Di sản Huế đón khách trở lại sau thời gian tạm dừng phòng chống dịch Covid-19
Ngày 27-4, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế ban hành Công văn số 3482/UBND-GD về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Đồng thời, khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh.
Di sản Huế mở cửa đón khách trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Ảnh:Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Theo đó, các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn… (trừ các khu vui chơi, giải trí, làm đẹp, karaoke, massage, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử, quán internet…); khu tập luyện thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể hình, khiêu vũ, bida, yoga, khu Di sản Huế và các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, bảo tàng được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, tất cả các nơi này phải trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Bên cạnh đó, hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh, nội tỉnh, taxi, xe du lịch hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ GTVT như: hành khách, nhân viên phục vụ trên xe và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt…
Các nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động. Đồng thời, vận động, khuyến khích tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ tiệc theo nghi lễ truyền thống tại nhà, không tập trung đông người.
Video đang HOT
VĂN THẮNG
Đà Nẵng cho tắm biển, Hội An tiếp tục cấm các điểm du lịch
Đà Nẵng và Hội An (Quảng Nam) đã bắt đầu cho phép một số hoạt động được tiếp tục. Tuy nhiên, một số nhu cầu vui chơi, giải trí vẫn bị cấm để đảm bảo an toàn trước dịch Covid-19.
Đà Nẵng và Hội An là hai điểm đến thường được du khách kết hợp trong cùng một chuyến đi vì khoảng cách gần, di chuyển thuận tiện. Sau khi cả nước cơ bản đã kết thúc xã hội từ 0h ngày 23/4, cả hai thành phố đã ra thông báo mới về danh sách các hoạt động được mở cửa hoặc tiếp tục cấm.
Theo thông tin từ UBND thành phố Đà Nẵng, các hoạt động tiếp tục tạm dừng bao gồm khu vui chơi giải trí tập trung, khu, điểm du lịch, hoạt động các tuyến xe buýt nội đô, liên tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam và Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế, xe du lịch điện, vận tải khách thủy nội địa, các nghi lễ tôn giáo tập trung trên 20 người tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự.
Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí tiếp tục bị cấm tại Đà Nẵng.
Những hoạt động giải trí khác bị cấm như vũ trường, karaoke, bar, pub, lễ hội, rạp chiếu phim, massage, tham quan bảo tàng và di tích, trò chơi điện tử, trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, casino, thư viện, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi và giải trí trong nhà, thể dục thể hình, khiêu vũ thể thao, bi-a, yoga, bể bơi.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú trên địa bàn thành phố phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch và khai báo y tế theo quy định. Hoạt động xe du lịch, xe hợp đồng, taxi được tiếp tục nhưng chỉ cho phép vận chuyển 50% số lượng khách theo tổng ghế ngồi của xe. Các hành khách trên xe phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi lên xuống. Khi kết thúc hành trình, xe phải được khử khuẩn bề mặt rồi mới vận chuyển tiếp.
Người dân có thể tắm biển nhưng phải đảm bảo không tập trung đông người tại cùng một thời điểm.
Thành phố sẽ tạm dừng việc tổ chức cách ly công dân từ Hà Nội và TP.HCM kể từ ngày 23/4. Tuy nhiên, các bước theo dõi sức khỏe, biện pháp phòng chống dịch vẫn được thực hiện. Đối với các trường hợp nghi ngờ, UBND thành phố yêu cầu tiến hành xét nghiệm và thực hiện các biện pháp cách ly y tế theo quy định. Những công dân đến từ các khu vực dịch nguy cơ cao phải thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Hội An tiếp tục dừng nhiều hoạt động sau ngày 22/4. Ảnh: Contented Traveller.
Cũng trong sáng 23/4, UBND tỉnh Quảng Nam ra thông báo sẽ tiếp tục tạm dừng một số hoạt động đến 3/5, bao gồm bar, vũ trường, Internet công cộng, trò chơi điện tử, karaoke, massage, rạp chiếu phim, rạp hát, trị liệu, spa, thẩm mỹ.
Những hoạt động văn hóa, lễ hội, hội thi, hội diễn, lễ kỷ niệm, triển lãm cũng bị tạm dừng. Người dân không được tắm tại các bãi biển công cộng.
Chia sẻ với Zing, ông Tống Quốc Hưng, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Hội An cho biết có thể mất một thời gian nữa thành phố mới tiếp tục mở cửa các điểm du lịch.
Tỉnh Phú Yên và Bình Định cũng đưa ra những cập nhật trong sáng 23/4. Văn bản mới nhất do UBND tỉnh Phú Yên đưa ra tối 22/4 nêu rõ "tiếp tục dừng tổ chức các hoạt động lễ hội, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập thể hình, karaoke, massage, bar, vũ trường, phòng và rạp chiếu phim".
Theo ghi nhận của Zing, các bãi biển ở Phú Yên đều có lực lượng chức năng kiểm tra, quan sát, tránh trường hợp tập trung đông người.
Từ 23/4, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được phép tiếp tục hoạt động nhưng phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. Các cơ sở không đảm bảo sẽ phải dừng hoạt động.
Du khách chưa thể tham quan các thắng cảnh ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa. Ảnh: Anh Tú.
Về phía Bình Định, đại diện phòng Quản lý Du lịch cho biết tỉnh sẽ đóng cửa các điểm du lịch đến khi có thông báo mới. Các cơ sở lưu trú có thể hoạt động trở lại. Người dân được phép tắm biển nhưng cấm tập trung đông (trên 20 người) và phải đảm bảo khoảng cách an toàn.
Tính tới sáng 23/4, Việt Nam vẫn dừng lại ở con số 268 ca nhiễm và 223 trường hợp phục hồi.
Anh Tú - Thảo Ly
'Tai biến' di sản - nỗi lo ngành du lịch Hiện nay, nhiều vùng di sản thiên nhiên tại nước ta đang có nguy cơ bị mất đi tính toàn vẹn của cảnh quan bởi những 'tai biến' địa chất ngày càng thể hiện rõ nét. Mặt khác, việc bảo tồn hệ thống di sản địa chất và hạn chế tác động của tự nhiên đến di sản còn nhiều vấn đề khó...