Đi ’săn’ khủng long trên sa mạc Mông Cổ
Có lẽ sẽ chẳng tìm được quả trứng khủng long nào, bởi những mẫu trứng hóa thạch tốt nhất và có lẽ là duy nhất đã được lấy đi cách đây cả thế kỷ rồi. Nhưng điều này không làm tôi ngưng ý định đến sa mạc Gobi, Mông Cổ và tôi đã có được những ngày khó quên ở nơi đây…
Sa mạc Gobi
Sải chân trên nền đất đỏ của vùng Flaming Cliffs – một trong những địa điểm có hóa thạch khủng long lớn nhất thế giới, nhìn bao quát vùng sa thạch trong ánh nắng chiều đang dần tắt, tôi vẫn hy vọng thấy được chút dấu vết của trứng khủng long giữa những đụn cát, dù hiểu rằng việc trải nghiệm cảm giác tuyệt vời khi khám phá được kho báu hóa thạch của nhà tự nhiên học người Mỹ Roy Chapman Andrews và những người đồng hành của ông năm 1923 là một điều khó có thể xảy ra.
Tôi đang ở tỉnh Nam Gobi, vùng đất nơi những chú lạc đà vẫn thong dong dạo chơi và những người dân du mục vẫn mải miết đi tìm các cánh đồng cỏ tươi tốt như từ bao đời nay. Đây là một phần của sa mạc rộng lớn nhất châu Á, đã từng là một vùng nội hải có cuộc sống phát triển tươi tốt khoảng 80 triệu năm trước. Nhiều chuyên gia cho rằng đây cũng là khu vực chứng kiến sự tuyệt chủng hàng loạt khi những trận lở cát chôn vùi hết khủng long. Ở hầu hết các vùng khác trên trái đất, những khu vực như thế này sẽ bị khoanh vùng và không ai được phép tiếp cận; nhưng tại đây, du khách có thể tận tay chạm vào những dấu vết kỳ diệu của lịch sử.
Địa điểm lưu trú của tôi là khu lều Ba Con Lạc Đà nổi tiếng, được dựng theo kiểu kiến trúc lều di động truyền thống của người Mông Cổ với khung gỗ lưới, nỉ và vải bạt. Khu lều nằm trên cao nguyên nhỏ trông ra một dải cát rộng. Mỗi buổi sáng tôi theo chân người hướng dẫn Ankhmaa Baatartsogt tiến vào sa mạc, băng qua các dải cát trên chiếc Land Rover, bỏ lại sau lớp bụi cát mù mịt.
Một trong những điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Havtsgait, một khu vực hoang vắng với rất nhiều phiến đá được khắc vẽ hoa văn từ thời đại đồ đồng. Men theo một đường mòn hẹp khoảng 22 km giữa những vách đá dẫn lên một loạt những khúc ngoặt gấp của dãy núi Gobi Gurvan Saikhan lởm chởm (tiếng Mông Cổ Gobi Gurvan Saikhan có nghĩa là Ba người đẹp của Gobi), chúng tôi tới một phiến đá rộng, bằng phẳng có thể coi như một hiện vật tiêu biểu của cuộc sống ở thời đại đồ đồng.
Video đang HOT
Các túp lều truyền thống của người Mông Cổ
Trước mắt tôi, những hình vẽ điêu khắc trên đá từ 5.000 năm trước mô tả những chú ngựa kéo xe và người cưỡi ngựa ngồi cao ngất ngưởng. Có chỗ thì mô tả cảnh người thợ săn đang giương cung trong khi đàn cừu và lạc đà gặm cỏ xung quanh. Là một trong những điểm cao nhất trên sa mạc này, Gobi Gurvan Saikhan đã là một nơi quan sát lý tưởng cho các thợ săn trong nhiều thiên niên kỷ qua.
Tôi đã từng thấy những hình vẽ điêu khắc tương tự thế này ở Canada, nhưng chỉ là thấy từ xa. Tôi quỳ gối xuống chân vách đá và lấy tay chạm nhẹ trên những nét khắc trong khi cô hướng dẫn Baatartsogt đang chỉ tay vào những chi tiết chính và nổi bật nhất trong các bức vẽ. Cô giải thích về việc nhiều người Mông Cổ hiện đại vẫn đang tiếp tục cuộc sống đơn giản, chăn thả dê, cừu và di chuyển liên tục như tổ tiên họ từ thời xa xưa.
Không xa dãy núi này, trong công viên quốc gia Gobi Gurvan Saikhan, có một bảo tàng nhỏ trưng bày các hiện vật cổ. Bảo tàng có cái tên rất trang trọng: Bảo tàng Lịch sử tự nhiên. Đó chỉ là một tòa nhà thấp hình vuông đơn giản, nhưng bên trong, bên cạnh những hình nộm lạc đà nhồi và những chú chim kền kền hình dạng đáng sợ với mỏ và mắt được kết đông và làm thành những biểu tượng ghê rợn về loài vật ăn thịt này, là những mẫu vật tuyệt vời từ thời cổ sinh vật học.
Trong đó có xương sườn, chân và xương sống lưng niên đại 80 triệu năm của loài Tarbosaurus, một loài có họ gần với loài khủng long chân ngắn và đuôi dài Tyrannosaurus. Những mẫu xương này mới được tìm thấy năm 2008. Ngoài ra còn có những quả trứng khủng long Protoceratops to, tròn. Những mẫu vật này được đặt dưới một lớp kính mỏng, có thể chiêm ngưỡng chúng rất rõ ràng đến từng vết nứt hay đường vân nhỏ.
Nghe kể vào đầu những năm 1920, một đội các nhà cổ sinh vật học và khảo cổ học do nhà tự nhiên học người Mỹ Roy Chapman Andrews dẫn đầu đã đến tỉnh Nam Gobi này để tìm xương khủng long cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ. Họ đi trên những chiếc xe Dodge cũ kỹ, lung lay đến sa mạc, tiến về vùng Flaming Cliffs, cách lều Ba Con Lạc Đà chừng 20 km về phía đông. Và họ đã tìm thấy một kho xương khủng long trong lòng thung lũng dưới chân các vách đá – một phát hiện lớn nhất ở thời điểm đó. Trong số kho báu này có những hóa thạch trứng khủng long đầu tiên và vô số xương của loài khủng long Protoceratops.
Ngắm mặt trời đang lặn khuất dần phía xa, những tia nắng rực rỡ cuối cùng đang hòa vào những màu sắc ấm áp của vùng sa thạch được bao bọc bởi một lịch sử 80 triệu năm, có thể nói đây là một trong những cảnh hoàng hôn đẹp nhất mà tôi từng được thấy.
Theo iHay
Điểm đến lý tưởng cho năm 2016 trong mắt phượt thủ Việt
Những tên tuổi trong giới du lịch tự túc ở Việt Nam như Những Bước Chân, Hachi8... đưa ra các điểm đến không thể bỏ qua trong năm mới cho độc giả Zing.vn.
Những Bước Chân tên thật là Nguyễn Hoàng Bảo. Anh đã đi qua hơn 65 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới: đến nơi sâu nhất trên trái đất ở Biển Chết, chinh phục sa mạc Gobi ở Mông Cổ, đặt chân lên vùng đất thiêng của Phật giáo Tây Tạng và trở về từ "Con đường tơ lụa" huyền thoại. Anh đã chia sẻ nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho những người có ý định khám phá các vùng đất này.
Đinh Hằng, tác giả cuốn Quá trẻ để chết: Hành trình nước Mỹ từ lâu đã nổi tiếng trong giới du lịch bụi với những chuyến đi xa và các bài viết với văn phong tự nhiên, cuốn hút. Cuốn sách của cô là câu chuyện về sự tuyệt vời của những chuyến đi và sự vô giá của cuộc đời mỗi con người. Ngoài nước Mỹ, Đinh Hằng còn từng đặt chân tới nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Myanmar, Cuba, Philippines, Đông Timor...
Hachi8 là cái tên không có gì xa lạ với các thành viên của cộng đồng phượt. Anh là tác giả cuốn sách du ký Bước chân Việt Nam - 4 cực, 1 đỉnh từng được xem là hiện tượng trong làng du lịch bụi Việt Nam. Hachi8 tên thật là Ngô Huy Hòa. Anh đã có nhiều phát hiện mới lạ, khám phá ra các điểm đến độc đáo và những cung đường tuyệt đẹp của Việt Nam.
Theo Zing News
Mùa đông trắng trên thảo nguyên Mông Cổ Mông Cổ như khoác lên mình một diện mạo ấn tượng khi mùa đông tới, khác hẳn khung cảnh thảo nguyên cỏ xanh của mùa hè và thu. Vào mùa đông tuyết không rơi nhiều tại Mông Cổ. Tuy nhiên, vì nhiệt độ ở đây không vượt quá 0 độ C trong nhiều tháng trời nên những lớp tuyết tích tụ không tan...