Đi nhảy dù, thanh niên giận tím mặt khi bị kangaroo lao đến đấm “yêu”
Sở thích của những chú kangaroo ở vùng Australia chính là “ cà khịa”, chúng không chừa một ai dù người đó là vị khách mới đến đi chăng nữa.
“Món quà” chào khách từ phía “chủ nhà” kangaroo
Thế giới động vật cũng như thế giới con người vậy, có những loài vô cùng đáng yêu, thân thiện thì cũng có những loài mang bản chất “cà khịa” cực mạnh, thậm chí còn hay “giận cá, chém thớt” nữa.
Điển hình có thể kể tới màn “cà khịa” đến từ chú kangaroo đối với anh chàng Jonathan Bishop dưới đây. Theo đó, khi anh chàng này vừa mới nhảy dù xong và chạm đất thì xa xa có một chú kangaroo trông có vẻ rất “hổ báo cáo chồn” phi thẳng tới và vồ lấy vồ để, đấm đá anh không thương tiếc.
Video: Kangaroo “cà khịa” bằng những cú đấm “yêu”.
Jonathan vốn là người yêu thích bộ môn dù lượn. Trong một lần bay nhảy vào hồi tháng 3, sau khoảng 2 tiếng lang thang trên bầu trời, anh chàng quyết định tìm một điểm dừng chân và “hạ cánh” xuống khu vực trạm theo dõi không gian ở thung lũng Orroral, phía nam Canberra, Australia.
Thế nhưng, anh chàng lại không thể ngờ đến rằng mình được tiếp đón nồng nhiệt bằng những cú đấm “yêu” đến từ hai “anh chàng” chuột túi to như người trưởng thành. Trong khi chàng kangaroo có vẻ mạnh dạn trong việc liên tục dành cho Jonathan những cử chỉ “âu yếm” như chồm trên vồ lấy và xô đẩy anh thì Jonathan lại vô cùng thảng thốt vì món quà bất ngờ này.
“Xin chào Jonathan, ra đây cho đấm yêu cái nào” (ảnh chụp màn hình).
Sau khi “chào hỏi” xong, chú kangaroo bèn quay ngoắt 180 độ bỏ đi mà không một chút “dằn vặt”. Có lẽ nào những vị chủ nhà này muốn tuyên bố với Jonathan rằng, đặt chân đến địa bàn của chế là phải được “yêu” như thế nhé!.
Toàn bộ màn “chào hỏi” này đã được chiếc camera gắn trên mũ bảo hiểm của Jonathan ghi lại. Đoạn video đã gây sốt trên YouTube với hơn 2 triệu lượt xem.
Trong phần mô tả video, Jonathan viết: “ Lúc đó tôi đang tập trung để tiếp đất an toàn và hoàn toàn không để ý đến con kangaroo đang tiếp cận mình“.
Đoạn video thu hút hơn 2 triệu lượt xem (ảnh chụp màn hình).
Chia sẻ với kênh Viral Hog, Jonathan cho biết: “ Ban đầu tôi còn tưởng nó đang thân thiện chào đón mình, thậm chí còn chủ động bắt chuyện, chào hỏi nó. Ai dè nó lại “đấm” tôi 2 phát rồi chuồn mất hút luôn. Còn tôi sau đó phải đi bộ vài cây số đến trạm điện thoại và gọi 1 người bạn đến đón mình về“.
Thích “cà khịa”, kangaroo phá làng phá xóm không ai bằng
Thực tế, ở Australia, việc những chú kangaroo tìm cách “cà khịa” con người không phải là hiện tượng lạ. Theo cách nhà khoa học, một chú chuột túi đực trưởng thành có thể cao đến 2 m và nặng tới 90kg. Tại Australia số lượng kangaroo lên tới 50 triệu con, gần gấp đôi dân số tại nước này.
Dù đoạn video trên có vẻ hài hước nhưng thực tế, những cú đấm “yêu” của kangaroo có thể gây nguy hiểm cho con người.
Chuột túi gây hại cho con người.
Loài chuột túi này không chỉ thích “cà khịa” mà còn phá làng phá xóm không ai bằng. Ngoài việc “hổ báo” với con người, chúng còn thường xuyên hủy hoại các cánh đồng lương thực. Kangaroo cũng là một trong những nguyên nhân gây ra 80% các vụ va chạm giao thông giữa người và động vật mỗi năm (thống kê của National Geographic).
Đã có nhiều vụ kangragoo “cà khịa” người dân, hồi năm 2016, dân mạng từng phát cuồng với đoạn video một bác thợ săn đã đấm thẳng mặt 1 con kangaroo để giải cứu cho chú chó của mình.
Kangaroo rất thích “cà khịa”.
Kết
Thật không may cho Jonathan vì đã đụng độ với vị chủ nhà khó tính này, ta nói “giận tím body” luôn ý chứ. Hy vọng, sau lần đụng độ này anh chàng sẽ biết đề phòng mà tránh xa những chú kangaroo hiếu chiến này.
Bạn nghĩ sao về những chú kangaroo? Chia sẻ với YANnhé!
Nguồn ảnh: Internet
Theo Yan
Cấm đồng rupee 'vượt biên' và các quy định xuất nhập cảnh lạ
Một số đồ vật hết sức bình thường nhưng lại bị tịch thu khi nhập hoặc xuất cảnh ở các nước, Ấn Độ cấm đồng rupee "vượt biên" hay du khách không được mang kẹo cao su vào Singapore...
Đầu tiên, kể đến một số mặt hàng bị cấm mang ra khỏi đất nước: Vòng tay, mặt dây chuyền và trâm cài có thể bị tịch thu ở Mexico và Brazil. Tất nhiên, quy tắc này không áp dụng cho tất cả phụ kiện. Nhân viên hải quan sẽ chỉ chú ý nếu bạn có những món đồ làm từ mai rùa, lông hoặc ngà.
Du lịch nước ngoài là cơ hội tuyệt vời để mua sắm. Tuy nhiên, đến Italy và Pháp, bạn phải cẩn thận với nhãn mác trên quần áo. Những quốc gia thời trang này rất quan tâm đến danh tiếng. Do đó, họ cấm xuất khẩu hàng hiệu giả. Ở Italy, người vi phạm có thể bị phạt gần 7.750 USD. Khi mua sắm ở Milan và Paris, bạn nên yêu cầu nhà bán lẻ cung cấp tất cả tài liệu chứng minh các mặt hàng là thật.
Xuất sách cũng có thể là khó khăn. Ở Cuba, bạn không được mang đi những cuốn sách có tem thư viện. Tajikistan nghiêm cấm lấy bất kỳ cuốn sách nào ra khỏi đất nước mà không có sự cho phép. Hải quan Italy sẽ kiểm tra sách của bạn, nếu sách có giá trị lịch sử trên 50 tuổi thì không được xuất cảnh.
Hầu như tất cả quốc gia đều có các quy tắc liên quan đến xuất khẩu thuốc. Các loại thuốc phải được kê đơn, bao bì kín và tên phải dễ đọc. Ngoài ra, ở Trung Quốc, bạn không thể mang theo thuốc Đông y trị giá hơn 300 nhân dân tệ. Nhân viên hải quan coi đó là hàng xuất khẩu để buôn bán.
Cầm theo tiền bản địa ra khỏi đất nước là ý tưởng tồi ở Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này nghiêm cấm mang đồng rupee qua biên giới. Khi du lịch ở đây, bạn sẽ phải tiêu hết tiền mặt hoặc trao đổi trước khi xuất cảnh.
Tại Australia, quà lưu niệm làm từ da hoặc lông kangaroo chỉ có thể sử dụng cho mục đích cá nhân. Khách du lịch không được bán hoặc giao dịch các mặt hàng này bên ngoài xứ sở chuột túi.
Các mặt hàng cấm mang vào đất nước: Tại Singapore, kẹo cao su bị cấm. Bạn chỉ có thể mua trong nhà thuốc nếu có toa. Bạn cũng không nên nhai kẹo cao su trên đường phố vì việc phạt tiền có thể khá nghiêm trọng.
Israel không cho phép bạn nhập cảnh cùng bất cứ thứ gì liên quan đến cờ bạc. Vì vậy, nếu có ý định đóng gói các trò chơi vào hành lý, bạn nên cân nhắc những thú vui khác thay vì chơi bài.
Ở Triều Tiên, các thiết bị có kết nối GPS không được bật chế độ mở. Bạn được phép mang theo điện thoại (mua sim ở sân bay) và chỉ được phép chụp ảnh ở những nơi quy định.
UAE nổi tiếng với quy tắc hải quan nghiêm ngặt. Ví dụ, bất kỳ mặt hàng nào in dấu "Made in Israel" đều bị cấm. Vì vậy, bạn nên chú ý kiểm tra các sản phẩm trang điểm trước chuyến đi.
Ở một số quốc gia, họ không thích việc kiểm tra sự may mắn, ví dụ như du khách không được mang vé số vào Philippines.
Theo news.zing.vn
Note ngay lại những lưu ý dưới đây để khỏi bỡ ngỡ nếu lần đầu du hí New Zealand Không chỉ có sở thích đi chân trần mà người New Zealand còn có thói quen đi ngủ lúc 10 giờ tối nữa đấy. Được bình chọn là một trong những quốc gia an toàn và đáng sống nhất trên thế giới, New Zealand ngày càng thu hút đông khách du lịch ghé đến tham quan, khám phá và trải nghiệm. Nơi đây...