Dị nhân “bốn chân” ở Cao Bằng

Theo dõi VGT trên

Trong căn nhà vẻn vẹn 10m2 tiêu điêu, xơ xác, người đàn ông sông “lê lêt” với căn bệnh bại liệt đã nửa đời người.

Căn bệnh biến ông Lâm Văn Sạch (năm nay đã 67 tuổi) thành một người sống cuộc sống của một con… rùa ở vùng thâm sơn, cùng cốc Ca Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Đi “ bốn chân” đã nửa đời người

Đang nhoài người “đánh vật” với những bậc đá gập ghềnh, lởm chởm, sắc nhọn áng chừng 20 – 30 phân để xuống khe suối lấy nước, thấy có khách lạ ghé thăm, ông Lâm Văn Sạch dừng lại ngóc đầu lên nhìn khách y như một con rùa: “Đợi tôi một chút để tôi xuống suối lấy nước”. Nói xong hai tay, hai chân ông bò xuống khe suối nhỏ cách nhà khá xa.

Dị nhân bốn chân ở Cao Bằng - Hình 1

Khi di chuyển cả hai tay, chân đều phải chống xuống đất để đi nên người ta ví ông như dị nhân “bốn chân”.

Sau khi lấy nước về, ông mời khách vào nhà, lăn khúc gỗ mục mà hôm qua ông vừa vào rừng kéo về để ngồi. “Thấy lạ lắm không, chắc cũng lạ lắm hả?”, ông Sạch bật ra câu hỏi như đoán được suy nghĩ và cái nhìn ngạc nhiên của khách.

Rót bát nước mời khách, khi câu chuyện trở nên thân mật, chợt ông hướng ánh mắt về nơi xa xăm vô định kể về bản nhạc buồn cuộc đời mình.

Ông Sạch vốn sinh ra trong gia đình người Mông, tại huyện Phục Hòa, Cao Bằng. Ngay từ khi sinh ra, bệnh tật đã làm bạn với ông như thể duyên nợ. Trong một lần bố ông mật phục được một con gấu vào ăn ngô, đã thịt con gấu đó cho con ăn với hi vọng sức khỏe sẽ được cải thiện. Nhưng ngày hôm sau, cơ thể ông nóng ran, sốt liên tục một thời gian dài. Nằm li bì trên giường quá lâu nên đôi chân ông không còn đi lại bình thường được nữa.

Năm tháng trôi đi ông chỉ nằm được một chỗ, mọi sinh hoạt đều dựa cả vào cha mẹ. Cha mẹ ông cũng không thể chăm sóc được ông cả đời. Khi cậu bé Sạch được hơn 10 tuổi, người cha đã mất do bệnh tật, rồi 2 năm sau người mẹ cũng đi theo chồng bỏ lại ông bơ vơ một mình.

Dị nhân bốn chân ở Cao Bằng - Hình 2

Ông Sạch rót nước mời khách và kể chuyện cuộc đời mình.

Trước hoàn cảnh éo le, một người họ hàng ở xã Thụy Hùng, nơi ông đang ở hiện tại, đã xin cho ông mảnh đất để trú thân tại vùng núi Ca Liệng này.

Bà con trong bản làm giúp ông một căn nhà nhỏ để ở tạm. Mang tiếng là căn nhà nhỏ nhưng nó chỉ là một túp lều không vững chãi, xiêu vẹo, nhỏ bé khép nép bên những cây gỗ rừng tồn tại từ đó đến bây giờ.

Nghẹn ngào trước sự thăm hỏi của tôi, nước mắt ông rỉ ra lúc nào không biết: “Ấy vậy mà đã gần nửa đời người, chưa bao giờ tôi đứng được cao hơn 1 mét, cả tay, chân phải chống xuống đất để bò đi nay đã chai sạn”. Đôi mắt ông hất lên phía trên để quan sát: “Nhiều khi tôi thèm cảm giác được đứng, được đi như bao người bình thường khác. Nhưng số phận đã an bài như vậy, thôi thì cứ mặc kệ, sống được ngày nào hay ngày đó”.

Video đang HOT

Nhìn đôi tay thay đôi chân toe toét những vết sẹo, ông Sạch rầu rầu cho biết: “Đường xuống khe suối dốc quá, tôi không giữ được thăng bằng nên bị ngã lăn lông lốc như khúc gỗ lao xuống xuống suối, cả người bầm tím. Không thuốc thang, đau lắm những cũng cố chịu, rồi cũng khắc khỏi ấy mà”.

Lối đi xuống khe suối chỉ khoảng hơn 200 mét, nhưng ông Sạch phải mất hơn 30 phút di chuyển, lưng còng không gánh được nước, ông cho nước vào chai Cô Ca loại 1,5 lít. Mỗi lần như thế, ông lấy được 2 bình đeo vào sau lưng gùi về. Để thuận tiện trong việc di chuyển ông làm hai cái ghế nhỏ vừa hai tay để khi đi, ông Sạch dùng hai cái ghế để lót tay, thuận tiện cho việc chống tay đi lại.

Địa hình núi đá lởm chởm gây khó khăn trong việc đi lại của ông nhưng hàng ngày ông vẫn cần mẫn vào rừng kiếm những que củi khô, rau rừng, xuống khe suối lấy nước… để tự nuôi sống bản thân mình, không phải phụ thuộc vào ai.

Tuổi già sức yếu, bệnh tật, lại cộng thêm đôi tay, chân bại liệt nên khi trái gió, trở trời, cơ thể ông lại đau nhức. Đặc biệt là đôi chân của ông, hơi tí nó lại lại tím tái, run lên bần bật. Không tiền chạy chữa bệnh tật nên ông cũng không biết mình bị mắc chứng bệnh gì mà chỉ biết rằng khi ai đó gặp ông đều chào ông là “bác bốn chân”.

Anh Hà Văn Thiện – Trưởng thôn Ca Liệng cho biết: “Ông Sạch là một trong những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tay chân đều bị liệt, đi chuyển phải dùng cả tay và chân để bò đi và đường đi lối lại của nhà ông cũng rất khó khăn. Hàng năm xóm vẫn giúp đỡ ông nhưng cũng chỉ được phần nào”.

Người đàn ông sống trong bóng tối

Một điều mà ai gặp đều dễ nhận thấy ở người đàn ông ở cái tuổi “toan về già” này là ánh mắt buồn, hằn sâu trong đó là sự cô đơn, trống vắng tình cảm gia đình. Vì ở cái tuổi của ông lẽ ra giờ đã được an nhàn hưởng tuổi già, vui vẻ cùng con cháu nhưng với ông điều đó quá xa vời. Vì vậy mà khi có ai ghé hỏi thăm, ông đều tranh thủ nói, cười rất nhiều. Ông bảo, sống một mình ông thèm lắm được nghe giọng người khác để được an ủi phần nào.

Dị nhân bốn chân ở Cao Bằng - Hình 3

Thỉnh thoảng ông Sạch lại ngồi trước sân nhà mình ngóng người qua lại để trò chuyện.

Cuộc sống vẫn trôi đi “lùi lũi” trong những chuỗi ngày dài đằng đẵng, sức khỏe cùng vơi cạn dần nhưng hàng ngày ông vẫn phải tự mình kiếm củi, rau rừng, nước… Ông sống cùng căn bệnh bại liệt bên mái nhà che được nắng mà chẳng thể che được hết mưa.

Căn nhà nhỏ của ông Sạch, là nơi trú mưa, nắng cho bọn trẻ lên chăn trâu. Nó như một nhịp cầu nối ông với bọn trẻ. Ông chỉ biết nhìn bọn trẻ rồi thầm cảm ơn những tiếng cười, vui đùa bên ông giúp ông vơi bớt đi được phần nào tình cảm gia đình, nhưng ông cũng hiểu rằng niềm vui ấy chẳng được bao lâu bởi khi trời tối, lũ trẻ lại đi về, bỏ lại ông lầm lũi với đêm tối.

Ông Sạch chia sẻ: “Tôi mừng, thỉnh thoảng lại có người ghé vào thăm hỏi, hay có đoàn từ thiện từ ngoài thành phố vào hỗ trợ quần áo, gạo… và giúp sửa lại mái nhà, nhóm lửa nấu cơm ăn cùng. Những lúc như thế cũng có cảm giác như một đại gia đình mà tôi luôn mơ ước”.

Khi được hỏi ông sợ nhất điều gì? Ông cho biết sợ nhất bóng tối, nhà xa không có tiền kéo được dây điện nên khi màn đêm buông xuống, tất cả lại chìm vào bóng đêm. Nhà ông chỉ có một ánh đèn lẻ loi sáng. Cuộc sống khó khăn, lại thêm thiếu thốn tình cảm gia đình, nhiều khi ông nghĩ quẩn “có lẽ chết đi sẽ nhẹ nhàng hơn”.

Cuộc sống của ông chỉ dựa vào chút ít tiền trợ cấp xã hội là 340 nghìn đồng/1 tháng. Với số tiền ít ỏi đó cũng chỉ đủ để mua được ít gạo cho một tháng ăn.

Người đàn ông mà tôi gặp tên Sạch ấy không có ước mong gì cao sang chỉ mong được có điện thắp sáng, có bữa cơm thịt để ăn và trở lại quê cũ một lần để được thăm viếng cha, mẹ sinh thành ra ông. Ông cũng mong được nói chuyện với mọi người để vơi bớt sự cô đơn, sầu tủi của ông trong những ngày tháng cuối đời.

Mặt trời dần lẩn khuất sau những ngọn núi cao vút vùng Ca Liệng, cũng là lúc tôi xin phép ông để trở ra thành phố. Trong lòng tôi không khỏi khắc khoải về hình ảnh người đàn ông với dáng người lom khom, nhỏ bé, tật nguyền tứ chi, cuộc sống của ông sẽ như thế nào khi ông sắp ở cái tuổi gần đất xa trời?

Mọi sự giúp đỡ của độc giả xin gửi về: Ông Lâm Văn Sạch, thôn Ca Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Theo Kiến thức

Chồng bại liệt nuôi vợ thần kinh và hai con nhỏ

Mắc căn bệnh bại liệt nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường, Nguyễn Văn Trượng vẫn cố gắng lao động, chăm sóc cho vợ thần kinh và hai con nhỏ.

Sinh ra kém phần may mắn

Anh là Nguyễn Văn Trượng (38 tuổi), sinh ra trong một gia đình nhà nông nghèo tại thôn Tập Mỹ (La Sơn, Bình Lục, Hà Nam). Là con thứ 3, anh cũng là người "kém phần may mắn" nhất trong số 4 anh chị em. Lúc mới 3 tháng tuổi, Trượng đã bị căn bệnh bại liệt. Càng lớn đôi chân của anh càng ngày càng nhỏ đi rồi teo tóp lại. Anh Trượng đã phải sống cùng căn bệnh, mỗi khi lên cơn đau vật vã, chỉ biết gào thét, khóc lóc trong đau đớn.

Sau đó, bố mẹ Trượng đã chạy vạy khắp nơi vay tiền đưa con đi bệnh viện chữa trị, mong con được khỏi bệnh, sống vui vẻ như bao người bình thường khác. Ban đầu, việc điều trị đôi chân Trượng khá thuận lợi, cả hai chân đều không còn "teo nhanh" như ban đầu nữa. Nhưng gia đình phải nộp thêm tiền viện phí mới duy trì "sự sống" lâu dài cho Trượng được. Vì hoàn cảnh quá khó khăn, kinh tế gia đình lại chỉ phụ thuộc vào ba sào ruộng, gia đình đành "nuốt nước mắt vào trong" ngậm ngùi đưa con về nhà "sống được ngày nào thì hay ngày đấy". Về tới nhà một thời gian Trượng phải nằm nguyên một chỗ, lúc nào muốn đi đâu đều gọi anh trai cõng.

Khi thấy bạn bè cùng trang lứa tới lớp, Trượng cũng đòi muốn đi học, cho con "được toại nguyện" bố mẹ đã bảo Dân (anh trai Trượng) cõng đưa em tới trường. Nhưng chỉ học đến lớp 3, Trượng không đi học nữa, bởi sợ bị bạn bè "kỳ thị".

Không để số phận "an bài"

Từ lúc sinh ra Trượng được số phận "an bài" như vậy, nhiều người bảo rằng, có lẽ, suốt cuộc đời này Trượng sống chỉ là người "vô dụng" mà thôi. Nhưng bản thân Trượng không chịu khuất phục trước số phận. Nếu không đi được bằng chân, thì Trượng sẽ dùng đôi bàn tay. Anh tỳ hai tay xuống đất, chống lê đi dần dần được từng đoạn. Mới đầu chưa quen việc đi lại như vậy nên hai bên khuỷu tay của anh bị "phình to" hơn những chỗ khác, đau, nhức nhưng dần dần rồi cũng thành quen.

Chồng bại liệt nuôi vợ thần kinh và hai con nhỏ - Hình 1

Chân bị bại liệt, anh Trượng sử dụng đôi bàn tay để di chuyển.

Lên 13 tuổi, Trượng đã theo lớp học may trong thôn. Những ngày đầu, việc học vô cùng vất vả, bởi Trượng nghỉ học từ năm lớp 3 nên tiếp thu hơi chậm. Nhưng, không vì chút khó khăn ấy mà từ bỏ việc học của mình, anh luôn cố gắng chăm chú nghe giảng, tiếp thu và nhớ lấy những gì được học trên lớp.

Chính bằng ý chí, nghị lực và sự kiên trì cố gắng học hỏi, anh Trượng đã nhanh chóng trở thành một học viên "xuất sắc" ngay sau khi khóa học kết thúc, sau đó anh đã được hội khuyết tật của thôn Tập Mỹ (xã La Sơn, Bình Lục, Hà Nam) mời làm thầy, vừa làm, vừa dạy cho các học viên của các lớp may (đều là những khuyết tật ). Hiện tại lớp có 9 học viên, nhỏ tuổi nhất khoảng 19 tuổi, cao nhất tầm 40 tuổi.

Cuộc sống cứ thể trôi đi, những tưởng suốt cả cuộc đời Trượng sẽ phải sống "cô độc" một mình, nhưng hạnh phúc đã mỉm cười với anh, khi anh gặp được chị Lây. Hai người đã quyết tâm sống bên nhau (năm 2001), bỏ qua mọi dị nghị, cấm đoán của hai bên gia đình. Hạnh phúc của đôi vợ chồng được nhân lên gấp bội, khi hai đứa con gái nhỏ chào đời (Nguyễn Thị Thúy và Nguyễn Thị Thảo). Nhưng sau đó, chị Lây mắc phải căn bệnh lạ, thỉnh thoảng thần kinh không được ổn định, hay quên và nói năng không được "khôn ngoan".

Trượng than thở: "Lúc đó thực sự chỉ muốn khóc vì thương vợ quá, cô ấy đã phải gánh chịu nỗi đau khổ quá nhiều".

Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng vợ chồng anh Trượng cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ. Hiện vợ chồng anh đang ở tạm trong căn nhà 15m2 do anh Dân (anh trai của anh Trượng) dựng cho. Anh Trượng cũng đã vay thêm bạn bè ít tiền mua chiếc máy khâu về nhà, sau đó nhận may quần áo cho người dân trong làng mong kiếm đồng vào, đồng ra. Trung bình mỗi chiếc quần, áo anh lấy giá từ 25 đến 30 nghìn đồng.

Chồng bại liệt nuôi vợ thần kinh và hai con nhỏ - Hình 2

Gia đình anh Trượng vẫn luôn vui vẻ, sống hạnh phúc bên cạnh nhau, mặc dù hoàn cảnh còn rất khó khăn.

Chứng kiến trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Trượng, bác Vũ Mạnh Cường (Trưởng thôn Tập Mỹ, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) chia sẻ:"Gia đình anh Trượng, chị Lây thực sự đặc biệt rất khó khăn. Anh Trượng bị tật bẩm sinh từ bé ai nấy trong thôn cũng đều biết, còn chị Lây người cũng chẳng được "khôn ngoan" mấy. Nhưng thực sự đối với gia đình, Trượng có một ý chí, nghị lực rất kiên cường, luôn cố gắng để vươn lên trong cuộc sống. Trượng đã khiến cho mọi người trong thôn ai nấy cũng đều phải khâm phục.

Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Trượng, các cán bộ trong thôn đã họp bàn và xếp gia đình Trượng thuộc một trong những diện hộ nghèo nhất trong thôn, rồi giúp làm đơn xin được hưởng chế độ "đặc biệt" dành cho người khuyết tật, gửi lên cấp trên. Đến nay, Trượng đã được hưởng trợ cấp 180 nghìn đồng/tháng. Nhưng thực sự cứ như tình cảnh hiện nay không biết cuộc sống mai sau của vợ chồng Trượng cùng hai con sẽ ra sao nữa?".

Chồng bại liệt nuôi vợ thần kinh và hai con nhỏ - Hình 3

Chồng bại liệt nuôi vợ thần kinh và hai con nhỏ - Hình 4

Dù bị liệt cả hai chân, anh Trượng vẫn luôn cố gắng làm việc mong kiếm được miếng cơm no, manh áo ấm cho vợ và hai con nhỏ.

Anh Trượng cho hay: "Đã làm cha nên cần có trách nhiệm, cho dù tôi bị bệnh tật nhưng đôi mắt tôi vẫn sáng, tay tôi vẫn cử động được tôi sẽ cố gắng để chăm lo cho vợ và nuôi hai con ăn học (đứa lớn lớp 5, nhỏ lớp 3) nên người".

Khi hỏi về ước mơ sau này thì anh cúi mặt nói nhỏ: "Muốn được sống trong một căn nhà nhỏ, lúc mưa xuống không còn bị dột nước, nắng lên không còn thấy những tia nắng xuyên xuống và mong hai cô con gái sẽ được ăn, học đàng hoàng".

Dẫu ước mơ đó còn quá xa vời, nhưng chúng tôi tin rằng bằng nghị lực của mình, anh Trượng cùng gia đình sẽ sớm vượt qua nỗi khó khăn này.

Mọi sự giúp đỡ của độc giả xin gửi về: Anh Nguyễn Văn Trượng, thôn Tập Mỹ, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Theo Kiến thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024

Tin đang nóng

Diệu Nhi bị bắt gặp đã sinh con thứ 2?
15:24:31 21/11/2024
1 Hoa hậu và chồng ca sĩ Vbiz xác nhận đã âm thầm đón con đầu lòng
18:04:02 21/11/2024
Thêm 1 điều đặc biệt về thiếu gia Minh Đạt
19:08:04 21/11/2024
Vợ bầu của thủ môn Lâm Tây được khen khéo léo: Cực chiều bố mẹ chồng, tự tay xếp đồ cho Văn Lâm lên tuyển
15:20:19 21/11/2024
S.T Sơn Thạch bị khui lại vụ từ thiện nhưng không sao kê, netizen điểm tên thêm Lan Ngọc - Chi Dân
16:36:32 21/11/2024
Thái Trinh xúc động nghẹn ngào bên ông xã kém 6 tuổi trong lễ cưới
17:51:52 21/11/2024
Bạn gái Hồng Thanh xin lỗi, tuyên bố rút khỏi mạng xã hội
17:07:29 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024

Tin mới nhất

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong

19:43:29 21/11/2024
Nhận được tin báo, lực lượng công an nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc. Bước đầu, xác định là do chủ chó không quản lý chặt vật nuôi nên đã xảy ra sự việc đau lòng trên.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành

13:20:19 21/11/2024
Đến 10h45 ngày 21/11, lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang triển khai công tác tìm kiếm 2 người mất tích do xe chở rác lao xuống sông.

Xe chở rác lao xuống cầu treo Bình Thành, hai người mất tích

10:02:36 21/11/2024
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Ban an toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tỉnh TT-Huế, thị xã Hương Trà cùng các đơn vị liên quan đã đến hiện trường.

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Có thể bạn quan tâm

"Nhé ạ" là gì mà xôn xao cõi mạng, đến mức 1 siêu mẫu phải lên tiếng?

Netizen

21:10:21 21/11/2024
Nhiều người bày tỏ sự đồng tình, cho rằng việc ghép hai từ này với nhau nghe khá kỳ lạ, lệch pha . Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng nhé ạ đã trở thành một thói quen trong giao tiếp.

Thêm 5 người kiện Diddy, "ông trùm" bức xúc vì bị khám xét phòng giam

Sao âu mỹ

21:09:18 21/11/2024
Năm vụ kiện mới chống lại ông trùm Diddy vừa được đệ trình lên tòa án. Những người cáo buộc ngôi sao nổi tiếng nước Mỹ chuốc thuốc mê và tấn công tình dục họ.

Phở cuốn Hà Nội và phở Nam Định góp mặt tại Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

Ẩm thực

21:06:02 21/11/2024
Ban tổ chức Liên hoan Ẩm thực Quốc tế năm 2024 sẽ giới thiệu món phở bò Nam Định và phở cuốn Hà Nội tới du khách.

Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế

Sao việt

21:00:40 21/11/2024
Theo đó, nam doanh nhân 9x được khen ngợi vì điểm 10 tinh tế khi luôn có hành động nhẹ nhàng âm thầm quan tâm tới nửa kia.

B Ray cãi vã căng thẳng với Karik, nguyên nhân liên quan đến sân khấu có HIEUTHUHAI?

Tv show

20:57:14 21/11/2024
Vào ngày 20/11, teaser tập 10 Rap Việt đã được đăng tải trên kênh YouTube. Khán giả đặc biệt chú ý đến màn tranh cãi gay gắt giữa 2 huấn luyện viên nổi tiếng trong chương trình đó là Karik bà B Ray.

Phá đường dây làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Pháp luật

20:55:11 21/11/2024
Cơ quan công an vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Jung Hae-in được dự đoán sẽ kết hôn ở tuổi 40

Sao châu á

20:52:48 21/11/2024
Xuất hiện với tư cách khách mời trên kênh YouTube Yong Taro vào ngày 20/11 (giờ địa phương), Jung Hae-in đã được nghe dự đoán về tương lai hôn nhân của mình.

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Thế giới

20:17:03 21/11/2024
Loại tên lửa này có tầm bắn hàng nghìn km và có thể được sử dụng để mang đầu đạn hạt nhân, mặc dù cũng có thể mang đầu đạn thông thường.

Ngủ khách sạn một đêm hết hơn 200 triệu đồng vì nhầm đồng won thành nhân dân tệ

Lạ vui

19:43:10 21/11/2024
Giá thuê phòng chỉ tương đương 940 nghìn đồng nhưng cô Xiao đã trả gần 214 triệu đồng do thanh toán bằng nhân dân tệ thay vì đồng won Hàn Quốc.

Doãn Quốc Đam, Duy Hưng và dàn diễn viên "Độc đạo" ngậm ngùi chia tay khán giả

Hậu trường phim

19:40:11 21/11/2024
Sau khi Độc đạo kết thúc, trên trang cá nhân, các diễn viên tham gia phim có nhiều bài chia sẻ thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

'Săn' chồng giàu để đổi đời, đêm tân hôn gái trẻ khóc cạn nước mắt khi phải chấp nhận sự việc kinh hoàng này

Góc tâm tình

19:38:18 21/11/2024
Đối với tôi đó chính là đêm tân hôn kinh hoàng nhất, tôi không bao giờ nghĩ mình lại rơi vào tình thế đau lòng này. Tôi không biết mình sẽ sống thế nào trong những ngày tiếp theo.