“Dị nhân” 15 năm “sợ cơm như sợ… cọp”
Giữa một cù lao bốn bề sông nước ở miệt vườn Tây Nam bộ, có một cô bé 15 tuổi, vừa học xong lớp 9, chưa bao giờ ăn một hạt cơm.
“ Dị nhân” giữa đời thường…
Cô bé tên là Hồ Nguyễn Thúy Vy (sống ở cù lao An Bình, thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). Câu chuyện “ sợ cơm như sợ… cọp”, của “ dị nhân” Thúy Vy khiến không ít người bất ngờ.
Trên một chuyến phà từ TP.Vĩnh Long ra cù lao An Bình (H.Long Hồ), chúng tôi khá bất ngờ khi nghe một người đàn ông tóc đã hoa râm kể về câu chuyện “bữa cơm hai mâm” của một gia đình nghèo ở cù lao An Bình.
Phà bon bon chạy trên mặt nước. Nhiều người giật mình, ngạc nhiên trước câu chuyện lạ về một “dị nhân”, tiếp tục thắc mắc: “Cơm hai mâm là sao ?”.
Người đàn ông này chỉ tay về phía cù lao An Bình, cho biết ở cuối cù lao có một gia đình mỗi bữa cơm phải dọn hai mâm cơm. Trong đó, một mâm thực đơn chỉ những món đơn giản như rau chiên, trứng chiên, cá chiên hoặc thịt nướng.
Theo ông, chuyện này ở cù lao An Bình ai cũng biết.
Phà vừa cập bến. Câu chuyện tiếp tục gây tò mò với nhiều người. Để tìm hiểu câu chuyện, chúng tôi tìm đến nhà cô bé không ăn cơm lúc giữa trưa.
Đón chúng tôi, một cô bé vóc dáng cao ráo, khá xinh xắn bước ra mở cửa. Đó chính là Hồ Nguyễn Thúy Vy. Thúy Vy cho biết em vừa học hết lớp 9 ở Trường THCS An Bình, H.Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Dẫn chúng tôi xuống bếp, Vy bảo: “Em đang nướng thịt cho bữa trưa, hôm qua mới ăn trứng chiên rồi”.
Theo Thúy Vy, những lời chúng tôi nghe trên chuyến phà là không sai. Và hầu như các món có tinh bột như: cơm, bún, phở, bánh canh… em đều “lắc đầu” không tài nào ăn được. Em chỉ có thể ăn những món chế biến theo kiểu nướng và chiên.
Video đang HOT
“Mỗi khi ngửi thấy mùi cơm em đều muốn ói ra. Lúc đi học, ở trường đói bụng em cũng chỉ ăn được kẹo ngọt và mì tôm sống (mì tôm khô, không pha với nước)”, Hồ Nguyễn Thúy Vy chia sẻ. Anh Hồ Văn Thi (40 tuổi, cha Thúy Vy) cũng xác nhận thông tin này.
“Hồi còn nhỏ, mỗi khi cho con ăn cháo hay ăn cơm đều bị ói ra. Nhiều lần vợ chồng chúng tôi thử bỏ đói rồi ép cháu ăn cơm, cháu vẫn không chịu ăn. Nhưng thấy trái cây cháu lại đòi ăn. Kể từ đó món chính của cháu Vy ăn hằng ngày chỉ gồm trái cây và sữa“, anh Thi cho biết.
Góc học tập của Thúy Vy có rất nhiều bằng khen, giấy khen của trường của tỉnh trao tặng.
Hằng ngày, “dị nhân” Thúy Vy đi học bằng xe đạp
“Nó sợ cơm như sợ… cọp. Có lần chị gái bưng nồi cơm lên, vừa mở nắp vung khói bốc hơi nó – Thúy Vy – đi ngang ngửi thấy đã la làng, bỏ chạy ra khỏi nhà”, anh Thi nhớ lại.
Học giỏi, hát rất hay
Mặc dù không ăn được cơm, song cô bé Thúy Vy học rất giỏi và “tài lẻ” văn nghệ cũng khiến nhiều người “ngã mũ”… Bên góc học tập trong căn nhà nhỏ của Vy, treo đầy bằng khen, giấy khen thành tích học tập và các giải thưởng về ca hát.
Vừa trò chuyện, cô bé vừa khoe: 9 năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi, 3 năm liền đạt giải nhất cuộc thi kể chuyện bác Hồ. Năm học vừa rồi, em đã đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi môn văn, cấp tỉnh.
Thúy Vy chỉ có thể ăn được các món ăn nướng hoặc chiên – Ảnh chụp tại gian bếp nhà Thúy Vy, khi em đang chế biến thức ăn cho riêng mình
Trong những lần hiếm hoi được tham gia các hoạt động ngoại khóa khác, em cũng đạt được nhiều thành tích, được tặng bằng khen, giấy khen từ Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Vĩnh Long. Mùa hè năm ngoái, em còn lên TP.HCM biểu diễn trong một chương trình giao lưu văn hóa cùng Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Vĩnh Long.
Chính những “tài lẻ” văn nghệ, ca hát hiếm ai có, nên dù sống trong một cù lao với bốn bên là sông nước… em vẫn được rất nhiều người ở Vĩnh Long biết đến thông qua các chương trình ca nhạc trên truyền hình Vĩnh Long. Mới đây, em vừa hoàn thành một clip nhạc do chính em thể hiện cho một chương trình văn nghệ của Đài truyền hình Vĩnh Long.
Bà Lê Thị Tòng (Hiệu trưởng Trường THCS An Bình) cũng bày tỏ sự ngạc nhiên: “Từng biết thông tin Thúy Vy không ăn được cơm từ nhỏ nhưng tôi thấy thể trạng của em phát triển cũng bình thường. Và đặc biệt, ở trường, em học rất tốt, điểm trung bình môn cuối năm đều trên 9 phẩy”.
“Trong năm học vừa qua, điểm tổng kết của em lên đến 9,5. Không chỉ học giỏi, Vy còn tham gia tích cực các hoạt động Đoàn – Đội của trường”, bà Tòng chia sẻ.
Từng rất lo sợ
Theo anh Thi, gần 2 tuổi Thúy Vy bắt đầu biết ăn nhưng mỗi lần cho ăn cháo hoặc cơm đều bị ói ra. Thấy con có những biểu hiện kỳ lạ, vợ chồng đã bế con lên trạm y tế khám. Nhưng sau đó, bác sĩ kết luận bé không bệnh gì và sức khỏe bình thường.
Thúy Vy ngồi cùng ông nội và cha, cho chúng tôi biết mọi sinh hoạt của em hằng ngày đều diễn ra bình thường
“Hiện tại, sức khỏe cũng như sinh hoạt đều của cháu diễn ra bình thường. Năm ngoái, Thúy Vy nặng 43 kg. Nay cháu đã cao 1,6 m, nặng 45 kg”, anh Thi cho biết.
Ông Nguyễn Thế Ngọc, Trưởng trạm y tế xã An Bình xác nhận: “Từ trước đến giờ, trạm y tế xã chỉ tiếp nhận bệnh nhân Vy một lần do em này mắc bệnh sốt xuất huyết”.
Còn Thúy Vy chia sẻ, từ nhỏ đến giờ dù không ăn cơm nhưng vẫn thấy mọi hoạt động, sinh hoạt vẫn bình thường. Nhiều khi em đã thử nhắm mắt “lùa” cơm vào miệng, nhưng không thể nuốt được, đều bị ói ra.
Bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết một đứa trẻ để đảm bảo tốt việc phát triển trí não, thể lực, phải đảm bảo dinh dưỡng đủ 4 nhóm: Bột đường (gồm cơm và các sản phẩm có nguồn gốc tinh bột, đường); đạm (gồm trứng, thịt, cá, sữa); vitamin và các khoáng chất (gồm rau củ quả, trái cây) và chất béo.
“Trường hợp không ăn cơm mà ăn mì tôm, không ăn thịt luộc mà ăn được thịt nướng, Thúy Vy không thiếu hụt nhóm dinh dưỡng nào, nên việc phát triển bình thường là… bình thường. Vấn đề của Thúy Vy chỉ là tâm lí sợ mùi thức ăn chứ không phải dị ứng với thức ăn”, bác sĩ Hải nhận định.
Theo Xahoi
Đại gia đình chuyên vớt xác, cứu người
Sinh ra và lớn lên trên dòng sông Hương xứ Huế, anh em lão ngư Nguyễn Văn Nết (SN 1956) nối nghiệp gia đình làm nghề sông nước. Đến khi lên bờ định cư, họ vẫn gắn bó với nghề, và vẫn giữ nguyên tấm lòng thiện nguyện khi cứu được nhiều người nhảy sông, giúp nhiều gia đình tìm được thi thể người thân chết đuối...
Đau đáu những kỷ niệm
Xuất thân là dân vạn đò ở vùng Vĩ Dạ trên sông Hương, ông Nết là đời thứ tư, con thuyền trên sông Hương vừa là nhà, vừa là phương tiện mưu sinh của cả gia đình. Cũng như những cư dân vạn đò khác, gia đình ông Nết cùng các anh em ruột hàng ngày ngược xuôi trên dòng sông Hương thả lưới đánh bắt con tôm, con cá mưu sinh qua ngày.
"Cha tôi là một thợ lặn nổi tiếng vùng sông Hương. Anh em tôi cũng thừa hưởng kinh nghiệm lặn giỏi từ ông, lặn xuống đáy sông sâu hơn hai chục sải tay người lớn là chuyện bình thường. Vì thế, anh em tôi còn đi lặn thuê để tìm những con tàu đắm trên biển, hay nhận các trụ cầu cũ dưới sông để lặn xuống cưa lấy sắt phế liệu... Và lặn sông tìm xác người như cái nghiệp đã ngấm vào mấy anh em tôi, sau những lần được đi theo phụ giúp cha chèo thuyền, đưa xác nạn nhân lên bờ" - ông Nết chia sẻ.
Lão ngư Nguyễn Văn Nết kể chuyện cứu người, vớt xác
Những vụ cứu người, tìm kiếm thi thể người luôn để lại trong ông những kỷ niệm buồn. Ông Nết nhớ, năm 1988, khi phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ sông An Cựu ở cầu Kho Rèn, rất nhiều người dân hiếu kỳ và người đi đường dừng xe chen lấn nhau trên cầu để xem lực lượng chức năng khám nghiệm tử thi, dù trời mưa tầm tã. Cầu Kho Rèn thời điểm ấy đã rất "già nua", nên khi dòng người đông đúc chen lấn đã làm lan can cầu bị gãy, kéo theo một mảng lớn mặt cầu cùng mấy chục người đang đứng trên cầu rơi xuống sông. Trong cơn hoảng loạn, họ bấu víu vào nhau nên rất nhiều người thiệt mạng trước khi được đưa lên bờ. "Vụ sập cầu Kho Rèn năm ấy thật kinh hoàng, tiếng khóc than dậy cả khúc sông... Chúng tôi ngụp lặn dưới nước từ 10h đêm đến 2h sáng vớt hơn 30 thi thể. Lúc ấy, ai cũng đã thấm mệt, nhưng do vẫn còn nạn nhân chưa được tìm thấy, nên ai cũng cố gắng tiếp tục lặn..." - ông Nết kể lại với cặp mắt hoe đỏ.
Đại gia đình ông Nết không thể nhớ hết đã lặn vớt bao nhiêu nạn nhân xấu số trong mấy chục năm qua, từ những trường hợp nạn nhân dại dột nhảy xuống sông tự tử vì tình, đến người bị tai nạn, vô tình bị sẩy chân...
Xót xa không kém là vụ hai chiếc thuyền chở cát tông nhau trên sông Hương cách đây hơn 4 năm. Ông Nết xúc động cho biết lúc lặn vào trong thuyền, ông thấy tay người mẹ vẫn nắm chặt thành nôi ru đứa con vẫn nằm trong nôi như say ngủ. Còn vụ chìm đò xảy ra trên sông Hương tháng 8/2003, nước sông Hương khi ấy rất đục, khu vực xảy ra tai nạn lại có rất nhiều hang hốc và ghềnh đá, kính thủy tinh bị vỡ lởm chởm dưới đáy sông vô cùng nguy hiểm, nên anh em ông phải nắm tay nhau dàn hàng ngang, để chẳng may có người gặp nguy hiểm thì còn biết để kịp cứu...
Làm việc thiện không mong ơn nghĩa
Với lão ngư Nguyễn Văn Nết, lặn sông tìm xác là việc làm phước chứ chẳng có thù lao. "Mỗi lần lặn vớt xác, gia đình nào có điều kiện tạ lễ cho vài trăm ngàn, anh em tôi dùng mua đồ cúng bái thần linh sông nước và người đã khuất, còn bao nhiêu thì mua ít rượu để uống cho đỡ lạnh sau khi lặn..." - ông Nết nói. Như sau cơn bão đổ bộ vào Thừa Thiên - Huế năm 1999, mấy anh em ông Nết được người dân thuê lặn vớt tôn, sắt thép đã bị cuốn trôi ở khu vực chân cầu Thuận, thì phát hiện xác người bị chết đang trong giai đoạn phân hủy. Sau khi đưa xác nạn nhân lên bờ mà không thấy thân nhân đến nhận, anh em ông Nết đành bỏ tiền túi ra mua ít vàng mã, hoa quả về cúng bái cho vong hồn người xấu số.
Gần chục năm nay, mấy anh em ông Nết đã được Nhà nước cấp đất lên bờ tái định cư ở thôn Lại Tân. Vợ chồng ông Nết cùng với 7 đứa con cũng đã lên bờ ở thôn La Ỷ, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang. Nhưng dù đã lên bờ và đã có tuổi, nhưng anh em ông Nết vẫn hàng ngày gắn bó với những con thuyền ngược xuôi trên dòng Hương Giang đánh bắt tôm cá và sẵn sàng nhảy xuống nước cứu giúp khi có người cầu cứu. "Bây giờ tôm cá hiếm, ngày nào giỏi cũng chỉ kiếm được 100.000 đồng từ tiền bán tôm, cá, nhưng nghề đã là nghiệp, không bỏ được. Hơn nữa, chúng tôi giữ nghề để con cháu cũng được truyền dạy kinh nghiệm, sau này có thể giúp đỡ được người khác... "- lão ngư Nguyễn Văn Nết chia sẻ.
Theo GTVT
Dị nhân chuyên nằm canh quan tài tại các đám ma Ông là người tứ cố vô thân, sống nhờ ở từ đường của một dòng họ. Cả đời ông chẳng có gì ngoài cái tình với người chết. Khoảng 50 năm nay, ông giữ thói quen đến các đám ma chả quen biết. "Bạn" của người chết Chẳng cần quen biết, cũng chẳng ngại xa gần, cứ có đám ma là ông dị...