‘Dị nhân’ tay không có móng, không dấu vân tay
Hình ảnh những ngón tay không có móng, không dấu vân tay lan truyền trên mạng xã hội gây sốc. Trong thế giới hiện đại ngày nay dấu vân tay giờ được thu thập như một dữ liệu sinh trắc học và sử dụng khá rộng rãi.
Việc không có dấu vân tay có thể được coi vừa là một điều may mắn vừa là điều kỳ lạ, khác thường. Nhưng điều này đã xảy ra với một số người trên khắp thế giới.
Gần đây, hình ảnh những ngón tay không có móng, không dấu vân tay lan truyền trên mạng xã hội khiến cư dân mạng xôn xao.
Tài khoản Reddit ‘Damnthatsinteresting’ chia sẻ hình ảnh bàn tay của một người nhưng không có móng tay, không có vân tay. Bức ảnh nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng và lan truyền với hơn 27,8 nghìn lượt chia sẻ. Thoạt nhìn, nó trông giống như dáng vẻ kỳ lạ của một người đeo găng tay màu da, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là bức ảnh có sự can thiệp, chỉnh sửa.
Tuy nhiên, tài khoản ‘Damnthatsinteresting’ khẳng định đó là bàn tay của người bị mắc hội chứng bẩm sinh Anonychia.
Video đang HOT
Anonychia là tình trạng hiếm gặp ở người, gây ra tình trạng không có móng tay, móng chân. Đó là kết quả của khiếm khuyết biểu bì bẩm sinh, nhiễm trùng nặng, viêm da tiếp xúc dị ứng nghiêm trọng, chấn thương tự gây ra.
Theo các chuyên gia, tình trạng này ảnh hưởng đến cả móng tay và móng chân, khiếm khuyết bẩm sinh, không thể thay đổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ một phần móng bị thiếu hoặc chỉ một vài ngón tay không có móng. Tình trạng bệnh hiếm gặp khiến bàn tay người không có dấu vân tay, gây ra một số khó khăn nhất định trong quá trình sinh sống hoạt động trong xã hội như không thể lấy giấy phép lái xe, hiếm khi đi du lịch vì dễ gặp rắc rối ở sân bay…
Cũng gặp tình trạng không có vân tay nhưng những người đàn ông trong gia đình Sarker ở Rajshahi, phía bắc Bangladesh vẫn có móng tay như bình thường. Đàn ông trong nhiều thế hệ của gia đình Sarker đều sở hữu những đầu ngón tay mịn màng nhưng không hề có vân tay.
Họ mắc một chứng bệnh di truyền cực kỳ hiếm gặp có tên là Adermatoglyphia. Nguyên nhân của tình trạng này là do đột biến gen SMARCAD1, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe ngoài việc thiếu toàn bộ dấu vân tay. Cách đây nhiều năm việc không có vân tay cũng không phải là vấn đề lớn nhưng nhưng ngày nay, khi mà người ta sử dụng vân tay như một biện pháp bảo mật, xác định danh tính cá nhân thì những người đàn ông trong gia đình Sarker đã gặp rắc rối.
Người đàn ông Trung Quốc nhập viện vì 'trả đũa' con cua
Người đàn ông họ Lu (Chiết Giang, miền đông Trung Quốc) bị nhiễm trùng nặng sau khi ăn một con cua sống, theo SCMP.
Trước đó, hồi tháng 8, cả gia đình có chuyến đi chơi ở gần suối. Khi chứng kiến cảnh con gái bị một con cua cỡ nhỏ lấy càng quắp vào thịt, ông bố đã tức giận và bỏ luôn loài giáp xác này vào miệng nhai. Người đàn ông cho biết mình làm vậy để "trả đũa" vì con vật đã gây đau đớn cho con gái mình.
Hai tháng sau khi ăn con cua sống, người đàn ông phải nhập viện điều trị. Ảnh: Handout.
Hai tháng sau, người đàn ông phải đến bệnh viện địa phương điều trị với triệu chứng là đau lưng nghiêm trọng và kéo dài. Theo kết quả kiểm tra, bác sĩ nhận thấy phần ngực, bụng, gan và hệ tiêu hóa đều có dấu hiệu bị tổn hại nhưng không thể xác định nguyên nhân gây ra.
Cho đến khi vợ của Lu nhớ lại sự cố ăn cua, các bác sĩ mới xác định được nguồn cơn của cơn đau.
"Chúng tôi liên tục hỏi anh ấy có nhớ đã ăn phải món gì gây dị ứng hay dễ đau bụng hay không và còn liệt kê ra. Anh ấy đều phủ nhận", bác sĩ Cao Qian, giám đốc khoa hệ tiêu hóa của bệnh viện Sir Run Run Shaw ở Hàng Châu, cho biết.
Sau khi vợ đề cập đến vụ việc, Lu thừa nhận với các bác sĩ rằng anh đã nuốt một con cua sống cỡ nhỏ.
"Khi được hỏi lý do tại sao, người đàn ông trả lời rằng muốn trả thù cho con gái", bác sĩ Cao nói.
Bác sĩ Cao Qian trả lời truyền thông địa phương về vụ việc. Ảnh: Toutiao.
Một cuộc xét nghiệm máu sau đó cho thấy Lu bị nhiễm ít nhất ba loại ký sinh trùng. Hiện, người này đã hồi phục sau khi điều trị nhưng vẫn cần tái khám.
Các món cua sống vốn phổ biến ở miền đông Trung Quốc, đặc biệt là ở các tỉnh Thượng Hải, Chiết Giang và Giang Tô, nơi nổi tiếng với món "cua say". Con cua vẫn còn tươi sẽ được ướp với rượu và gia vị trong nhiều vị, được cho rằng để con vật "say" trước khi được lên đĩa, phục vụ thực khách.
"Về mặt khoa học, ăn chín uống sôi vẫn được khuyến khích, hoặc ít nhất phải qua rượu sát khuẩn, tiêu diệt bớt ký sinh trùng và vi khuẩn thay vì ăn con vật còn sống nguyên. Nhưng đồ uống có cồn cũng không thể tiêu diệt hết, vì vậy cách thức đó cũng không an toàn 100%", bác sĩ Cao nói thêm.
Năm 2020, một phụ nữ ở Hàng Châu nhiễm ít nhất 6 ký sinh trùng và suy hô hấp trong 6 tháng sau khi ăn 30 con cua sống. Cô cho biết mình đang học theo một bài thuốc dân gian mà cô tin rằng sẽ giúp xương chắc khỏe bằng cách giã cua sống thành miếng nhỏ, ngâm trong rượu gạo rồi ăn sống.
Dị nhân làm lồi mắt có khả năng không tưởng lập kỷ lục thế giới Người đàn ông đến từ Brazil có khả năng điều khiển nhãn cầu lồi ra khỏi hốc mắt xa 1,8 cm lập kỷ lục thế giới. Với hơn 53.000 kỷ lục thế giới, con người cho thấy có thể làm mọi cách nâng cao giá trị bản thân, phá vỡ mọi giới hạn. Gần đây, một người đàn ông đến từ Brazil khiến...