Đi phà biển từ Cần Giờ xuống Vũng Tàu chỉ còn 30 phút
Sau thời gian chạy thử nghiệm, ngày 4/1 tuyến phà biển đầu tiên của TP Hồ Chí Minh có đầu bến từ huyện Cần Giờ đi tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chính thức được đưa vào khai thác.
Tuyến phà biển xuất phát từ bến Tắc Suất ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ có bến cuối đặt gần trụ sở cảng vụ hàng hải Vũng Tàu….
Phà biển được thiết kế chở cả hành khách và hàng hóa với hai thân, dài 45 m, rộng 10 m, tốc độ tối đa 24 hải lý, khoảng 43 km/giờ. Theo đơn vị khai thác, thời gian đầu sẽ bố trí 2 Phà biển cỡ lớn, chở được 350 người, 20 ôtô, 100 xe máy và hàng hóa mỗi chuyến. Hàng ngày sẽ có 24 chuyến chạy ngược, xuôi trên hành trình với thời gian cách nhau 60 phút mỗi chuyến.
Với chiều dài tuyến là 15 km, tuyến phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu dự kiến mức giá vé đối với khách đi phà là 70 nghìn đồng/người; Phí xe máy và xe đạp là 50 nghìn đồng/xe và xe đạp sẽ được đơn vị khai thác miễn phí trong thời gian đầu. Xe ô tô 4 chỗ và xe bán tải giá vé là 350 nghìn đồng; ôtô từ 7 đến 20 chỗ giá vé là 450 nghìn đồng; từ 20-26 chỗ 600 nghìn đồng và xe từ 26 chỗ trở lên giá vé là 800 nghìn đồng/xe. Xe tải dưới 3 tấn giá vé khoảng 400 nghìn đồng, xe tải từ 8 tấn trở lên giá vé lên đến 1 triệu đồng/lượt.
Phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu
Theo ông Nguyễn Quốc Chánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc Chánh, chủ đầu tư dự án, thay vì đi bằng đường bộ mất hơn 3 giờ như trước nay, thì với tuyến và phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu, người dân TP Hồ Chí Minh chỉ còn mất khoảng 30 phút để đến Vũng tàu. Ngoài ra, tuyến phà biển này còn tạo thuận lợi cho hành khách đi từ Long An, Tiền Giang đến Vũng Tàu và ngược lại. Thay vì phải đi đường bộ qua tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, người dân 2 tỉnh Long An, Tiền Giang chỉ cần đi từ huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An qua phà Cần Giờ – Cần Giuộc rồi đi tiếp khoảng 40 km đến bến Tắc Suất để đi Vũng Tàu.
Video đang HOT
Tại lễ khai trương, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong cho rằng, việc đưa vào khai thác tuyến phà biển Cần Giờ – TP Vũng Tàu phù hợp định hướng phát triển của TP Hồ Chí Minh. Đây là một trong những dự án quan trọng đáp ứng nhu cầu đi lại, kết nối giao thương, vận tải hàng hóa, phát triển kinh tế – xã hội, du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Để đảm bảo an toàn cho hành khách đi lại trên tuyến, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong đề nghị các đơn vị liên quan phải đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an ninh trật tự; thực hiện nghiêm các quy định giao thông đường thủy, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ hành khách.
Phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu đã sẵn sàng hoạt động
Sở GTVT TP.HCM cùng các đơn vị liên quan đã thống nhất ngày khai trương và phương án vận hành tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu.
Chiều 16-12, Sở GTVT TP.HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp bàn về phương án khai trương và vận hành tuyến phà biển Cần Giờ (TP.HCM) - Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu sẽ được khai trương vào ngày 29-12. Ảnh: Chủ đầu tư cung cấp
Bến, phà biển đã sẵn sàng
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quốc Chánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quốc Chánh (chủ đầu tư dự án), cho biết: Hiện nay, công tác xây dựng bến phà ở huyện Cần Giờ và TP Vũng Tàu đã hoàn thiện 100%. Theo đó, tuyến phà biển này sẽ được tiến hành chạy thử vào ngày 25-12 và chính thức khai trương vào ngày 29-12.
Ông Chánh thông tin thêm, hiện nay công ty có hai phà biển đã sẵn sàng đi vào hoạt động. Đơn vị đang kê khai giá vé và thống nhất phương án giá với phía tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó, giá vé trung bình cho một người dân dao động 50.000-70.000 đồng/lượt.
"Công ty sẽ xây dựng từng loại giá vé khác nhau dành cho người đi bộ, xe máy, xe tải, ô tô con..." - ông Chánh nói.
Nói thêm về phương án giá vé, ông Hà Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý giao thông đường thủy (Sở GTVT TP.HCM), cho biết đơn vị đang xin ý kiến Sở Tài chính. Trong đó, đơn vị đề xuất sở này ban hành mức giá vé tối đa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư dự án.
Về phía tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đại diện Sở GTVT tỉnh cho hay đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra các điều kiện an toàn bến bãi của tuyến phà này. Về việc cấp phép hoạt động, phân luồng đường hàng hải sẽ được triển khai theo thủ tục.
Ngoài ra, Sở GTVT tỉnh này sẽ phát triển thêm xe điện, bãi đậu xe để tạo điều kiện cho xe buýt kết nối với tuyến phà biển này.
Hiện Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với chủ đầu tư thực hiện công tác nạo vét và đã xong khu vực luồng tàu, bến cảng. Tuy nhiên, khó khăn, vướng mắc lớn nhất là đường vào bến cảng chỉ rộng 3,5 m và đường ra cảng là 6 m.
"Sở đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tại đường ra bến cảng để người dân tiếp cận được tốt hơn. Chúng tôi sẽ quyết tâm thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông cả đường bộ và thủy" - đại diện Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khẳng định.
Tuyến phà biển quan trọng
Đại diện UBND huyện Cần Giờ cũng cho rằng phà biển là tuyến giao thông được nhiều đơn vị và người dân quan tâm. Huyện cũng thống nhất với các phương án vận hành do chủ đầu tư đề xuất. Đồng thời, huyện cũng đề xuất Sở GTVT TP.HCM về kiến nghị đầu tư taxi, xe điện phục vụ kết nối cho người dân.
Cảng vụ Hàng hải Việt Nam nhận định luồng tuyến phà biển chạy qua sẽ giao cắt với tuyến giao thông thủy huyết mạch của cả nước. Luồng biển này có số lượng tàu biển đi qua rất lớn, chiếm 45% sản lượng hàng hóa của cả nước.
"Cảng vụ đề nghị chủ đầu tư xây dựng các phương án cứu hộ, cứu nạn nếu có sự cố xảy ra để kịp thời xử lý. Các vấn đề này chủ đầu tư phải thúc đẩy làm nhanh thì mới đảm bảo ngày chạy tàu như kế hoạch" - vị đại diện Cảng vụ Hàng hải Việt Nam góp ý.
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm đánh giá phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu là tuyến giao thông vô cùng quan trọng. Cụ thể, tuyến này góp phần giảm áp lực giao thông cho đường bộ, nhất là tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây hiện đã quá tải.
Đồng thời, tuyến này cũng là mô hình phà biển đầu tiên kết hợp giữa hai địa phương theo hướng xã hội hóa do doanh nghiệp đầu tư. Trong đó, Sở GTVT TP.HCM đã chủ trương xin ý kiến UBND TP, tổ chức phê duyệt đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư.
"Đề nghị Sở GTVT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tạo điều kiện để tàu chạy đúng theo dự kiến, từ đó đảm bảo giao thông cho dịp tết Dương lịch và âm lịch" - ông Lâm nói.
Liên kết vực dậy du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Liên kết giữa TP Hồ Chí Minh, Hà Nội với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch khi gắn kết hai "đầu tàu" của phía Bắc và phía Nam với dải đất miền Trung giàu tiềm năng. Chiều 27/11, UBND TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hà Nội và UBND các tỉnh miền...