“Dị nhân” Việt Nam: Người đàn ông mang “móng tay quỷ” suốt 35 năm
Ông Lưu Công Huyền, ở xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, nổi tiếng với bộ móng tay đặc biệt suốt 35 năm không cắt. Được biết, móng tay dài nhất của “dị nhân” Việt Nam này cũng lên tới 55 cm, còn móng ngắn nhất chừng 15 cm.
Có sở thích “không giống ai”, “dị nhân” Việt Nam, ông Lưu Công Huyền – xóm 4, xã Giao Yến, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã không cắt móng tay. Tuy nhiên, bộ móng tay đặc biệt khiến ông gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Để giữ móng không gãy, từ tắm giặt tới ăn uống, ông phải nhờ vợ mình giúp đỡ.
Thậm chí, ra ngoài lúc trời mưa, ông phải bọc móng tay trong túi nilon để nước mưa không ngấm vào. Hàng ngày, khi mặc quần áo, ông phải cẩn thận luồn tay để móng không vướng vào lớp vải. Khi ngủ, để không va chạm bộ móng, từ nhiều năm nay, ông chỉ ngủ một mình.
Dị nhân khoe bộ móng tay dài kỷ lục. Ảnh: Trần Toản
Bộ móng của ông Huyền còn được nhiều người ví von là “móng tay quỷ” và được đánh giá là người có móng tay dài nhất Việt Nam. Hai bàn tay có những cái móng dài loằng ngoằng lượn sóng trông như chùm rễ cây.
Ông Huyền rất thích thú với thú vui nuôi móng tay dài này. Khi nói về thú vui nuôi móng tay, ông Huyền có vẻ rất hào hứng. Ông nói: “Cái thú vui gì cũng phải kỳ công mới có ý nghĩa. Người ta chơi chim, chơi cây, chơi xe… tôi chỉ thích chơi móng tay dài. Nuôi móng tay khó hơn nuôi con nhiều”. Có lần do sơ suất nên bị rụng một cái móng mà ông cũng mất ăn mất ngủ vì tiếc. Cũng có lần ông bị tai nạn suýt chết vì giữ gìn móng tay.
Nổi tiếng khắp vùng với bộ móng tay dài hơn 50cm, ngôi nhà của ông Huyền thường xuyên đón tiếp khách tới xem bộ móng tay “kì dị” mà ông đã nuôi suốt hơn 30 năm qua.
Video đang HOT
Và tuy có bộ móng tay dài, trông có vẻ vướng víu thế, ông Huyền vẫn có thể vẽ tranh và còn vẽ rất đẹp. Hiện ngoài việc thực hiện các tác phẩm hội họa tại quê nhà, “dị nhân” Lưu Công Huyền còn là tổ trưởng của nhóm các họa sĩ chuyên phục chế hoa văn cổ cho các đình đền miếu mạo không chỉ trong tỉnh Nam Định và còn rộng khắp ở các tỉnh thành khác.
Lưu Thoa (TH)
Theo kienthuc.net.vn
Bảo quản sai cách phần chi đứt lìa, người đàn ông mất ba ngón tay
Ba ngón tay bị đứt rời của bệnh nhân được đặt trực tiếp vào thùng nước đá, mất 9 giờ đưa về TP HCM ghép nên mô đã hoại tử.
Bệnh nhân 44 tuổi từ Đồng Tháp được đưa vào Bệnh viện Sài Gòn ITO cấp cứu với bàn tay phải bị dập nát, đứt lìa hoàn toàn ba ngón giữa. Phần chi đứt lìa này được đưa đến viện cùng bệnh nhân song đã bảo quản sai cách nên mô hoại tử, bác sĩ không thể tiến hành khâu nối lại. Thay vì phải bọc phần chi đứt trong một túi nilon trước khi đặt vào thùng nước đá, người nhà đã bỏ trực tiếp ba ngón tay vào đá lạnh. Ngoài ra thời gian di chuyển từ Đồng Tháp đến TP HCM quá lâu, mất gần 9 giờ nên các mô tế bào của ngón tay đứt đã bị hoại tử.
Theo các bác sĩ, phần cơ thể bị đứt lìa không được tưới máu, các mô thiếu oxy và dưỡng chất. Trong khi đó quá trình chuyển hóa ở tế bào tạo ra CO2 và các chất độc hại sẽ dần phá hủy mô, làm mô chết dần trong khoảng 2-3 giờ sau khi đứt. Nếu phần đứt được bảo quản đúng cách với điều kiện môi trường bảo quản từ 2 đến 8 độ C thì có thể tăng thời gian sống lên 1-1,5 lần. Thời gian vàng để khâu nối cứu sống phần đứt thường không quá 6 giờ sau.
Hướng dẫn sơ cứu người bị đứt lìa chi.
Cách sơ cứu:
Bác sĩ hướng dẫn, khi gặp tai nạn đứt rời chi, cần tiến hành cầm máu vết thương. Đối với các chi nhỏ như ngón tay, chân, bàn tay, cổ tay, có thể băng ép trọng điểm để cầm máu. Các chi lớn như bàn chân, cổ chân, cánh tay, cẳng chân..., cần buộc garo cầm máu.
Nếu trong điều kiện khó khăn không có sự hỗ trợ y tế, hãy dùng vải sạch quấn nhiều vòng quanh chi nơi bị đứt. Lưu ý không siết quá chặt phía trên vết đứt rời khoảng 10 cm để garo. Trường hợp thời gian vận chuyển người bệnh từ nơi bị nạn đến bệnh viện quá lâu thì nên xả garo cứ 90 phút một lần.
Thực hiện các bước sau để tránh sốc cho nạn nhân:
- Đặt nạn nhân nằm và giữ ấm cơ thể bằng cách đắp chăn lên người.
- Nâng vị trí vết thương lên cao bằng tim để duy trì tuần hoàn và lưu lượng máu tới các cơ quan quan trọng.
Bảo tồn chi bị đứt lìa:
- Nhẹ nhàng rửa chi bằng nước muối hoặc nước sôi để nguội nhằm làm trôi đi các dị vật.
- Bao gói phần chi đứt bằng miếng gạc sạch hoặc vải sạch.
- Đặt chi đã được bao gói vào túi nilon sạch và buộc chặt miệng túi.
- Đặt túi đựng chi vào thùng có chứa nước đá lạnh.
Các thao tác bảo tồn cần làm nhanh nhưng phải cẩn thận, nhẹ nhàng.
Vận chuyển ngay người bị nạn và phần chi được bảo quản đến bệnh viện chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình trong thời gian nhanh nhất để quá trình phẫu thuật khâu nối có cơ hội thành công.
Các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không rửa chi đứt lìa bằng xà phòng hoặc bỏ vào chậu nước. Không bỏ trực tiếp chi đứt lìa vào thùng nước đá lạnh.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
'Mặc quần áo vào đi, khỏa thân đứng ngoài ban công trời này lạnh lắm đấy em ơi!' Ngày còn học Đại học, bố mẹ đã mua sẵn cho tôi 1 căn hộ chung cư, coi như tôi vừa không phải tìm phòng thuê trọ đắt đỏ, vừa có thể là của hồi môn cho khi đi lấy chồng. Rồi tôi lập gia đình, cũng lại may mắn có thêm 1 căn hộ khác đứng tên chồng. Nhà riêng của anh...