Đi rừng, người phụ nữ bị ong đốt nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đang tích cực cứu chữa bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ nguy kịch khi bị ong đốt.
Ngày 12/8, bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận trường hợp bệnh nhân L.T.T. (17 tuổi, ở xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc) vào viện trong tình trạng rối loạn tri giác, khó thở, mạch nhanh, tụt huyết áp kèm nổi ban đỏ toàn thân. Người nhà cho biết, chiều cùng ngày, bệnh nhân đi rừng không may bị ong đất (còn gọi là ong bắp cày) đốt nhiều vết vào đầu và mặt. Sau đó xuất hiện nổi ban, sưng, đỏ khắp cơ thể.
Bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi bị ong đất (ong bắp cày) đốt đang được chăm sóc, điều trị tích cực
Video đang HOT
Các bác sỹ đã thăm khám, làm các xét nghiệm và xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc chống sốc, truyền dịch, vận mạch liều cao, giảm đau…
Các bác sĩ khuyến cáo khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi bị ong đốt, kiến đốt, sau sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống xuất hiện nổi ban đỏ toàn thân, ngứa kèm khó thở, đau bụng, buồn nôn, nguy kịch hơn là tình trạng rối loạn ý thức, tụt huyết áp, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời.
Người dân khi đi rừng cần trang bị mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín để tránh bị ong, kiến và các loại côn trùng khác cắn, đốt.
Người đàn ông phải cấp cứu sau bữa ăn một mình tại nhà
Sau ăn 30 phút, ông T. xuất hiện dấu hiệu tê lưỡi, buồn nôn và khó thở. Gia đình đã vội vàng đưa đi cấp cứu nhưng bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, ngừng thở.
Ông H.Đ.T. (68 tuổi, trú tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) được người nhà đưa vào viện cấp cứu do ngộ độc ấu tẩu.
Theo gia đình, ông T. mua củ ấu tẩu ở chợ về nấu canh ăn một mình. Khoảng 30 phút sau bữa ăn, người đàn ông này xuất hiện triệu chứng tê miệng lưỡi, chân tay, buồn nôn và nôn nhiều, khó thở. Gia đình nhanh chóng đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cấp cứu.
Nam bệnh nhân đang được bác sĩ theo dõi tại bệnh viện. Ảnh: BSCC.
Ngay sau khi bệnh nhân nhập viện, các bác sĩ đã nhanh chóng xử trí bóp bóng oxy, ép tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, sốc điện và sử dụng thuốc chống rối loạn nhip tim, truyền dịch, điều trị rối loạn điện giải, thuốc trợ tim nâng huyết áp. Sau 3 ngày điều trị tích cực, ông T. đã tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang - cho biết củ ấu tẩu thường được dùng ngâm rượu để xoa bóp khi bị đau do viêm khớp, viêm dây thần kinh.
Loại củ này có chứa nhiều độc tố nên những người có kinh nghiệm mới chế biến được. Người dân không nên tự ý sử dụng vì có thể sẽ gây ngộ độc.
Triệu chứng ngộ độc củ ấu tẩu bao gồm tê miệng và lưỡi, tê cóng đầu chi, chẩy nước rãi, rối loạn tiêu hóa, khó thở, co giật. Người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí.
Tại Tuyên Quang, các bác sĩ đã ghi nhận có trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thậm chí tử vong do tự ý sử dụng củ ấu tẩu. Lưu ý, người nhà tuyệt đối không giữ bệnh nhân bị ngộ độc theo dõi tại nhà hoặc tự điều trị theo các biện pháp truyền miệng, có thể gây co giật, suy hô hấp, tử vong.
Cứu sống bệnh nhân bị ong bắp cày đốt nguy kịch Trong lúc dọn dẹp cỏ, người phụ nữ 62 tuổi ở tỉnh Bạc Liêu bị ong bắp cày đốt trên 50 vết dẫn đến sốc phản vệ cấp, nguy kịch. Tối 23/11, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu (gọi tắt là BV Thanh Vũ) cho biết vừa cứu sống nữ bệnh nhân T.H.C (SN 1961, ngụ phường 1, TP Bạc...