Dì ruột của cô gái trong “xe điên” tông chết 3 người xác nhận cháu gái mình lái xe
Theo thông tin từ chị Ly, mẹ của nạn nhân Gia Hân, chính dì ruột của cô gái trẻ sinh năm 1991 xác nhận cháu gái mình là người lái chiếc xe điên gây tai nạn làm 3 người chết.
Chị Ly – mẹ của bé Gia Hân, nạn nhân 6 tuổi tử vong sau vụ tai nạn.
Khi biết thông tin Nguyễn Quang Vinh (sinh năm 1977) trình diện công an và khai là người lái xe, chị Ly cho biết lúc gia đình chị ra hiện trường thì mọi người bảo là nữ lái xe chứ không phải nam và người đàn ông đi cùng xe là họ hàng chứ không phải chồng cô gái.
Dù đang chịu nỗi mất mát to lớn nhưng chị Ly vẫn bình tĩnh cung cấp thêm nhiều thông tin khác. Chị Ly và chồng của cô gái ngồi trong xe là bạn bè quen biết, sống cùng phường trong một gia đình có địa vị.
“Tôi biết rõ cô ấy vì tôi là bạn của chồng cô ấy. Hôm nay, sau khi xảy ra sự việc, dì ruột của cô ấy có đến nhà tang lễ cũng xác nhận với gia đình tôi là cô ấy lái xe. Gia đình họ muốn né đi nhưng tôi bảo cái gì ra cái nấy, đúng thì thôi”, chị Ly chia sẻ với Trí thức trẻ.
Tối 29/2, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban An toàn giao thông TP Hà Nội, đã đến thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân Trần Việt Tiến (64 tuổi), Trần Gia Hân (6 tuổi), trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, trong vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc xảy ra tại phố Ái Mộ sáng cùng ngày.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết đã chỉ đạo Công an Thành phố phối hợp với Công an quận Long Biên nhanh chóng điều tra làm rõ vụ tai nạn và khởi tố, xử lý đối tượng gây tai nạn, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.
Video đang HOT
Theo Đai Đoan Kêt
Tòa nhà 8B Lê Trực 'cắt ngọn' mất bao lâu?
Chuyên gia cho rằng, để "cắt" phần xây dựng sai phép của tòa nhà 8B Lê Trực phải cần hàng chục công nhân làm liên tục trong 5 tháng mới xong..
Ai chịu chi phí tháo dỡ?
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND quận Ba Đình về đề nghị xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực.
Theo văn bản này, Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Ba Đình yêu cầu chủ đầu tư lập phương án phá dỡ bộ phận công trình vi phạm gửi UBND quận để chỉ đạo thực hiện.
Việc phá dỡ phải đảm bảo theo các nguyên tắc an toàn cho người và công trình lân cận, vệ sinh môi trường. Đồng thời, quá trình phá dỡ phải được giám sát chặt chẽ để ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Tòa nhà 8B Lê Trực bị yêu cầu tháo dỡ phần sai phép
Đối với chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề nghị UBND quận Ba Đình chỉ đạo UBND phường Điện Biên phối hợp với đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình tiếp tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn, đình chỉ thi công tại công trình.
Trong trường hợp chủ đầu tư không trình phương án phá dỡ và thực hiện phá dỡ theo quy định, Sở Xây dựng đề nghị UBND quận Ba Đình ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ, chỉ định tổ chức tư vấn lập phương án phá dỡ, chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí.
Các luật sư cũng cho rằng, việc tháo dỡ phần sai phép của công trình 8B Lê Trực thì các khoản phí phá dỡ chủ đầu tư sẽ phải chịu. Đồng thời, chủ đầu tư phải có trách nhiệm trả lại, hoặc bồi thường cho khách hàng số tiền đã nộp để mua căn hộ đúng hợp đồng giữa hai bên.
Sở Xây dựng cũng đề nghị UBND quận Ba Đình rà soát, báo cáo kết quả về việc xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra vi phạm tại công trình 8B Lê Trực gửi Sở để tổng hợp theo chỉ đạo của UBND thành phố.
"Cắt ngọn" tòa nhà 8B Lê Trực trong thời gian bao lâu?
Kỹ sư Trương Văn Hải, Giám đốc Cty CP Đầu tư xây dựng dân dụng Bắc Nam - một đơn vị chuyên về phá dỡ các công trình xây dựng nói trên Tiền phong, khi cắt ngọn tòa nhà cần xem lại thiết kế, đánh giá lại kết cấu.
Kỹ sư Hải cũng nhận định, để tháo dỡ công trình này theo đúng giấy phép, cần hàng chục công nhân làm việc trong khoảng 5 tháng trở lên. "Thời gian phá dỡ tùy theo diện tích sàn của tòa nhà, nếu thực hiện tháo dỡ công trình 8B Lê Trực đúng như giấy phép, dự tính cần hàng chục công nhân, làm việc trong thời gian khoảng 5 tháng trở lên mới xong" - ông Hải nói.
Đánh giá về việc tháo dỡ công trình này, theo các chuyên gia, chiểu theo các sai phạm của tòa nhà 8B Lê Trực, nếu tháo dỡ các phần sai phạm thì công trình sẽ tan tành. "Vì ngoài hạ độ cao 16m xây vượt, công trình phải cắt khoảng lùi ở các mặt của tòa nhà", báo Tiền phong dẫn lời TS Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng nhà nước về chất lượng xây dựng (Bộ Xây dựng).
Theo ông Chủng, việc phá dỡ này sẽ ảnh hưởng đến kết cấu, do đó, việc thực hiện phá dỡ phải nghiên cứu kĩ tác động để đảm bảo an toàn công trình, an toàn cho khu dân cư, vật liệu xây dựng lẫn tiếng ồn, ô nhiễm...
Nguyên Cục trưởng Cục Giám định chất lượng nhà nước về chất lượng xây dựng thông tin, ở các nước khá hầu như không có việc cắt ngọn công trình, thường chỉ kéo sập, phá hủy toàn bộ tòa nhà, chỉ có Việt Nam thường xuyên xảy ra việc để chủ công trình xây sai xong, lại phải cắt ngọn...
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây Dựng cũng nói trên báo Tiền phong rằng, các nước phát triển đều có quy định chặt chẽ về xây dựng, khó có thể xây vi phạm...
Sai phạm của Tòa nhà 8B Lê Trực: Chiều cao cho phép: 53m
Chiều cao thực tế: 69m Diện tích sàn cho phép: gần 30.000 m2
Diện tích sàn thực tế: khoảng 36.000 m2 Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội
Theo Người đưa tin
Phó công an xã bị cây cổ thụ đổ đè chết Sau nhiều ngày điều trị, tối 5/6, một phó trưởng công an xã ở tỉnh Quảng Nam đã tử vong và được người thân đưa về nhà lo hậu sự. Trưa 6/6, bà Trần Thị Phương, Chủ tịch UBND xã Tam Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cho biết do bị cây cổ thụ ngã đè, một cán bộ công an của...