Đi ngược thời gian, lắng nghe 17 ca khúc nữ quyền đi trước thời đại vào thế kỉ 20
Âm nhạc đại chúng đầy ắp những ca khúc đòi lại công bằng cho phái nữ. Nhưng vào bối cảnh thế kỉ trước, khi những phong trào bình đẳng giới chưa bùng nổ mạnh mẽ, thì việc hát lên tiếng nói nữ quyền quả thật rất dũng cảm và không tưởng.
Hãy cùng tìm hiểu những thông điệp vượt thời gian qua 17 ca khúc nữ quyền thế kỉ trước từng gây tranh cãi sau đây.
“Just Because I’m a Woman” – Dolly Parton
“Yes I’ve made my mistakes, but listen and understand, my mistakes are no worse than yours just because I’m a woman.”
(tạm dịch: “…Lỗi lầm của tôi không thảm hơn của anh chỉ vì tôi là phụ nữ.”)
Vào năm 1968, Dolly Parton đề cập tới vấn đề tiêu chuẩn kép mà phụ nữ bị áp đặt trong bài hát chủ đề trích từ album solo thứ 2 của bà. Bạn tin nổi không khi “Just Because I’m A Woman” chống lại slut-shaming trước khi cả cụm từ “slut-shaming” được phổ cập qua những phương tiện thông tin đại chúng.
“ Four Women” – Nina Simone
“My skin is yellow my hair is long. Between two worlds I do belong. But my father was rich and white. He forced my mother late one night. And what do they call me? My name is Saffronia.”
(tạm dịch: “Da tôi nâu, tóc tôi dài. Tôi thuộc về 2 dòng máu. Nhưng bố tôi da trắng và giàu sụ. Còn mẹ tôi lại bị ông cưỡng bức. Họ vẫn gọi tôi bằng cái tên Saffronia.”)
“Four Women” của Nina Simone đề cập đến số phận của những người phụ nữ da màu điển hình tại Mỹ sau thời kỳ giải phóng và đặt lên những câu hỏi về danh phận xót xa của họ. “Four Women” xứng đáng là một bài hát cho nhân quyền tiêu biểu, bên cạnh những bản nhạc khác của Nina Simone như “To Be Young, Gifted and Black” hay “Ain’t Got No, I Got Life.”.
“You Don’t Own Me” – Lesley Gore
“And don’t tell me what to do. Don’t tell me what to say. And please, when I go out with you, don’t put me on display.”
(tạm dịch: “Đừng sai khiến tôi. Đừng bắt tôi nói gì. Và khi hẹn hò, đừng khoe khoang tôi như thể món hàng.”)
Từ lâu đã được coi là bản “quốc ca” cho nữ quyền, “You Don’t Own Me” của Lesley Gore gần đây đã tái sinh trong làng nhạc pop với bản cover của Grace – nàng ca sĩ xinh đẹp đến từ Úc, với sự góp giọng của nam rapper G-Eazy. Bản hit năm 1963 này mang thông điệp mạnh mẽ về phái nữ, và thật khó tin nó lại được thể hiện bởi nữ danh ca “That’s The Way Boys Are”.
“Bounce Your Boobies” – Rusty Warren
“Loosen the bra that binds you! Take it off if you feel like it! Come on, bounce your boobies. Here we go. Doesn’t that feel good?”
(tạm dịch: “Nới lỏng chiếc áo ngực đang trói chặt bạn. Hoặc cởi hẳn ra nếu bạn muốn…”)
Nghệ sĩ hài Rusty Warren khuyến khích người nghe tận hưởng nền tự do của nước Mỹ dân chủ và khai thác vấn đề nữ quyền một cách đầy thông minh và hóm hỉnh qua “Bounce Your Boobies” . Bài hát vui nhộn, lầy lội trên “van nài” các quý cô hãy tự giải thoát cho chính mình.
“Cell Bound Blues” – Gertrude “Ma” Rainey
“I walked in my room the other night… First shot I fired my man fell dead.”
(tạm dịch: “Tôi bước vào căn phòng đêm nọ…nổ một phát súng và anh ta chết ngã.”)
Được xem là Mẹ đỡ đầu của dòng nhạc Blues, Gertrude “Ma” Rainey cất lên tiếng hát với danh nghĩa trước tiên là một người đàn bà. Bản nhạc blues được phát hành năm 1924 “Cell Bound Blues” là những câu hát ai oán của một người phụ nữ vì để tự vệ mà đã bắn gã chồng vũ phu và bị đối mặt với án tù.
“The Pill” – Loretta Lynn
“I’m turning down your brooder house cause now I’ve got the pill.
(“Không còn là một con gà đẻ trứng nữa vì tôi đã có thuốc tránh thai.” )
“The Pill” – bài hát gây nên nhiều làn sóng tranh cãi vào năm 1975 mang thông điệp rất thẳng thắn. Người phụ nữ ăn mừng khi lần đầu tiên có cơ hội chăm lo cho sức khỏe sinh sản của bản thân thông qua phát minh của biện pháp tránh thai.
“Harper Valley P.T.A.” – Jeannie C. Riley
“Mrs. Johnson, you’re wearing your dresses way too high. It’s reported you’ve been drinkin’ and runnin’ round with men and goin’ wild. And we don’t believe you oughta be a bringin’ up your little girl this way.”
(tạm dịch: “Johnson à, chiếc váy cô mặc ngắn quá. Nghe nói cô còn uống và tụ tập với đàn ông nữa. E rằng cô sẽ dạy con cô thói xấu này mất.”)
Bài hát tự sự trên kể câu chuyện về một góa phụ đấu tranh cho bản thân sau khi bị nhục mạ vì cách ăn mặc và nuôi dạy đứa con gái 10 tuổi của cô. Trong cuộc họp phụ huynh, cô chỉ tận tay những bậc làm cha mẹ nhưng đạo đức giả, ứng xử kém và luôn phán xét mình.
“Sisters, O Sisters” – Yoko Ono
“Freedom, O freedom, that’s what we fight for. And yes, my dear sisters, we must learn to fight.”
(tạm dịch: “Tự do hỡi tự do, đó mà điều ta đấu tranh cho. Đúng vậy hỡi chị em, chúng ta phải học cách đấu tranh.”)
Qua những lời bộc bạch đầy cảm xúc chân thành, Yoko Ono kêu gọi phái nữ trỗi dậy và luôn yêu thương, đùm bọc lấy nhau. “Sisters, O Sisters” lần đầu được ra mắt vào năm 1972, được trích từ album “Some Time in New York City” – dự án kết hợp của bà và John Lennon.
“You Let Me Down” – Billie Holiday
“You told me that I was like an angel. Told me I was fit to wear a crown… And then you let me down, let me down.”
(tạm dịch: “Nói rằng tôi tựa thiên thần, nâng tôi lên làm bà hoàng,… rồi lại tiếp tục làm tôi tuyệt vọng.”)
Bài hát tưởng chừng như đề cập đến một cô gái bị người yêu cự tuyệt, song những học giả nổi tiếng (tiêu biểu là Angela Davis) lại cho rằng “You Let Me Down” thực chất nói về vấn đề đàn áp của nạn phân biệt chủng tộc và nạn phân biệt giới tính.
“It Wasn’t God Who Made Honky Tonk Angels” – Kitty Wells
“It’s a shame that all the blame is on us women.”
(tạm dịch: “Tủi hổ thay khi phụ nữ luôn bị trách ngược.” )
“It Wasn’t God Who Made Honky Tonk Angels” nhấn mạnh việc cánh mày râu thao túng cách nhìn của số đông vào người phụ nữ họ ghét bỏ. Hay nói cách đơn giản hơn, phụ nữ thường lầm lỡ khi bị đàn ông lợi dụng.
“Sam Jones Blues” – Bessie Smith
“I’m free and livin’ all alone. Don’t need your clothes, don’t need your rent… Say, hand me the key that unlocks my front door. Because that bell don’t read Sam Jones no more,…:
(tạm dịch: “Tôi tự do và sống cho chính mình. Không cần đồ đạc, tiền bạc từ anh… Hãy đưa tôi chìa khóa mở cánh cửa đời tôi. Vì từ nay tôi không còn mang họ Jones nữa.”)
Bessie Smith hát lên điệu blues nói về người vợ chỉ thực sự tìm được hạnh phúc đời mình khi giải thoát bản thân khỏi một cuộc hôn nhân đổ vỡ.
“Different Drum” – Stone Poneys & Linda Ronstadt
“Yes, and I ain’t saying you ain’t pretty. All I’m saying is I’m not ready for any person, place or thing to try and pull the reins in on me.”
(tạm dịch: “Không phải là anh không tuyệt vời, chỉ là em chưa muốn bị trói buộc.”)
Một bài hát tuyệt vời khác về nữ quyền, phiên bản “Different Drum” này nói về người phụ nữ tìm được nội lực bên trong và tập trung phát triển bản thân.
“March of the Women” - Ethel Smyth & Cicely Hamilton
“Hail, hail, victors ye stand, Wearing the wreath that the brave have worn!”
(tạm dịch: “Cùng ngợi ca những người chiến thắng, tận hưởng quả ngọt mà ta dũng cảm giành lấy.”)
Cùng quay về 1910, thời điểm Ethel Smyth sáng tác “The March of the Women”, với phần lyrics dựa theo Cicely Hamilton. Đây là bài hát chủ đề cho chiến dịch đòi quyền bầu cử cho phụ nữ, được các nhà hoạt động xã hội hát lên trong các cuộc diễu hành, mít tinh hay thậm chí trong nhà ngục.
“I Am Woman” – Helen Reddy
“And I’ve been down there on the floor. No one’s ever gonna keep me down again.”
(tạm dịch: “Đã từng trải qua mọi thăng trầm, giờ thì không ai có thể hạ gục tôi nữa.”)
Vào 47 năm trước, nước Mỹ tuyên bố năm 1975 là Năm Quốc tế Phụ nữ, được tổ chức thay cho ngày 8/3 thường niên. Bài hát chủ đề cùng năm chính là “I Am Woman” của Helen Reddy. Cũng vào 1975, bà cho ra mắt đĩa đơn top 10 “Ain’t No Way To Treat A Lady.”
“Do Right Woman, Do Right Man” – Aretha Franklin
“A woman’s only human. You should understand. She’s not just a plaything. She’s flesh and blood just like her man.”
(tạm dịch: “Đàn bà cũng là con người, bằng xương bằng thịt, chứ không phải món đồ chơi.”)
Đĩa đơn năm 1967 của Nữ hoàng nhạc Soul Aretha Franklin, “Do Right Woman, Do Right Man” khuyến khích cánh mày râu tôn trọng và đối xử bình đẳng với phụ nữ thay vì lợi dụng họ.
“No More Tears (Enough Is Enough)” – Donna Summer & Barbra Streisand
“If you’ve had enough, don’t put up with his stuff,…Just look him in the eye and simply shout: Enough is enough.”
(tạm dịch: “Nếu bạn đã chịu đủ, đừng nhân nhượng mà hãy hét thẳng điều đó vào mặt hắn ta.”)
Bản song ca nội lực của Donna Summer và Barbra Streisand tiếp thêm cho người phụ nữ bản lĩnh để rời bỏ một mối quan hệ không bền vững và nhắn nhủ rằng: họ không nợ nửa kia bất cứ thứ thứ gì.
“Don’t Put Her Down (You Helped Put Her There)” – Hazel Dickens
“You abuse her, accuse her, turn her round and use her.”
(tạm dịch: “Anh lạm dụng, buộc tội rồi vực cô ấy dậy, tiếp tục lợi dụng cô.”)
Bài hát trên của ca-nhạc sĩ dòng Bluegrass Hazel Dickens tiếp tục là một lời thỉnh cầu phái nam cần hiểu rằng: chính họ là người đối xử tệ bạc đồng thời đặt những định kiến lên vai người phụ nữ.
Theo TinNhac
Keisha chia sẻ: "Album 'Rainbow' đã cứu sống cuộc đời tôi" trong một bộ phim tài liệu mới nói về mình
Trong dịp kỷ niệm một năm ngày ra mắt album được đề cử giải Grammy của cô mang tên Rainbow, ca sĩ 31 tuổi đang phát hành một bộ phim tài liệu, Rainbow The Film, cùng với Apple Music.
Bộ phim tài liệu mang đến cho người hâm mộ cái nhìn phía sau hậu trường của việc sản xuất và phát hành album và cho thấy quá trình giúp "chữa lành" vết thương của Keisha, người đã trải qua bao thăng trầm trong nhiều năm, bao gồm cả một cuộc chiến pháp lý với Dr.Luke.
Video trailer
"Đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều thứ xảy ra khiến bản thân không thể chịu đựng được", Kesha nói trong một đoạn trailer vừa được phát hành cho bộ phim tài liệu sắp tới. "Bạn có thể cố gắng xử lý chúng, giấu diếm chúng, nhưng bên trong, bạn đang bị mắc kẹt và dần chết ngạt."
"Album này, theo đúng nghĩa đen, đã cứu mạng tôi," Kesha chia sẻ trong đoạn phim tài liệu. Video dài một phút cũng cho thấy những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của Kesha trong năm qua, bao gồm cả màn trình diễn tại lễ trao giải Grammy năm 2018.
Keisha đã giúp đạo diễn bộ phim cùng với anh trai là Lagan Sebert và Kevin Hayden.
Rainbow The Film sẽ ra mắt trên Apple Music vào ngày 10 tháng 8.
Linh Lan
(Nguồn tham khảo: Eonline)
Ngay cả tên ca khúc cũng đổi theo tên chồng chưa cưới, si tình thế Ariana Grande ơi? Chọn tên album Pete Davidson thay cho Sweetener, Ariana có ngụ ý gì? "Rục rịch" ra mắt album thứ tư từ đầu năm 2018, cô ca sĩ nhỏ nhắn Ariana Grande đã không ngừng chăm chỉ để mong trình làng sản phẩm ấn tượng và hoàn hảo nhất. Có một track được nàng Ari đặt tên ban đầu là Pete. Thế nhưng, gần...