“Dị nhân” hơn 10 năm cõng xi măng, cát sỏi lên núi đắp tượng
Hơn 10 năm nay, trên ngọn núi Đoan Vỹ (xã Thanh Hải, Hà Nam), một mình cụ cõng từng cân xi măng, xách từng túi cát, lên núi đắp, vẽ tượng.
Cụ Bùi Văn Đức (87 tuổi, ở thôn Đoan Vỹ, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng hơn chục năm nay, một mình cụ cõng từng cân xi măng, xách từng túi cát, lên núi đắp tượng rồi tỉ mẩn tô vẽ như thể đó là những tuyệt phẩm cuối đời của mình vậy.
Chia sẻ về quá trình thực hiện đam mê của mình, cụ Đức cho biết: “Thực ra tôi thích cái gì thì làm tượng cái đó, cứ từ từ cõng xi măng, cát, sắt, sơn… mang lên núi đắp tượng. Nước để trộn xi măng, cát sỏi, tôi cho vào hai vỏ can dầu 5 lít xách lên”.
Mỗi bức tượng nhìn rất sinh động và đều có thêm phần ghi chú tỉ mỉ và cẩn thận. Khó có thể tin được những con voi, con ngựa bằng xi măng sừng sững trên núi cao ấy lại là công sức, là sản phẩm của một người đã ở cái tuổi xưa nay hiếm.
Bức tượng cụ Đức tâm đắc nhất là bức tượng voi, bức tượng rất lớn làm tâm huyết, công sức nhiều nhất của cụ: “Con voi đó tôi làm gần một năm mới xong, phải nặng hàng chục tấn. Khó nhất là làm lõi sắt. Sức tôi già rồi cưa được từng thanh sắt, uốn được nó cong cong theo ý của mình đâu phải là chuyện dễ”.
Cụ Đinh Thị Ngùy, 86 tuổi, vợ cụ Đức cho biết: “Lúc đắp tượng ông ấy quên ăn quên ngủ, nhiều hôm về đến nhà tôi thấy ông ấy phơi tượng to, tượng nhỏ. Ông ấy đắp cả Chùa Một Cột, cầu Thê Húc”.
“Hiện các bức tượng quanh nhà cũ đã bị phá bỏ do tôi xây lại nhà thờ, giờ tôi chỉ vẽ lại trên giấy. Trên núi vẫn còn mô hình Chùa Một Cột, cụ Đức nói.
Con đường cheo leo lên ngọn núi Đoan Vỹ (xã Thanh Hải, Hà Nam) mà cụ Đức kì công xây dựng
Cổng vào “khuôn vườn của nhữnh vị vua chúa ngày xưa” của cụ Đức khá cầu kì
Video đang HOT
Tượng voi mà cụ Đức tâm đắc nhất
Tượng voi lớn, cao khoảng hơn 2m nằm trên đỉnh ngọn núi cao hàng chục mét
Mỗi bức tượng được cụ ghi lại thời gian làm và tên bức tượng
Hàng chục bức tượng trên đỉnh núi cheo leo, mỗi bức tượng đều có ý nghĩa riêng
Hình ảnh Chùa Một Cột trên ngọn núi
Cụ Đức đặt tên cho khu tượng này là “khuôn vườn của nhữn vị vua chúa ngày xưa” – với rất nhiều hình ảnh, vua, chúa… trong truyền thuyết
Hình ảnh voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao trong truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh
Không chỉ đắp, vẽ những con vật cao lớn, cụ còn đắp những con vật bé trên những mỏm đá
Sức khỏe đã yếu, hiện cụ không cai quản khu vườn trên núi. Hàng ngày, cụ vẽ xung quanh nhà, cụ thích gì cụ vẽ đó nhưng tất cả đều có ý nghĩa
Hình ảnh các con vật cụ vẽ, đắp lên tường trước cửa nh
Theo Danviet
Bé trai 8 tháng tuổi bị bỏ rơi trong thùng xốp
Một bé trai khoảng 8 tháng tuổi bị người thân bỏ lại trong thùng xốp kèm theo vài bộ quần áo, đặt tại cổng chùa ở tỉnh Hà Nam lúc đêm khuya.
Ngày 5/3, ông Đinh Văn Đoàn (Chủ tịch UBND xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) cho hay, bé trai khoảng 8 tháng tuổi bị bỏ rơi tại địa bàn đang được chăm sóc, sức khỏe bé tốt.
Cháu bé sức khỏe tốt đang được chính quyền phối hợp với nhà chùa chăm sóc.
Nửa tuần trước, lúc 1h30 sáng khi nghe tiếng trẻ khóc ở khu vực cổng chùa Bạc, xã Thanh Tân (huyện Thanh Liêm), người nhà chùa vội bấm đèn ra xem và thấy một bé trai được mặc quần áo khá cẩn thận, đặt nằm ngửa trong thùng xốp, bên cạnh có vài bộ quần áo cùng tờ giấy trắng ghi ngày tháng năm sinh của bé.
Tiếp nhận vụ việc, công an và cán bộ tư pháp địa phương lập biên bản, căn cứ vào tờ giấy thì bé được 8 tháng tuổi. Chính quyền để nhà chùa tạm chăm sóc bé.
"Thông tin về cháu bé được phát trên loa truyền thanh địa phương đã hai ngày qua, nhưng chưa thấy ai xưng là người thân tới nhận", ông Đoàn (chủ tịch xã) thông tin.
Nhà chức trách địa phương cho biết, 30 ngày sau khi phát thông báo mà không có người thân tới nhân, nếu có cặp vợ chồng hiếm muộn xin con nuôi thì cơ quan chức năng sẽ thẩm định lý lịch, nếu đủ cơ sở thì cho tiếp nhận cháu bé. Trường hợp không ai nhận, nhà chùa sẽ vẫn chăm sóc bé.
Hai năm trước, một bé trai 2 tháng tuổi cũng được người dân phát hiện bỏ rơi tại khu vực cổng chùa Bạc, cháu bé này đang do nhà chùa nuôi dưỡng.
Anh Thư
Theo VNE
"Dị nhân" hơn 1.000 ngày cõng đá, xây nhà trên đỉnh núi Ở huyện miền núi Hoàng Su Phì (Hà Giang) nhắc đến ngôi nhà cao nhất, xa nhất và tốn nhiều không sức nhất người ta đều khẳng định là nhà của Hoàng Sùn Châu. Ông Hoàng Sùn Châu kể chuyện mình xây nhà trên đỉnh núi. Ý tưởng "có một không hai" Người đàn ông được cho là có nhiều cái nhất ấy...