Đi ra ATM rút tiền mua đồ ăn bị phạt 1 triệu, đúng hay sai?
Chỉ thị 16 tại TP.HCM yêu cầu người dân chỉ ra đường khi thật sự cần thiết như: mua lương thực, thuốc men, cấp cứu… Vậy người dân có được đi ra cây ATM rút tiền mua đồ ăn?
Tổ công tác phòng, chống dịch phường 7, quận Phú Nhuận tại chốt giao lộ đường Phan Xích Long – Hoa Sứ – Ảnh: MINH HÒA
Anh Vũ Minh Nhật (22 tuổi, ngụ tỉnh Kiên Giang) phản ánh lúc 15h ngày 10-7, anh đi từ nhà (địa chỉ số 7M đường số 14, phường 3, quận Bình Thạnh) đến trụ ATM của Sacombank trên đường Phan Xích Long (phường 7, quận Phú Nhuận) để rút tiền đi mua thực phẩm.
Khi còn cách ATM khoảng 10m thì anh bị cán bộ chốt kiểm dịch COVID-19 tại giao lộ Phan Xích Long – Hoa Sứ yêu cầu dừng xe. Anh đã giải thích mình đi rút tiền mua thực phẩm nhưng vẫn bị lập biên bản phạt 1 triệu đồng lỗi ra đường không có lý do chính đáng.
“Tôi có giải thích là tôi hết tiền và nhà hết đồ ăn, tôi cũng đang thất nghiệp, tôi chỉ đi rút tiền để mua thực phẩm…” – anh Nhật nói. Anh cũng cho biết sau khi bị lập biên bản, anh đi bộ tới ATM rút 2 triệu (trong thẻ chỉ còn hơn 2 triệu) đóng phạt tại chốt rồi đi về mà không nhận được biên lai phạt.
Phạt người ra ngoài đường trong trường hợp này đúng hay sai?
Video đang HOT
Bà Nguyễn Huỳnh Hải Đăng – chủ tịch UBND phường 7 (quận Phú Nhuận) – cho rằng lúc anh Nhật làm việc với tổ công tác thì không nêu được lý do ra đường, vì vậy phường phạt 1 triệu đồng.
Sau khi đóng phạt, anh đi về rồi quay lại cùng vài người nhà, yêu cầu tổ công tác giải đáp thắc mắc về lỗi của Nhật. Lúc đó người nhà anh Nhật có quay clip lại rồi đăng lên mạng. Thông qua clip, phường biết được anh Nhật đi rút tiền để qua siêu thị Co.op Mart Rạch Miễu mua thức ăn.
Theo bà Hải Đăng, hiện nay các siêu thị đều cho phép thanh toán qua thẻ ngân hàng không cần phải đi rút tiền mặt. Trong khi ngay sau lưng chỗ ở của anh Nhật cũng có cửa hàng Bách Hóa Xanh, cho phép thanh toán qua thẻ.
Bà Hải Đăng cho rằng anh Nhật hoàn toàn có thể mua lương thực, thực phẩm tại địa bàn phường 3, Bình Thạnh. Còn chốt anh Nhật gặp là chốt ngăn với phường 7, quận Phú Nhuận và phường 3, quận Bình Thạnh.
“Căn cứ công văn 2279 của UBND TP thì lý do người này đưa ra là từ phường 3, quận Bình Thạnh đi rút tiền và mua thực phẩm ở phường 7, quận Phú Nhuận là không chính đáng, không thực tế, thiết yếu…” – bà Hải Đăng nói.
Nhận định về trường hợp này, luật sư Nguyễn Huy Việt cho rằng phường 7 phạt anh Nhật là không đúng, có sự ngộ nhận về tinh thần chỉ đạo của công văn 2279. Theo quy định nội dung công văn vẫn cho phép người dân ra đường mua lương thực, cấp cứu… Nội dung công văn không có giới hạn địa giới hành chính mà người dân có thể di chuyển.
“Nhu cầu rút tiền mặt để mua lương thực của anh Nhật là hoàn toàn chính đáng. Người dân cần tiền mặt để thanh toán cho rất nhiều nhu cầu khác như đổ xăng, mua thuốc men…” – luật sư Huy Việt phân tích.
Không đưa biên lai đóng tiền phạt là sai
Giải thích thêm việc chưa đưa biên lai phạt, bà Nguyễn Huỳnh Hải Đăng cho biết có hẹn anh Nhật ra phường lấy nhưng anh Nhật chưa lấy và phường vẫn còn giữ.
Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Huy Việt, việc tổ công tác không xuất biên lai đóng tiền phạt cho người vi phạm là sai. Theo quy định thì cơ quan chức năng phải mang theo biên lai để xử phạt nóng, trực tiếp người vi phạm.
Thanh Hóa tìm người đi chuyến bay có 4 ca dương tính nCoV về từ TPHCM
Bốn người mắc Covid-19 ở huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa làm việc tại chợ cá Bình Điền, phường 7, quận 8, TPHCM trở về quê.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, đêm qua, sau khi ghi nhận chùm ca bệnh Covid-19 (5 người) tại huyện Vĩnh Lộc, ngành y tế của tỉnh đã tới hiện trường chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại địa phương này.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Vĩnh Lộc, huyện ghi nhận 5 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở trong khu cách ly.
Trong đó, có 4 ca dương tính mới là công dân ở xã Vĩnh Yên. Những người này cùng làm việc tại chợ cá Bình Điền, phường 7, quận 8, TPHCM và ở trọ cùng nhau.
Ngành y tế Thanh Hóa kiểm tra, chỉ đạo ngay trong đêm
Các bệnh nhân nêu trên từ TPHCM trở về trên chuyến máy bay VN286, hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội lúc 22h40 ngày 3/7.
Đến 23h00, ngày 3/7, các bệnh nhân và 4 người khác cùng địa chỉ thuê xe taxi di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến huyện Vĩnh Lộc lúc 2h15 ngày 4/7 và được đưa đi cách ly tập trung.
Ngoài ra, huyện Vĩnh Lộc cũng ghi nhân 1 trường hợp tái dương tính nCoV. Người này làm việc tại KCN Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.
Ngày 26/5, bệnh nhân được lấy mẫu và có kết dương tính với SARS-CoV-2. Ngày 27/5, được đưa đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 2 tỉnh Bắc Giang.
Đến ngày 2/7, bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện và được vận chuyển bằng xe cấp cứu của huyện Thọ Xuân về tới khu cách ly tập trung huyện Vĩnh Lộc lúc 20h cùng ngày.
Theo CDC Thanh Hóa, tính đến sáng nay, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc gần như chưa phát hiện ca F1, F2. Tất cả những người từ tỉnh khác trở về địa phương đều được cách ly, giám sát nghiêm ngặt.
Tối qua (5/7), CDC Thanh Hóa cũng đã phát thông báo tìm người liên quan đến chuyến bay VN 286 từ TPHCM về Sân bay Nội Bài lúc 22h ngày 3/7 liên quan đến các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 vừa ghi nhận
Quán xá ở Thủ Dầu Một đóng cửa im lìm sau lệnh cách ly y tế Chỉ còn cửa hàng bán thực phẩm, thuốc men mở cửa, các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết ở TP Thủ Dầu Một được yêu cầu tạm dừng hoạt động. Ngay sau khi phát hiện trường hợp sinh viên N.T.M.A. (19 tuổi, Đại học Thủ Dầu Một) dương tính với SARS-CoV-2, cơ quan chức năng TP Thủ Dầu Một (Bình...