Đi phượt vùng cao xem tuyết rơi, những hiểm nguy rình rập
Lái xe dưới trời lạnh, xuất hiện băng, tuyết tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà có thể các tài xế không lường trước được.
Băng, tuyết là hiện tượng hiếm gặp tại Việt Nam. Tuy nhiên khi miền Bắc đang chìm trong đợt rét nhất từ đầu đông, tại các khu vực núi cao ở một số địa phương miền núi như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Xín Cái (Hà Giang), Phia Oắc (Cao Bằng), Y Tý (Lào Cai), đèo Ô Quy Hồ (nằm trên Quốc lộ 4D từ Sa Pa đi Lai Châu) đã xuất hiện băng giá. Những địa điểm này bất ngờ thu hút sự chú ý của nhiều người, muốn tới tận nơi để chiêm ngưỡng.
Tuy nhiên, hầu hết các tài xế chưa có nhiều kinh nghiệm khi đi trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt này, sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.
Mặt đường đóng băng, trơn trượt rất dễ xảy ra tai nạn
Trao đổi với PV, anh Phương Minh Tuân, giảng viên đào tạo lái xe Trung tâm Victoria (Hà Nội) cho biết, điều kiện thời tiết có băng, tuyết rất khắc nghiệt và chỉ xuất hiện ở các vùng miền núi phía Bắc. Vì vậy, lái xe trong điều kiện khí hậu này rất khác và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn hơn so với bình thường. Mà đa phần các tài xế hầu như không có kinh nghiệm lái xe ở điều kiện đường gặp phải băng tuyết, khắc nghiệt như vậy.
Cũng theo anh Tuân, lái xe trong điều kiện thời tiết có băng, tuyết sẽ gây cản trở tầm nhìn, đặc biệt đường đối núi lại càng nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu chỉnh điều hoà không phù hợp có thể khiến kính lái bị mờ ở bên trong, rất khó quan sát.
Video đang HOT
Thêm vào đó, khi đường bị đóng băng sẽ giảm ma sát giữa lốp xe với mặt đường, dễ gây ra hiện tượng trượt bánh nếu phanh gấp. Khi này, xe dễ mất lái và tai nạn hoàn toàn có thể xảy đến. Tai nạn xảy ra ở khu vực đường đồi núi lại càng nguy hiểm.
“Hiện nay, có một số công nghệ hỗ trợ người lái để điều khiển xe dễ hơn ở những loại địa hình đường bị đóng băng, tuyết. Tuy nhiên các công nghệ này chỉ có trên những mẫu xe đắt tiền còn xe bình dân giá rẻ hầu như không có. Vì vậy, tài xế nên hạn chế di chuyển khi gặp điều kiện thời tiết băng, tuyết khắc nghiệt. Nếu phải di chuyển thì nên đi chậm trong điều kiện tầm quan sát được đảm bảo, tránh phanh gấp, cua gấp”, anh Tuân nói thêm.
Hầu hết ô tô ở Việt Nam đều không có chế độ hỗ trợ đi đường bị băng, tuyết bao phủ
Trước tình hình xuất hiện băng giá, có thể đóng băng mặt đường, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo người dân, du khách cần chủ động lộ trình khi di chuyển trên các cung đường đèo, dốc, vùng núi cao trong những ngày tới.
Người dân nên hạn chế và có thể ngừng lưu thông khi đường đóng băng, trơn trượt vì hệ thống an toàn của xe, nhất là lốp xe tại Việt Nam không phù hợp khi di chuyển trên đường đóng băng.
Trong trường hợp phải lưu thông khi có băng tuyết, tài xế cần thận trọng, chú ý quan sát, lái xe tốc độ chậm đặc biệt là khi lên và xuống dốc. Tài xế cũng nên sử dụng đèn pha, đèn sương mù, đèn gầm khi di chuyển trên đường, lưu tâm tại các đường cong cua, đèo dốc.
Đồng thời, CSGT cũng khuyến cáo ngay cả khi di chuyển trên các tuyến đường không xảy ra băng tuyết, tài xế cũng bật đèn chiếu sáng, đèn led, đèn sương mù, chú ý quan sát, giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.
Ngoài ra, khi các tuyến đường xảy ra đóng băng, lực lượng chức năng sẽ có các biện pháp như phân luồng hoặc đóng đường hoàn toàn. Người dân và du khách cần tuân thủ hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.
Bỏ túi nguyên tắc "sống còn" khi lái xe trên đường băng tuyết
Thời điểm này, nhiều tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống thấp, tình trạng băng giá xuất hiện dày đặc.
Lái xe trong thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt trên mặt đường băng tuyết trơn trượt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vậy lái xe cần lưu ý những gì?
Nguy cơ tai nạn thường trực khi lái xe trên đường băng tuyết. Anh: T.L
Băng tuyết xuất hiện trên các đoạn đường đèo dốc vốn đã quanh co, nguy hiểm như Phja Oắc (Cao Bằng), đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa (Lào Cai) hay Lũng Cú (Hà Giang) khiến các phương tiện di chuyển thêm khó khăn. Thậm chí nhiều ôtô xe máy còn bị mất lái, trượt dài, việc xảy ra tai nạn khó tránh khỏi.
Tại Việt Nam, tình trạng thời tiết cực đoan, băng giá xuất hiện không phải thường xuyên nên nhiều lái xe còn khá xa lạ, dẫn tới lúng túng trong xử lý, đặc biệt với những người lần đầu lái xe trên đường có băng tuyết.
Mặt đường trơn trượt và tầm nhìn thấp là nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn khi lái xe trên đường băng tuyết.
Lái xe cần đặc biệt chú ý tới tình trạng "băng đen", một trong những hiện tượng nguy hiểm nhất cho việc lái xe. Khác với tuyết trắng, nước đóng băng có màu trong suốt và dễ lẫn với mặt đường màu đen nên rất khó nhận ra khiến xe mất đi độ bám và có thể trượt dài, không kiểm soát.
Để xác định được đoạn đường có "băng đen" hay không, khi di chuyển trên một đoạn đường có thời tiết lạnh giá, tuyết rơi đó là xuống kiểm tra bề mặt đường. Khi đã xác định được trên bề mặt đường có lớp băng mỏng thì lái xe cần làm một số việc sau.
Đầu tiên, lái xe cần ngay lập tức xịt bớt hơi của các lốp xe. Việc này có tác dụng làm tăng diện tích tiếp xúc của lốp xe với mặt đường, hạn chế độ trơn trượt do băng gây ra.
Tiếp theo, cần chuyển sang chế độ lái phù hợp (đối với những xe có hỗ trợ chế độ lái trên tuyết). Nếu đang sử dụng một chiếc xe dẫn động 2 cầu hoặc AWD thì hãy khẩn trương gài cầu bởi điều này sẽ giúp chiếc xe có 4 bánh chủ động và không bị trượt trên lớp băng tuyết theo quán tính.
Bên cạnh đó, người lái cần duy chuyển xe ở số thấp và tốc độ thấp. Tuyệt đối không nên đánh lái gấp vì sẽ khiến chiếc xe mất kiểm soát nhanh chóng. Lái xe chú ý quan sát bởi tầm nhìn hạn chế, duy trì khoảng cách an toàn với các xe phía trước đặc biệt trong trường hợp đi theo đoàn.
Cuối cùng, nếu không quen thuộc địa hình và cảm thấy không đủ tự tin để di chuyển trên những cung đường có băng tuyết, thời tiết cực đoan thì lái xe không nên mạo hiểm.
Cầm, chỉnh vô lăng thế nào cho đúng cách? Việc nắm vững những kĩ năng cầm - điều chỉnh vô lăng trên ô tô không chỉ giúp người lái xử l ý tình huống tốt mà còn giúp hạn chế tối đa những mối nguy hiểm trong trường hợp xảy ra va chạm mạnh khiến túi khi bung ra. Cầm vô lăng thế nào cho đúng cách khi lái xe? Nghe qua...