Đi săn ngỗng, phát hiện kiếm cổ ngàn tuổi
Một nhóm thợ săn ngỗng người Iceland mới đây đã có một chuyến đi thắng đậm khi tình cờ phát hiện được thanh kiếm Viking có niên đại hơn 1.000 năm tuổi.
Theo trang tin Visir, vào ngày 2-9, nhóm 5 người đàn ông trên đang săn ngỗng ở TP Skaftarhreppur phía Nam Iceland thì nhìn thấy thanh kiếm nằm ngay trên mặt đất. Họ cho rằng thanh kiếm này bị trận lũ năm 2015 cuốn trôi lên bờ.
Một trong 5 người, anh Arni Bjorn Valdimarsson, liền chụp hình thanh kiếm và đăng lên Facebook. Ngay lập tức, họ nhận được cuộc gọi từ Cơ quan Di sản Văn hóa Iceland và đã quyết định đem hiện vật đi kiểm định vào ngày 5/9.
Bà Kristin Huld Sigurardóttir, giám đốc Cơ quan Di sản Văn hóa Iceland, trả lời phỏng vấn trang tin Icelandic cho biết thanh kiếm trên xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ 10. Trước đó, chỉ có 20 thanh kiếm tương tự được tìm thấy ở Iceland nên đây là một khám phá cực kỳ quan trọng.
Thanh kiếm ngàn năm tuổi. Ảnh: Arni Bjorn Valdimarsson
Nhóm thợ săn ngỗng tại Cơ quan Di sản Văn hóa Iceland. Ảnh: The Cultural Heritage Agency of Iceland
Video đang HOT
Ảnh: The Cultural Heritage Agency of Iceland
Bà nhấn mạnh rằng thanh kiếm sẽ được khảo sát kỹ lưỡng hơn để truy ra thông tin về nguồn gốc của nó. Trước mắt, bà cho rằng thanh kiếm trên nằm trong một ngôi mộ chưa được phát hiện. Vị trí chính xác nơi tìm thấy cổ vật này không được tiết lộ bởi Cơ quan Di sản Văn hóa muốn đào bới khu vực trên xem còn phát hiện được gì thêm không.
“Có thể vẫn còn chút dấu vết của bao kiếm trên phần lưỡi nhưng chúng ta sẽ biết thêm thông tin sau khi các nhà bảo tồn thực hiện một cuộc nghiên cứu toàn diện. Những thợ săn ngỗng còn phát hiện ra một vật thể khác nhưng chúng tôi chưa phân tích. Hiện các nhà khảo cổ đã tới khu vực trên để kiểm tra xem đó có phải là khu mộ của người ngoại đạo không”, bà Kristin nói thêm.
Theo Người Lao Động
Cổ vật kỳ sự: Nổi chìm chuông báu
Sau nửa thế kỷ bị vùi dưới đất, quả chuông báu ở xã Điện Hòa (TX.Điện Bàn, Quảng Nam) gắn với truyền thuyết đúc chuông ly kỳ lại ngân vang những hồi chuông cầu an vào thời điểm đón năm mới...
Cụ Nguyễn Xuân Tha bên chiếc chuông quý Ảnh: H.X.H
Trước mặt tiền Nhà văn hóa thôn Bích Bắc (xã Điện Hòa, TX.Điện Bàn, Quảng Nam), lệch về cánh phải, dân làng xây thêm gác chuông có cửa khóa. Quả chuông báu treo ở đó.
Cụ Nguyễn Xuân Tha, 88 tuổi, dẫn chúng tôi đi xem "gác chuông". Thoạt nhìn, chuông không có gì đặc biệt, đường kính 60 cm, phần thân cao 1,3 m, đỉnh treo đúc hình đôi rồng chầu. 178 chữ Hán khắc trên quả chuông không hé lộ niên đại quả chuông, chỉ xác lập xuất xứ trong đoạn "Việt Nam quốc, Quảng Nam xứ, Điện Bàn phủ, Diên Khánh huyện, Bích Trâm xã". Ông Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng thôn Bích Bắc, cho rằng "Bích Trâm xã" ngày xưa có khả năng chính là làng Bích Trâm (thuộc địa phận thôn Bích Bắc) hiện tại.
Kỳ lạ chuyện đúc chuông
Cụ Tha, người có nhiều năm công tác tại Bộ Ngoại giao (giai đoạn 1969 - 1979), lần đầu nghe kể về truyền thuyết chuông quý từ chính ông nội mình. Hồi đó, không ai rõ năm nào, dân làng phát tâm cúng dường đúc chuông cho chùa Bình An, nằm trên địa phận xã Bích Trâm ngày xưa. Một người ăn mày ngang qua cúng 2 đồng liền bị người thợ đúc chê tiền không "tinh khiết" và vứt vào bụi. Nhưng lạ thay, cả 2 lần thợ rót đồng vào khuôn sau đó đều hỏng, cứ khuyết lỗ to bằng đồng tiền. Các bô lão liền biện lễ cúng, được "mách bảo" không được từ chối lòng thành của người ăn mày. Dân làng phải vất vả phát quang bụi rậm, nhặt tiền và tiếp tục đúc, quả nhiên thành công.
Chuyện kỳ lạ ấy cùng với thanh âm trong trẻo của quả chuông "vang" đến tận kinh thành Huế. Triều đình hay tin, ra lệnh làng mang nộp chuông. Tiếc chuông quý, dân làng kháng chỉ và cử vị sư trụ trì tìm cách giấu, nếu thành công sẽ được làng cúng dường thêm mẫu ruộng (5.000 m2). Một thời gian sau, dường như triều đình quên bẵng vụ cống nộp, dân làng bèn mang chuông về treo lại chỗ cũ. Khoảnh ruộng mà nhà chùa được "thưởng" giờ vẫn còn ở xã Điện Hòa, dân gian quen gọi Ruộng Chùa.
Phần đỉnh treo đúc hình đôi rồng chầu
Lời thề giữ chuông
"Khoảng tháng 11.1946, giữa khuya cha tôi mới về nhà, hình như đã xảy ra sự vụ gì đó bí mật. Tôi thức giấc, dọ hỏi thì ông bảo vừa đi giấu chuông", cụ Tha nhớ lại. Thân sinh của cụ Tha lúc đó giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chính xã Bích Quang (xã Bích Quang ngày trước được hợp nhất bởi 3 xã Bích Trâm, Đông Quang và Quang Hiện. Sau này xã được đổi tên là Điện Hòa) nên sớm biết tin thực dân Pháp sắp về làng càn quét, tìm chuông quý. Cả 8 người tham gia giấu chuông trước khi khởi sự đã quỳ trước ban thờ Phật tuyên thệ. Họ thề rằng, nếu bị địch tra khảo thì thà chết chứ quyết không tiết lộ nơi cất giấu. Nếu tai qua nạn khỏi, cũng phải có đủ mặt 8 người mới được chỉ chỗ giấu chuông. Lời nguyền ấy giúp họ can đảm vượt qua các trận đòn của giặc và... "chôn" luôn quả chuông ngót 50 năm.
Đến khoảng năm 1965 - 1966, lính Mỹ mang cả máy dò hiện đại đến làng tìm chuông vẫn không lần ra dấu vết vật quý. Cụ Tha kể có 2 người trong nhóm trực tiếp giấu chuông khi bị lính Mỹ bắt tìm cũng vờ đào xới lung tung, khiến chúng nản quá đành bỏ đi.
Những người nắm giữ bí mật nơi giấu chuông lần lượt qua đời, mang theo lời nguyền xuống suối vàng. Sau năm 1975, chỉ 2 người trong số họ còn sống nhưng dọ hỏi kiểu gì cũng không chịu hé răng. Lớp con cháu chỉ nghe phong thanh rằng chuông được chôn dưới 1 m đất, cách mé đông bắc của chùa đúng 11 bước chân...
Tiếng chuông cầu an
Mãi đến khi "bùng phát" các đợt rà tìm phế liệu, người dân lại lo cho báu vật. Chính quyền xã thậm chí phát đi thông báo "cấm dùng máy rà và xăm kiếm" ở thôn Bích Bắc. Ấy vậy mà chuông vẫn bị cha con hai người rà phế liệu ở H.Đại Lộc tìm thấy. Họ đào chuông lên rồi lén chở đi, để lại hố đào sâu hoắm. Chuyện xảy ra trong đêm 19.3.1995. Một cuộc truy lùng ráo riết để tìm lại quả chuông quý cho làng đã được tổ chức. Vài tháng sau, thật may mắn, quả chuông đã được dân làng kết hợp với cơ quan chức năng phát hiện trong lúc chuông đang chuẩn bị được... bán cho hàng đồng nát.
Dân làng thỉnh chuông về làng. Nhưng chùa cũ sau bao biến động thời cuộc đã không còn, dân làng bèn xây gác chuông bên cạnh nhà văn hóa để treo chuông.
Các cụ cao niên bàn tính mỗi năm chọn cử một người phúc hậu đánh chuông. Đúng thời khắc giao thừa, 3 hồi chuông vang lên để gửi lời cầu an cho xứ sở. Người đánh chuông vững niềm tin vào tiếng chuông báu, tiếng chuông càng ngân vang thanh thoát thì cộng đồng làng càng gặp nhiều may mắn trong năm mới. "Mỗi năm, dân làng vẫn chờ nghe tiếng chuông giao thừa. Thời khắc đó, tiếng chuông như huyền nhiệm hơn vì không có thanh âm hỗn tạp", ông Nguyễn Xuân Hùng, Trưởng thôn Bích Bắc, tâm sự. Kể từ xuân Bính Thân 2016, chuông báu làng Bích Bắc "đổi lịch": các hồi chuông cầu an được vang lên vào rạng sáng mùng 1 tết.
Theo Thanh Niên
Xôn xao giao bán cổ vật giả cho bảo tàng bị từ chối Được một thầy cúng ở Đắk Lắk bán cho bộ đồ cổ với giá 16 triệu đồng, anh Thông mang về quê Hà Tĩnh bán lại cho bảo tàng nhưng bị từ chối vì cho rằng đó là đồ giả. Thời gian gần đây, người dân thôn 7, xã Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xôn xao bàn tán chuyện một người...