Đi nước cờ quân sự bất ngờ ở Ukraine, Mỹ khiến Nga “lạnh gáy”
Việc Mỹ tiếp tục cung cấp thêm vũ khí cho Kiev sẽ chỉ khiến tình hình leo thang căng thẳng và làm phương hại đến các nỗ lực hòa bình ở Ukraine, giới chức Nga cảnh báo ngay sau khi đặc phái viên của Mỹ Kurt Volker thông báo về kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine và tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Mỹ lại khiến Nga tức giận vì ý định cung cấp vũ khí cho Ukraine
Phát biểu với các phóng viên ở Brussels ngày hôm qua (17/12), ông Volker cho biết: “Quốc hội đã thông qua một gói viện trợ tài chính quân sự trị giá khoảng 250 triệu USD và khả năng chúng tôi sẽ bán thêm thiết bị quân sự. Trong vài tháng tới, sẽ có một số thông báo về đợt bàn giao vũ khí đầu tiên và việc này sẽ tiếp tục. Vị quan chức Mỹ đang ám chỉ đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraine – một đối thủ đang chống Nga quyết liệt.
Đặc phái viên Volker cho rằng, Ukraine “đang bị tấn công” bởi Nga và ông này ủng hộ phương Tây tăng cường sự hiện diện quân sự ở gần hoặc thậm chí bên trong Ukraine để “tăng cường khả năng nhìn rõ các hoạt động của Nga”.
Vấn đề áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt lên Nga vì vụ đụng độ hải quân hôm 25/11 ở Eo biển Kerch dường như “đang có thêm động lực” giữa các đồng minh của Washington ở châu Âu, ông Volker cho biết, ám chỉ đến việc động thái này có thể diễn ra “trong tháng tới hoặc hai tháng tới.”
Ngay sau những phát biểu trên của vị quan chức Mỹ, các nghị sĩ Nga đã lên tiếng chỉ trích gay gắt. Giới nghị sĩ Nga cho rằng, những gì ông Volker nói là mang tính phá hoại và góp phần làm leo thang căng thẳng ở Ukraine thay vì giải quyết tình hình một cách hòa bình.
“Diễn biễn này khẳng định thêm một lần nữa rằng Mỹ coi Ukraine là con rối và là nước ủy nhiệm để thực hiện những kế hoạch gây hấn nhằm vào Nga”, ông Yuri Shvytkin – Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh và Quốc phòng của Duma Nga, tức giận lên án.
Video đang HOT
“Bằng cách cung cấp cho Ukraine bất kỳ loại vũ khí nào, Mỹ đầu tiên là đang kích động leo thang căng thẳng giữa Ukraine với Nga và tất nhiên điều này sẽ không có lợi cho sự ổn định trong khu vực”, ông Shvytkin nói thêm.
Việc đề cập đến một sự hiện diện quân sự của phương Tây thực ra là động thái khiến Ukraine càng không muốn thực hiện các thỏa thuận Minsk và muốn tiếp tục kéo dài cuộc xung đột, vị nghị sĩ Nga nhận định.
Mỹ vốn là một trong những đồng minh ủng hộ mạnh mẽ nhất cho Kiev kể từ khi xảy ra vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và sau đó là cuộc nội chiến bùng phát ở miền đông Ukraine (vùng Donbass) khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Mỹ nhiều lần nhăm nhe cung cấp các vũ khí chết người cho Ukraine và Nga liên tục cảnh báo hành động của Mỹ sẽ gây bất ổn hơn nữa cho tình hình Ukraine thông qua việc kích động Kiev sử dụng vũ lực.
Không chỉ Nga phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Ukraine mà ngay cả cựu Tổng thống Barack Obama khi còn cầm quyền cũng không đồng ý với việc này. Các đồng minh khác của Mỹ là Pháp và Đức cũng phản đối việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev vì lo ngại bước đi này có thể thổi bùng ngọn lửa căng thẳng ở Ukraine.
Trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, phương Tây do Mỹ dẫn đầu ủng hộ mạnh mẽ cho chính quyền Kiev trong khi Nga được cho là đứng về phía lực lượng ly khai miền đông Ukraine. Nga và Ukraine hiện coi nhau như “kẻ thù không đội trời chung”.
Trong bối cảnh giữa Nga và Ukraine đang rơi vào một cuộc khủng hoảng mới, Mỹ lại nhăm nhe ý định cung cấp vũ khí cho Kiev. Điều này đương nhiên khiến Moscow tức giận và không khỏi quan ngại.
Cuộc đối đầu mới nhất hiện nay giữa Nga và Ukraine được châm ngòi từ sự kiện Hải quân Nga có cuộc đụng độ với các tàu của Ukraine. Cụ thể, hôm 25/11, Nga đã thẳng thừng nổ súng vào các tàu của Ukraine ở Biển Đen và sau đó bắt giữ các tàu này cùng lực lượng thủy thủ trên tàu.
Vụ việc trên đã đẩy cao căng thẳng giữa Nga và Ukraine lên mức cao nhất kể từ sau khi Moscow tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Ngay sau vụ đụng độ ở Eo biển Kerch, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko liên tiếp kêu gọi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tăng cường sự hiện diện quân sự ở xung quanh biên giới Nga đồng thời tung thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, sự ủng hộ của các đồng minh phương Tây dành cho Kiev đến thời điểm này vẫn chỉ dừng lại ở những lời chỉ trích nhằm vào Nga mà chưa có bất kỳ động thái cụ thể nào.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Ukraine cấm người nước ngoài đến Crimea sau cuộc đụng độ trên biển với Nga
Ukraine đã ban hành lệnh cấm người nước ngoài đến bán đảo Crimea thông qua biên giới trên bộ của nước này. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Ukraine ban bố thiết quân luật sau vụ Nga bắt giữ tàu và thủy thủ Ukraine ở eo biển Kerch cuối tuần trước.
Quan hệ Nga-Ukraine căng thẳng sau khi Nga nhận sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3/2014. (Ảnh minh họa: RIA)
AP dẫn thông tin từ lực lượng biên phòng Ukraine ngày 29/11 cho biết, bất cứ ai không phải công dân Ukraine đều không được phép đến Crimea thông qua biên giới trên bộ của Ukraine. "Tuân thủ lệnh thiết quân luật, việc qua lại biên giới hành chính giữa Ukraine với Crimea chỉ được phép đối với công dân có giấy tờ tùy thân Ukraine", Reuters dẫn lời một người phát ngôn Cơ quan biên phòng Ukraine cho biết ngày 29/11.
Động thái trên là một trong số các hạn chế bắt đầu có hiệu lực sau khi Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ban hành lệnh thiết quân luật trong vòng tháng kể từ ngày 28/11. Tổng thống Poroshenko trước đó đảm bảo rằng các công dân Ukraine sẽ không vướng bất cứ hạn chế nào về việc đi lại cũng như rút tiền do lệnh thiết quân luật, các hạn chế đó chỉ ảnh hưởng đến người Nga.
"Sẽ có những hạn chế đối với công dân Nga mà tôi cho là phù hợp", ông Poroshenko cho biết. Thực tế, giới chức Ukraine đã cấm người Nga vượt qua biên giới kể từ sau vụ đụng độ cuối tuần qua ở eo biển Kerch.
Giới chức Nga xác nhận, hôm 25/11, lực lượng tuần tra của họ buộc phải nổ súng để bắt giữ 3 tàu hải quân và 24 thủy thủ Ukraine sau khi các tàu này phớt lờ cảnh báo, xâm phạm lãnh hải Nga ở eo biển Kerch nối Biển Đen với biển Azov. Trong khi Moscow cáo buộc các tàu Ukraine được trang bị nhiều vũ khí và thậm chí đã chĩa nòng súng về phía các tàu tuần tra của Nga, thì Cơ quan tình báo Ukraine cáo buộc, trực thăng quân sự Ka-52 của Nga khi đó đã nã 4 quả rocket về phía các tàu Ukraine trước khi bắt giữ các tàu này.
Nga hiện vẫn bắt giữ các tàu và thủy thủ Ukraine để chờ xét xử. Nếu bị buộc tội xâm phạm lãnh hải, các thủy thủ Ukraine có thể đối mặt với 6 năm tù.
Quan hệ Nga-Ukraine leo thang căng thẳng sau vụ chạm trán ở eo biển Kerch. Mối quan hệ này vốn không êm đềm kể từ sau khi Nga chấp nhận cho bán đảo Crimea sáp nhập vào lãnh thổ năm 2014 sau một cuộc trưng cầu dân ý.
Sau khi tiếp nhận Crimea, Nga đã xây dựng cây cầu thế kỷ qua eo biển Kerch, nối liền đất liền Nga với bán đảo Crimea. Hiện tại, nếu du khách không thể đến Crimea qua biên giới của Ukraine vẫn có thể đến đó bằng đường hàng không từ Nga hoặc qua cây cầu Kerch.
Minh Phương
Theo Dantri/ RT
Ukraine: Thương cảng 'vắng tanh' sau vụ Nga bắt tàu chiến Thương cảng Mariupol của Ukraine trên biển Azov bình thường có hàng chục tàu neo đậu bỗng chốc trở nên vắng lặng sau căng thẳng gần đây giữa Nga và Ukraine tại eo biển Kerch hồi cuối tháng 11, theo BBC. Tàu chỉ huy Donbas của Ukraine neo đậu gần cảng Mariupol khi các công nhân đang tiến hành xây dựng nhà ga...