Di sản thế giới gọi tên phương pháp nấu rượu sake của Nhật Bản
Ngày 4/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức công nhận 3 nét văn hóa đặc sắc vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại, bao gồm phương pháp nấu rượu sake của Nhật Bản, món ăn attieke làm từ củ sắn (khoai mì) của Côte d’Ivoire và kỹ năng của thợ lợp mái kẽm ở Paris (Pháp).
Ông Katsuyoshi Mine, chủ cơ sở sản xuất rượu sake Kotegawa ở Oita. Ảnh tư liệu: Đào Thanh Tùng/PV TTXVN tại Nhật Bản
Một trong những niềm tự hào của người dân Nhật Bản, phương pháp nấu rượu gạo sake truyền thống, đã được thêm vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể của UNESCO. Kỹ thuật nấu sake đã có từ hàng thế kỷ, sử dụng nấm mốc koji để lên men gạo, có một vị trí đặc biệt trong văn hóa của “đất nước Mặt trời mọc”.
Quy trình nấu sake kéo dài vài tuần và thường được so sánh với quy trình nấu bia. Sake có thể được phục vụ ở nhiệt độ nóng, lạnh hoặc nhiệt độ phòng.
Video đang HOT
Các nhà sản xuất sake hy vọng rằng sự công nhận của UNESCO sẽ giúp hồi sinh ngành công nghiệp này, đặc biệt là khi tiêu thụ trong nước đã giảm trong những năm gần đây. Ông Takehiro Kano, đại diện thường trực của Nhật Bản tại UNESCO, cho biết sự công nhận của tổ chức này sẽ giúp khơi dậy trở lại sự quan tâm đối với việc nấu sake và đảm bảo rằng những kỹ năng này sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau. Thêm vào đó, các nhà sản xuất sake cũng kỳ vọng rằng sự công nhận quốc tế sẽ thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt đến những thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc.
Cũng trong danh sách lần này, UNESCO đã công nhận món attieke làm từ củ sắn của Côte d’Ivoire là Di sản Văn hóa phi vật thể. Món ăn này được làm từ củ sắn xay nhuyễn lên men và là món ăn phổ biến không chỉ ở Côte d’Ivoire mà còn ở nhiều nước Tây Phi. Attieke không chỉ là món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một biểu tượng văn hóa được truyền lại qua các thế hệ, chủ yếu là từ mẹ sang con gái.
Bà Ramata Ly-Bakayoko, đại diện thường trực của Côte d’Ivoire tại UNESCO, nhấn mạnh rằng attieke “gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các cộng đồng địa phương ở Côte d’Ivoire” và là một niềm tự hào của quốc gia. Sự vinh danh của UNESCO được kỳ vọng sẽ giúp attieke được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.
Cũng tại cuộc họp, UNESCO đã chính thức công nhận kỹ thuật phục hồi mái kẽm của thợ lợp mái Paris vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể. Những thợ lợp mái này, phần lớn là người trẻ tuổi, sử dụng các phương pháp truyền thống để phục hồi những mái kẽm bao phủ khoảng 80% các tòa nhà của Paris. Nghề này phát triển từ thế kỷ 19, bao gồm việc đo đạc và cắt tấm kẽm sao cho vừa vặn với hình dạng của mái nhà, và sau đó lắp đặt chúng lên mái nhà dốc và trơn.
Sự công nhận của UNESCO nhằm thúc đẩy việc bảo tồn nghề thủ công độc đáo này để duy trì vẻ đẹp kiến trúc đặc trưng của Paris. Các thợ lợp mái, làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hy vọng rằng sự công nhận này sẽ thu hút thêm nhiều tài năng trẻ tham gia nghề và cải thiện điều kiện làm việc.
Rượu sake Nhật Bản khó khăn trong nước, hướng ra thị trường quốc tế
Ngành công nghiệp rượu sake Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi tiêu thụ trong nước giảm sút.
Trong bối cảnh đó, công ty Yumesakagura ở trung tâm văn hóa Kyoto đã mang lại hy vọng giúp các nhà sản xuất rượu sake tại địa phương vượt qua khó khăn để vực dậy hoạt động kinh doanh.
Rượu sake được bày bán tại một cửa hàng ở Paris, Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tiêu thụ rượu sake tại Nhật Bản đã giảm đáng kể trong những thập kỷ qua do nhiều yếu tố như người tiêu dùng thay đổi thói quen uống rượu, nhận thức về sức khỏe ngày càng tăng và dân số giảm. Theo Viện nghiên cứu NLI - chi nhánh của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Nippon, tỷ lệ nam giới uống rượu sake thường xuyên tại Nhật Bản đã giảm ở tất cả các nhóm tuổi trong 20 năm qua; xu hướng tương tự cũng được ghi nhận ở nhóm phụ nữ trẻ.
Thêm vào đó, thị phần của rượu sake trên thị trường đồ uống tổng thể cũng thu hẹp do sở thích của người tiêu dùng ngày càng đa dạng. Kết quả là sản lượng rượu sake đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2022, chỉ bằng chưa đến 25% so với đỉnh điểm vào năm 1973 theo dữ liệu thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản.
Yumesakagura, một công ty do cựu Giám đốc điều hành của Gekkeikan Sake Co., ông Makoto Obe, 61 tuổi, thành lập, là một ví dụ điển hình cho những nỗ lực nhằm hồi sinh ngành công nghiệp rượu sake Nhật Bản. Công ty này hợp tác với các nhà máy rượu địa phương như Yoshida Shuzo để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kênh bán hàng và phát triển các chiến lược tiếp thị hướng đến thị trường quốc tế.
Yoshida Shuzo là một nhà máy rượu sake có tuổi đời gần 150 năm tại Takashima thuộc tỉnh Shiga lân cận ở miền Tây Nhật Bản. Nhờ những nỗ lực cải tiến, nhà máy rượu này đã ghi nhận gia tăng doanh số bán hàng và sự quan tâm từ thị trường quốc tế.
Theo Hiệp hội Rượu Sake và Shochu Nhật Bản, tổng kim ngạch xuất khẩu rượu sake năm 2022 đã đạt kỷ lục 13 năm liên tiếp, cho thấy sức hút ngày càng mạnh mẽ của thức uống truyền thống này trên thị trường quốc tế. Ba thị trường dẫn đầu tiêu thụ sake xuất khẩu từ Nhật Bản lần lượt là Trung Quốc, Mỹ và Hong Kong (Trung Quốc).
UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể Ngày 5/11, Cục Văn hóa thuộc Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản cho biết Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đang xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake của Nhật Bản là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới vào đầu tháng...