Di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho đường lối, hoạt động đối ngoại của Việt Nam
Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980-19/5/2020), sáng 19/5, tại Hà Nội, Đảng bộ Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề về “ Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”.
Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Minh Khôi. Ảnh: TTXVN
Tham dự buổi nói chuyện chuyên đề có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, cùng cán bộ, đảng viên, quần chúng trong Đảng bộ Bộ Ngoại giao.
Báo cáo viên tại buổi nói chuyện là các đồng chí: Nguyễn Dy Niên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trần Trọng Toàn, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc.
Phát biểu tại buổi nói chuyện, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Minh Khôi, Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều bài học quý báu cho ngoại giao Việt Nam: đề cao độc lập tự chủ, coi trọng hào hiếu, nhân nghĩa, thủy chung đã tạo sức mạnh to lớn, đưa đất nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Di sản của Hồ Chủ tịch, là kim chỉ nam cho đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đưa sự nghiệp đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển”.
Tại buổi nói chuyện, các báo cáo viên có bề dày về công tác ngoại giao và có nhiều kỷ niệm về Bác Hồ với ngoại giao, đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tư tưởng của Người dành cho ngành Ngoại giao Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng, nhà chiến lược lỗi lạc mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất, Người là Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, là cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Với mục tiêu đối ngoại nhân văn, phương châm đối ngoại đậm nét văn hóa phương Đông và phương Tây, Người chủ trương thiết lập quan hệ với các dân tộc trên thế giới và trực tiếp soạn thảo đường lối, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các hoạt động đối ngoại, để lại cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tài sản quý báu về mục tiêu, đường lối phương pháp và chính sách ngoại giao. Nhân cách văn hóa, cách ứng xử của Người trong các môi trường quốc tế, trong các thời điểm lịch sử cam go, hết sức đa dạng, tinh tế đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn văn hóa, đất nước và con người Việt Nam.
Video đang HOT
Các đại biểu tham dự buổi nói chuyện đã chăm chú lắng nghe, coi đây là hoạt động thiết thực tưởng nhớ công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước, nhân dân Việt Nam nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng.
Đây là đợt sinh hoạt chính trị quan trọng nhằm giúp cán bộ, đảng viên của Đản bộ Bộ Ngoại giao nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện hơn về công lao và cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và với ngành Ngoại giao nói riêng, góp phần thực hiện có hiệu quả việc hoạc tập làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách của Bác, nhất là trong năm 2020 kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020).
Cầu truyền hình "Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam"
Tối 18-5, cầu truyền hình "Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam" với 5 điểm cầu là Hà Nội, TPHCM, Tuyên Quang, Nghệ An và Đồng Tháp đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, tự hào và đầy xúc động.
Đây là hoạt động trọng điểm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Biểu diễn nghệ thuật ở điểm cầu Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Cầu truyền hình do Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng 5 tỉnh thành - nơi có những địa điểm mang dấu ấn lịch sử và có mối liên hệ đặc biệt với thân thế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác - tổ chức.
Tới dự chương trình tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - đầu cầu Hà Nội, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội; Phạm Minh Chính, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Hoàng Trung Hải, Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM - đầu cầu TPHCM, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TPHCM.
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân dự ở điểm cầu TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tại Khu di tích Kim Liên - đầu cầu Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an.
Tại Công viên Văn Miếu TP Cao Lãnh - đầu cầu Đồng Tháp, có sự tham dự của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào - đầu cầu Tuyên Quang, có sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ.
Cùng dự chương trình còn có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh thành, lãnh đạo các ban, bộ, ngành đoàn thể trung ương và địa phương cùng nhân dân cả nước.
Tiết mục văn nghệ tại điểm cầu Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Với thời lượng 120 phút, cầu truyền hình "Hồ Chí Minh - Sáng ngời ý chí Việt Nam" được chia thành 5 chương chính "Người trai chí lớn", "Đi tìm mùa Xuân độc lập", "Một nhà thống nhất", "Âm thanh ngày mới" và "Rạng rỡ Việt Nam".
Ngay từ phút mở màn chương trình, những tình cảm thiết tha nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã được hàng trăm thiếu nhi tại các điểm cầu chuyển tải qua các liên khúc: Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ, Nhớ ơn Bác, Mong Bác vô Nam, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác... Hình bóng Bác kính yêu, ngọn lửa ý chí, tinh thần Hồ Chí Minh vẫn hiện diện trong từng khoảng sân, căn phòng, con đường trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho đến mọi miền đất nước.
Người xem chương trình đã cùng ngược về quá khứ, cùng ôn lại thân thế, cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác. Kể tiếp những câu chuyện về Người, trong chương trình còn có rất nhiều tiết mục được dàn dựng công phu, xúc động, cạnh các phóng sự, phim tư liệu quý giá.
Cũng trong chương trình, đã có rất nhiều cuộc giao lưu, trò chuyện với các khách mời đặc biệt như nhà báo Alberto Salazar Gutiérrez, Phân xã Hãng thông tấn Cuba; Giáo sư Furuta Motoo, Giám đốc Đại học Việt Nhật... Tất cả cùng đề cao, nêu bật hơn nữa ý chí sắt đá, hành trình vượt mọi khó khăn, trở lực, cam go từ những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước và trong cả sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Bác Hồ kính yêu.
Cho đến hôm nay, ý chí Hồ Chí Minh, ý chí người cộng sản Việt Nam vẫn là ngọn lửa bất diệt, được cả thế giới công nhận, tôn vinh và trở thành biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, tiếp tục góp phần làm nên ngày càng nhiều "kỳ tích thời đại Hồ Chí Minh" trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: Học Bác để luôn giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh Đồng chí Trần Quốc Vượng cũng khẳng định, đất nước ta, Đảng ta biết ơn vô hạn đối với công lao như trời biển của Chủ tịch Hồ CHí Minh, chúng ta vận dụng trung thành, kế thừa sâu sắc và không ngừng phát triển sự nghiệp của Người; tuyệt đối trung thành sự nghiệp cách mạng vững bước đi trên con đường...