện nay cũng phải rạch tầng sinh...