‘Di sản’ từ những người đã mất
Chưng kiên cái chết của bênh nhân Covid-19 là nỗi ám ảnh của các bác sĩ, song nỗi đau nhân lên bội phần khi người ra đi lại là máu mủ ruột thịt của mình.
Đó là câu chuyện của nữ bác sĩ Saleyha Ahsan, làm việc tại khoa Cấp cứu hồi sức, Bệnh viện Ysbyty Gwynedd tại Wales, Anh. Ahsan dự định đón sinh nhật bên người cha, Ahsan-ul-Haq Chaudry, 81 tuổi, rồi trở về bệnh viện để trực ngày Giáng sinh. Tuy nhiên, kế hoạch mau chóng tiêu tan khi cô nhận được tin nhắn từ các anh chị em rằng cha cô không được khỏe.
Tại Bệnh viện Nữ hoàng phía Đông London, ông Chaudry được chẩn đoán mắc Covid-19 và xuất hiện triệu chứng khó thở. “Đó là viễn c ảnh tồi tệ nhất”, bác sĩ Ahsan cho biết.
Trong những tuần trước đó, Ahsan chứng kiến đủ mọi sự đau khổ của bệnh nhân Covid-19. Ngoài công việc chính tại bệnh viện, Ahsan thỉnh thoảng đi làm phim. Cô đã làm một bộ phim tài liệu phơi bày hiện thực đau đớn trong khu điều trị Covid-19.
Trong phim, Ahsan ghi lại câu chuyện của cặp đôi Ted và Christine. Cả hai vợ chồng họ đều mắc Covid-19 và nằm giường cạnh nhau. Một ngày nọ, Christine yêu cầu bác sĩ cởi bỏ mặt nạ khí áp lực dương vì cô thấy rất đau. Christine mỉm cười nhìn chồng lần cuối rồi trút hơi thở cuối cùng. Ted đã chứng kiến mọi thứ. Anh may mắn qua khỏi nhưng cũng thật đáng thương. Ahsan chưa bao giờ nghĩ tình cảnh này lại xảy ra với cha mình.
Bác sĩ hồi sức cấp cứu Saleyha Ahsan, Bệnh viện Ysbyty Gwynedd, Wales, Anh. Ảnh: Telegraph
Ông Chaudry là một giáo viên dạy toán và khoa học máy tính đã nghỉ hưu. Vào những năm 1950, ông rời quê hương Pakistan đến Anh. Với niềm tin vững chắc vào giáo dục, ông Chaudry vừa hoàn thành bằng thạc sĩ về vật lý thiên văn. Không muốn con cái lo lắng, ông giấu đi nỗi sợ Covid-19.
“Cha chỉ nhún vai và nói: Ồ, đó là thứ khiến cả nước phải phong tỏa đúng không?”, Ahsan kể lại.
Theo chính sách của bệnh viện, Ashan được phép đến chăm sóc cha cô. Cô dành 5 ngày liền bên giường bệnh của ông, giám sát mức độ oxy, nâng đỡ cha, chỉnh lại mặt nạ oxy khi nó bị lỏng. Cô không dám rời ông nửa bước, thậm chí còn ngại đi vệ sinh. Người thân của cô phải can thiệp, nằng nặc khuyên cô về nhà ngủ vài tiếng.
Video đang HOT
Với chuyên môn của mình, Ahsan biết cha cô cần những gì. Nhưng nhiều lúc, cô ước mình không phải bác sĩ. “Đôi khi, biết quá nhiều lại là cái tội. Tôi đã rất sợ hãi, liên tục nhớ đến Ted và Christine. Bây giờ tôi đã hiểu tại sao người vợ lại muốn bỏ mặt nạ, vì tôi đã thấy điều đó ở chính cha mình”.
Từng ngày trôi qua, ông Chaudry dần bị phụ thuộc vào chiếc mặt nạ. Cô chưa thấy bệnh nhân nào có tình trạng tệ như vậy, do họ có thể ngủ, còn cha cô thì không. Ông không được đặt nội khí quản vì bị hen suyễn và có nguy cơ không thể tỉnh lại.
Một ngày bỗng dài như một năm đối với ông Chaudry. Ông không thể bỏ mặt nạ để uống nước hay uống thuốc, vì chỉ cần tháo ra trong tích tắc cũng khiến ông hoảng loạn và ngạt thở. Đến ngày thứ năm, nhịp thở của ông thay đổi và Ahsan biết ông sắp ra đi.
Cô đọc cho ông nghe kinh cầu nguyện của đạo Hồi. “Không có ai ở đó và tôi nghĩ mình phải làm điều này. Tôi không biết cha còn giữ tỉnh táo được bao lâu, nhưng tôi hiểu cha muốn nghe những lời đó trước khi nhắm mắt. Tôi không biết cha sẽ phản ứng như thế nào. Sợ hãi ư? Hay đơn giản là “Đừng đọc nữa, cha đã chết đâu”. Nhưng ông hiểu những gì sẽ đến và cầu nguyện cùng tôi những lời cuối cùng. Đó là điều khó khăn nhất tôi từng trải qua. Tôi phải chấp nhận rằng ông sắp chết”, Ahsan kể lại.
Đám tang của ông Chaudry diễn ra vào sáng hôm sau với 20 người tham dự tại khu nghĩa trang mà vợ ông nằm xuống cách đây 14 năm. Tuy nhiên, ông được chôn cất tại một vị trí đặc biệt dành cho nạn nhân Covid-19. Tại đây, nhiều thi thể vẫn đang chờ để được chôn.
Sau một thời gian nghỉ phép, Ahsan quay trở lại làm việc, nhưng vẫn ám ảnh về cái chết của cha. “Trước những lời an ủi, tôi lại khóc. Với đồ bảo hộ kín mít, điều này không dễ chịu chút nào”, Ahsan chia sẻ.
Không như bệnh viện cha cô nằm, nơi làm việc của cô không cho phép người nhà vào chăm bệnh nhân. “Tôi cứ nghĩ đến những người bệnh không có gia đình bên cạnh và thấy mình thật may mắn. Ít nhất tôi đã được ở bên cha”, cô nói.
Ahsan mong bộ phim của cô khắc họa được áp lực khủng khiếp đè nặng lên các bác sĩ và y tá trong đại dịch. “ Thế giới phải đối mặt với cả những vấn đề tâm lý do Covid-19 gây ra. Sẽ có nhiều người bị ám ảnh, chấn thương tâm lý, kiệt sức. Chúng ta phải giải quyết những căn bệnh mà nhiều người không dám đi khám vì họ quá sợ hãi”.
“Khi đại dịch chấm dứt, đất nước sẽ mở cửa trở lại và cuộc sống lại tiếp diễn. Nhưng đối với chúng tôi, công việc vẫn chưa kết thúc”, Ahsan nói.
Mỹ phê duyệt vaccine Pfizer
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão.
Quyết định đưa ra ngày 11/12, được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng hơn 290.000 người Mỹ. Với quyết định này, Mỹ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer sử dụng khẩn cấp.
FDA đã thông báo đến các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng Chiến dịch Thần tốc để họ kịp thời thực hiện kế hoạch phân phối. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine là nhân viên y tế, lao động tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Song việc triển khai sẽ đối mặt với các thách thức đáng kể về mặt hậu cần do các mũi tiêm cần được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông siêu lạnh.
Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu mũi vaccine của Pfizer, đủ dùng cho khoảng 50 triệu người. Đây được coi là thỏa thuận vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm phòng hoàn toàn miễn phí cho công dân.
Mỗi bang cùng với 6 thành phố lớn đã đệ trình lên chính phủ danh sách các địa điểm tiêm chủng, chủ yếu là các bệnh viện.
Mỹ phê duyệt vaccne Pfizer
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Covid-19 của Pfizer, sử dụng cho nhân viên y tế tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão.
Quyết định đưa ra ngày 11/12, được coi là bước ngoặt mang tính lịch sử trong đại dịch đã cướp đi sinh mạng hơn 290.000 người Mỹ. Với quyết định này, Mỹ trở thành quốc gia thứ tư trên thế giới phê duyệt vaccine Pfizer sử dụng khẩn cấp.
FDA đã thông báo đến các quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cùng Chiến dịch Thần tốc để họ kịp thời thực hiện kế hoạch phân phối. Đối tượng được ưu tiên dùng vaccine là nhân viên y tế, lao động tuyến đầu và người già tại viện dưỡng lão. Song việc triển khai sẽ đối mặt với các thách thức đáng kể về mặt hậu cần do các mũi tiêm cần được bảo quản và vận chuyển trong tủ đông siêu lạnh.
Hồi tháng 7, chính phủ Mỹ đã đạt được thỏa thuận trị giá 1,95 tỷ USD để mua 100 triệu mũi vaccine của Pfizer, đủ dùng cho khoảng 50 triệu người. Đây được coi là thỏa thuận vaccine lớn nhất từ trước đến nay. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết sẽ triển khai chiến dịch tiêm phòng hoàn toàn miễn phí cho công dân.
Mỗi bang cùng với 6 thành phố lớn đã đệ trình lên chính phủ danh sách các địa điểm tiêm chủng, chủ yếu là các bệnh viện.
Một nhân viên y tế được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech ở Cardiff, Wales, tháng 12/2020. Ảnh: NY Times
Trước đó, trong buổi họp ngày 10/12, hội đồng cố vấn về vaccine của FDA đã bỏ phiếu để đi đến quyết định này, trong đó 17 phiếu chấp thuận phê duyệt vaccine Pfizer, 4 phiếu không đồng thuận hoặc để trắng.
Trong cuộc họp, các thành viên hội đồng cố vấn đã đặt câu hỏi với chuyên gia vaccine của Pfizer về độ hiệu quả 95% của vaccine trong thử nghiệm giai đoạn cuối. Một số thành viên bày tỏ lo ngại hãng chưa cung cấp đủ dữ liệu từ những người 16 đến 17 tuổi, cho thấy vaccine có tác dụng bảo vệ. Song, ủy ban vẫn kết luận lợi ích của sản phẩm vượt qua các rủi ro tiềm tàng.
Ngày 18/11, Pfizer báo cáo hoàn tất thử nghiệm lâm sàng, công bố vaccine có hiệu quả 95% và không để lại tác dụng phụ đáng kể. Hãng và đối tác BioNTech bắt đầu nghiên cứu về sản phẩm kể từ tháng 1/2020, ngay sau khi Trung Quốc phân lập được trình tự gene của nCoV.
Hôm 8/12, FDA đã đưa ra phân tích độc lập, công nhận sản phẩm hoạt động tốt bất kể chủng tộc, cân nặng hay tuổi tác. Tác dụng phụ điển hình là sưng tại vùng tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp và sốt. Đây là biểu hiện thông thường khi tiêm các loại vaccine. Phản ứng có hại, nghiêm trọng hơn khá hiếm gặp, thường xảy ra sau mũi thứ hai và ít gặp ở người trên 55 tuổi.
Chính phủ Anh đã đặt mua 40 triệu mũi vaccine Pfizer, nhận được các lô hàng đầu tiên hôm 6/12. Hai ngày sau Anh bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng với tên gọi V-day (Ngày Vaccine). Các lô vaccine đầu tiên được chuyển tới 50 trung tâm y tế. Đối tượng ưu tiên bao gồm người từ 80 tuổi trở lên, nhân viên chăm sóc sức khỏe tại nhà và các y bác sĩ tuyến đầu của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS).
Ngày 10/12, Canada cũng chấp thuận khẩn cấp vacicne Pfizer, dự kiến chỉ tiêm cho người trên 16 tuổi. Chính phủ Canada đã đặt hàng 6 triệu mũi vaccine Pfizer, đủ dùng cho khoảng 3 triệu người. Lô hàng 249.000 mũi tiêm đầu tiên được chuyển đến nước này từ các nhà máy ở Mỹ và Bỉ.
Trước đó, Bahrain cũng phê duyệt vaccine Pfizer.
Những bác sĩ trao 'mũi tiêm hy vọng' Các nhân viên y tế tại một trung tâm tiêm chủng dã chiến ở Wales ví von rằng mỗi lần họ tiêm vaccine Covid-19 là một lần họ trao đi hy vọng. Suốt 9 tháng qua, bác sĩ Venkat Chandra đã chiến đấu trên tuyến đầu chống Covid-19 tại Anh. Cha mẹ ông ở Ấn Độ nhớ con trai mình da diết. Cuộc...