Đi qua những ngày tự lau nước mắt cho mình
Trải qua những đổ vỡ, trái tim chẳng còn đủ dũng khí để bất cứ ai bước vào, nhưng đôi khi ta thèm yêu, thèm được vỗ về nỗi đau, nhưng rồi lại sợ thương tổn, sợ chia ly.
Dù ta có cố ngụy biện trái tim với những vết thương do cuộc tình trước để lại thì trên cuộc đời này có ai không muốn yêu và được yêu? Nhưng rồi khi trải qua những đổ vỡ, niềm tin cũng tan tành thì ta cũng chẳng còn đủ dũng khí để chủ động bước đến bên một ai đó.
Cứ chần chừ, đau đáu vì hơn hết ta sợ thêm một lần nữa tổn thương. Có những ngày yếu đuối đến lạ, những lúc như thế cũng thèm được chở che bởi một bàn tay ấm áp, nhưng nghĩ đến nỗi đau từng nếm trải bất chợt ta chững lại. Tình yêu suy cho cùng chỉ là lời hứa, lắm người quên sao ta cứ nhớ làm gì?
Ta không dịu dàng, cũng chẳng đủ thông minh để có thể giữ chân một người cạnh bên thật dài lâu.
Vùi mình vào công việc, những phút giây rảnh rỗi thì lang thang dạo phố cùng chiếc head phone bật thật to bản nhạc yêu thích hay cùng hội bạn thân làm những việc điên rồ rồi cười thật thoải mái. Cuộc sống của một cô gái độc thân, đã từng đau khổ vì yêu chỉ thế thôi.
Đã từng mong chờ sự quan tâm từ một người nào đó, mỗi tối khi đã xong xuôi mọi thứ chỉ cần tiếng chuông điện thoại vang lên là lao tới. Nhưng lại vờ như không bận tâm, vờ lạnh lùng như một tảng băng, ta tự tạo cho riêng mình một lớp bọc mạnh mẽ đầy giả tạo. Ta luôn tạo ra những khoảng cách, rào cản ngăn chính mình và người ấy đến với nhau.
Bởi tất thảy tổn thương từng rớm máu ngày xưa, ta vẫn sợ yêu. Yêu rồi chia tay, lại phải tập cách để quên đi một người. Lại có khi trong lòng trống rỗng vô cùng, nghĩ rằng sẽ có thể dốc hết tâm can mà kể lể một lần yếu đuối. Nhưng tìm khắp danh bạ, lướt hết Facebook cũng không có một ai đủ tin tưởng để thở than mối tơ vò trong lòng.
Ta đâu muốn ôm mãi những nỗi đâu trong tim, mà bởi cảm giác chia ly nó đã hằn sâu vết thương trong tâm khảm. Chẳng đủ sức để níu kéo, cũng không còn gì để giữ lấy tình cảm trong ngần như thưở ban đầu mới biết yêu. Hơn hết, ta sợ những cãi vã, sợ sự im lặng đến dửng dưng và sợ rằng bản thân sẽ quá quen với sự xuất hiện của một người trong cuộc sống vốn dĩ nhiều nỗi buồn của chính ta.
Ta không dịu dàng, cũng chẳng đủ thông minh để có thể giữ chân một người cạnh bên thật dài lâu. Và hơn hết ta sợ sự vô tâm, sợ nước mắt rơi chẳng kéo lại nổi bên mình một nụ cười chân thật từ đáy lòng. Nụ cười méo mó ngày chia xa, cười chưa chắc đã vui, có gì khó chịu hơn khi trên môi cố nở nụ cười nhưng trong tim đang nổi bão.
Video đang HOT
Đi qua những ngày tự lau nước mắt cho mình, tự vỗ về niềm đau nhói tim, và cũng khổ sở đếm từng ngày để quên đi chuyện cũ, người cũ, kí ức cũ. Ta cũng chỉ là con gái, nặng lòng với tình yêu rồi cũng phải mạnh mẽ để bảo vệ trái tim mình.
Và sau những đổ vỡ ấy, ta học được cách che giấu cảm xúc thật sâu, lao đầu vào công việc để bản thân không còn thời gian nghĩ đến chuyện tìm một ai đó để yêu.
Những ngày trời hanh hanh gió nổi, thèm lắm một lời hỏi han, an ủi, thèm một bàn tay đan cài, thèm một bờ vai tựa vào mà khóc hết ấm ức, tủi hờn bấy lâu, rằng ta không đủ mạnh mẽ nữa, không muốn một mình nữa.
Trái tim chỉ dành cho một người duy nhất đã thuộc về dĩ vãng, một mối tình xa lắc xa lơ từ thưở nào nhưng vẫn không gom đủ dũng khí để buông bỏ.
Chỉ mong một người đủ kiên nhẫn, đủ sự chờ đợi và đủ dịu dàng để xoa dịu vết cắt sâu hoắm, dìu ta bước qua những ngày chênh vênh nỗi đau này. Để những thương tổn lành sẹo, để ta có thể an yên mà trút bỏ lớp mặt nạ mạnh mẽ tự mình ngụy trang suốt năm dài tháng rộng ấy…
Theo guu.vn
Thế gian nào thiếu câu chào, vậy sao nhất thiết phải "mào" chuyện chồng con?
Cứ 1 mét vuông lại có một người hỏi chuyện chồng con, thì cuộc sống của một cô gái gần 30 tuổi sẽ phải trở nên như thế nào? Bất hạnh ư? Không thì tại sao lại cần hỏi câu đó?
Cơm ăn ba bữa chẳng lo đủ, nhưng cứ gặp nhau là vẫn câu một câu hỏi không nhỏ: "Bao giờ lấy chồng?". Chuyện trọng đại thì nhớ nhớ quên quên, nhưng câu hỏi "Khi nào cho ăn cỗ?" lại nhất nhất cứ phải hùa nhau hỏi chẳng thiếu lần nào. Xã hội này sao ấy nhỉ? Khi mà người ta cứ đem chuyện chồng con ra như một câu vô thưởng vô phạt, gặp nhau chẳng hỏi thăm nhau sống ra sao, yêu đời thế nào, đã lôi chuyện riêng tư ra bới móc hay phán xét là sao?
Cô bạn tôi vừa ngồi xuống bàn café đã vứt túi sang một góc, thở hắt ra rồi nói một câu cáu kỉnh: "Bực mình quá! Cứ lần nào về quê là chắc cả làng kéo đến hỏi chuyện chồng con! Không về cho rồi!". Và tôi biết, sau lần ấy, cô bạn sẽ tránh về nhà, tránh gặp bà con - cách tốt nhất để không phải trả lời những câu ấy nữa.
Ngồi quán trà đá, nếu bạn cỡ tuổi lấy chồng, bạn sẽ vinh dự được cô chú bán trà đá hỏi. Hoặc khi tâm trạng tốt, ăn mặc đẹp ra đường, gặp bác hàng xóm lại bị hỏi một câu, rằng đến tuổi rồi đấy, lấy chồng đi. Gặp bà con dịp giỗ chạp lễ tết, chưa quá lứa lỡ thì đã bị hỏi, mà "trót" vượt ngưỡng 30 nhưng vẫn đi về lẻ bóng lại càng bị hỏi tợn. Cấp độ những lần hỏi càng ngày càng gắt gao, khiến cho nó biến thành một nỗi ám ảnh, một nỗi sợ hãi đối với mỗi cô gái-độc-thân-hoặc-thích-độc-thân.
Tôi hiểu cảm giác ấy, tôi cũng vừa bị hỏi câu ấy cách đây vài giờ, bởi một người chẳng-mấy-thân-thiết, chỉ biết mặt sơ sơ vì hay ngồi bàn đối diện ở quán phở chứ chẳng lấy làm quen biết sâu xa gì, hỏi một câu tương tự. Chắc hẳn rất nhiều bạn gái đọc đến đây sẽ hình dung ra được cảm xúc của tôi, đó là muốn chôn vùi tất cả thế giới này, khi mà cứ 1m2 lại có một người hỏi chuyện chồng con, thì cuộc sống của một cô gái gần 30 tuổi sẽ phải trở nên như thế nào? Bất hạnh ư? Không thì tại sao lại cần hỏi câu đó?
"Có đến nỗi nào đâu, sao không có thằng nào rước?"
"Gần 30 tuổi đầu rồi, không chồng con thì định bao giờ?"
"Ế đến già cho sáng mắt ra!"
"Kén cá chọn canh làm gì, thấy ai phù hợp thì lấy đi, hết tuổi mơ mộng rồi!"
"Bao giờ lấy chồng?" - Đã trở thành câu chào hỏi quốc dân từ bao giờ vậy?
"Cái A bằng tuổi nó lấy chồng rồi đấy, còn thằng B nhà bác C ít tuổi hơn mày con bồng con bế đủ nếp đủ tẻ rồi!"
"Ở quê tuổi này mà chưa chồng người ta lập miếu thờ rồi!"
Tốt thôi, những câu hỏi điển hình đó, nghe thì có vẻ như là quan tâm, nhưng nó lại có một sức sát thương khủng khiếp đối với những người phải-nghe-mỗi-ngày!
Có phải là thực sự quan tâm không hay chỉ là bới móc hoặc tiện thì hỏi cho vui? Hoặc nếu quan tâm thật đi chăng nữa thì sao? Chuyện hôn nhân là chuyện muốn là được à? Thế bây giờ muốn lấy chồng mà không có chú rể thì ai phát cho?
Nếu có thể bình chọn câu nói vô duyên nhất thời đại, tôi sẽ vote 10000 phiếu cho câu "Bao giờ lấy chồng?". Ừ thì chuyện đại sự của đời người là thành gia lập thất, nhưng chưa có thì có chết người không, có đẩy ai vào cảnh bi đát không, có khiến xã hội này chậm phát triển đi không? Chắc chắn là không!
Nhưng thế giới vốn tươi đẹp này bỗng chốc biến thành một chiến trường sinh tử. Bởi quanh đi quẩn lại, ra đường hay ở nhà, đến công ty làm việc hay gặp người quen, bạn đều có thể bị họ biến thành một quả bom nổ chậm khi bắt đầu mỗi câu chuyện không phải là hỏi thăm xem bạn có khỏe không, mà là có ai rước bạn đi chưa?
Ô, tôi biết là tôi ế mà, tôi cũng biết là tôi độc thân mà. Các người có nhất thiết cứ phải xoáy vào nỗi lòng tôi như thể những cô gái như tôi là một sinh vật cần được giải cứu như vậy không? Chuyện lấy chồng là vấn đề tế nhị, sao mọi người cứ nỡ lòng quên nhỉ? Khơi gợi nỗi đau của người khác để được gì?
Không thể hiểu nổi tại sao, chuyện lấy chồng của một cá nhân lại trở thành chủ đề bới móc, dị nghị và thậm chí là nỗi bức bách của cả một cộng đồng người. Nơi mà đến tuổi lập gia đình vẫn đi về lẻ bóng được họ cho là một chuyện li kỳ đến nực cười, nơi mà chỉ cần vượt ngưỡng tuổi 25 mà vẫn độc thân là điều gì đó đáng sợ lắm, nơi mà cho dù bạn có muốn hay không, vẫn bị liệt vào dạng "ế sưng ế sỉa" và bị hỏi những câu chồng con than thở để rồi chê bai miệt thị rằng "Tại sao mặt mũi sáng sủa, công việc ổn định mà vẫn chưa chồng?". Và rồi hàng ti tỉ những thắc mắc khác xoay quanh chuyện hôn nhân, giục giã chuyện yêu đương, mà bạn muốn hay không vẫn phải lắng nghe và trả lời.
Người ta cần phải lấy chồng đến thế ư? Lấy chồng rồi thì sao? Chỉ vì quan điểm xã hội, vì ánh mắt người đời mà phải nhắm mắt đưa chân lấy đại một người về làm chồng cho phải đạo? Để rồi hạnh phúc không có, lại phải vùi mặt vào đủ thứ trách nhiệm mệt nhoài, những áp lực sinh nở kèm đủ thứ lo toan. Có những người phụ nữ trầm cảm đến tự tử rồi, vậy tại sao lại bắt chúng tôi phải sống cuộc đời chúng tôi chưa muốn, chỉ vì cái lý do "đã đến tuổi lấy chồng"?
Vì chưa thích, vì chưa sẵn sàng, vì chưa tìm được người phù hợp hay đơn giản chỉ là chưa nghĩ đến. Người độc thân người ta chưa sốt ruột, ấy vậy mà xã hội đã lo lắng thay. Từ những người gần gũi nhất đến cả những ánh mắt soi mói của người chẳng thân thiết mấy, cũng trở thành một chủ đề nóng hơn cả scandal trên mặt báo. Giới hạn chịu đựng của mỗi người đều có hạn, khi bị tác động bởi những điều tàn nhẫn ấy, có mấy ai vượt qua được!
Nực cười thay, hạnh phúc không bao giờ được đặt lên trên, người ta chỉ vì những thứ vỏ bọc đẹp đẽ và dùng cái từ "quy luật" để thúc giục, mỉa mai, dồn ép những cô gái, phải lấy chồng đi, trong khi bản thân họ cảm thấy chưa sẵn sàng. Liệu rằng có ai trước khi bật ra câu hỏi đầy vô tâm ấy, có thể nghĩ ngợi một chút, rằng bản thân cô gái được hỏi có thấy hạnh phúc không.
Ai cũng mưu cầu tình yêu, ai cũng muốn có một người đồng hành đi đến hết cuộc đời, để có thể dựa vào lúc mỏi mệt, để có thể cùng vượt qua những khó khăn và yêu thương nhau. Nhưng người đó có thể vì lý do nào đó mà chưa xuất hiện, chẳng lẽ, họ phải tạm bợ lấy một người mà gia đình và những người xung quanh cho là phù hợp hay sao?
Thôi nào, xã hội này khó khăn lắm, việc sinh tồn cũng trở nên nhọc nhằn, vậy thì cứ lo đủ cơm ăn ba bữa trước đã, còn hạnh phúc của ai, họ tự lo, đừng hỏi làm gì, nhé!
Theo afamily.vn
Đến một độ tuổi nào đó, người ta không còn nằng nặc cần tình yêu, họ chỉ cần ở bên người tử tế Khi trái tim đã không còn đủ chỗ để khắc thêm những vết thương, khi những chặng đường từng qua đã đủ đầy sóng gió, người ta không thèm những cảm xúc thăng trầm thất thường, họ cần một cảm giác an yên và bình lặng. Tình yêu không phải là không khiến người ta mệt nhọc. Những thứ có khả năng mang...