Đi ngủ có nên mặc đồ lót không? Bác sĩ “vạch” lỗi sai của chị em gây khô hạn, nhiễm trùng
Một số người thích mặc đồ lót để đi ngủ, trong khi những phụ nữ không mặc đồ lót đi ngủ liệu có tốt không?
Theo nghiên cứu của 1 nhóm chuyên gia Mỹ được thực hiện trên 2 người phụ nữ, một người mặc quần chíp đi ngủ và một người không mặc trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Kết quả cuối cùng cho thấy, với người phụ nữ không mặc quần chíp cảm thấy ngứa trong khi người phụ nữ kia thì không có vấn đề gì xảy ra.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra cảm giác ngứa có thể là đã bị cọ xát với ga trải giường gây nhiễm trùng.
Do vậy, các chuyên gia khuyên chị em nên mặc quần chip đi ngủ.
Tác dụng của việc mặc quần lót khi ngủ:
Bảo vệ vùng kín không bị tổn thương
Thói quen quần chíp đi ngủ sẽ giúp “vùng tam giac” không bị tổn thương bởi các dị vật như: bụi bẩn, vật sắc nhọn hay vụn đồ ăn… trên giường ngủ. Bởi nếu như chẳng may bị dị vật gì đó chạm phải sẽ gây xước da, đau hoặc chảy máu.
Quần chíp còn có tác dụng thấm hút mồ hôi từ khu vực này tiết ra và giúp thoát hơi ẩm ra ngoài mang lại cảm giác thoáng sạch.
Video đang HOT
Không bị khô hạn
Ở một thời điểm nào đó, chị em có thể bị khô hạn, nguyên nhân chủ yếu do nội tiết tố bên trong. Lúc này, nếu không mặc quần chíp thì sẽ khiến “vùng tam giác” càng khô hơn, lâu dần sẽ gây viêm nhiễm và nấm ngứa.
Chị em sẽ có cảm giác an toàn và tự tin hơn
Chị em mặc đồ lót có thể nằm bất cứ tư thế nào.
Theo chuyên gia, mặc quần chíp đi ngủ sẽ tăng 70% cơ hội thoát khỏi tất cả các loại bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em.
Vậy, đối với áo chíp thì sao?
Bạn gái không mặc áo ngực và quần lót khi ngủ có thể nhận được những lợi ích sau:
Chống ung thư vú
Đối với phụ nữ, bạn không nên mặc áo ngực khi ngủ nếu muốn tránh nguy cơ bị ung thư vú. Bên cạnh đó, phụ nữ chỉ nên mặc áo ngực trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể và ít hơn 12 giờ mỗi ngày để không gây tổn hại sức khỏe.
Chị em nên tận dụng thời gian ngủ vào ban đêm để nghỉ ngơi và “thả rông” núi đôi. Điều này sẽ không làm tăng nhiệt độ của mô núi đôi mà còn giúp giảm nồng độ hormone prolactin (hormone có chức năng kích thích tuyến sữa) xuống thấp hơn hẳn so với khi đang mặc áo ngực, giúp chị em tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Giúp khí quyết lưu thông
Ngoài việc không mặc áo ngực đi ngủ, chị em cũng nên sử dụng áo ngực vừa vặn. Không mặc áo ngực quá chật, vì chúng rất nguy hiểm cho sức khỏe và có thể hạn chế dòng chảy của dịch bạch huyết trong núi đôi. Trong khi đó, dịch bạch huyết này lại có tác dụng đào thải chất thải và độc tố ra khỏi ngực.
Mất cơ hội làm mẹ vì nhờ 'lang băm' chữa bệnh
Phát hiện có khối u nhưng sợ "động dao kéo", người phụ nữ trẻ được "thầy lang" tư vấn dùng kim đâm trực tiếp vào khối u hút máu ra ngoài, nhằm giúp khối u teo nhỏ lại...
BS Kiều Dug và ê-kip thực hiện phẫu thuật cho chị Q. (ảnh: BVCC)
Ngày 19/2, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận điều trị cho một nữ bệnh nhân bị hoại tử nhiễm trùng khối u xơ tử cung lớn.
Đó là chị N.T.Q. (29 tuổi, ở Bình Dương) nhập viện trong tình trạng tình trạng sốt cao, lạnh run, mạch nhanh, bụng chướng to và đau khắp bụng. Toàn bộ bề mặt da bụng phía trên khối u bị hoại tử nhiễm trùng, lở loét, chảy mủ vàng đục có mùi hôi và xuất hiện các đường rò từ bề mặt da vào trong ổ bụng. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ xác định chị Q. có một khối u xơ tử cung rất to (bằng một thai khoảng 7 tháng tuổi) đang bị hoại tử, nhiễm trùng kèm theo viêm phúc mạc toàn thể rất nặng.
Cách đây một năm, chị Q. được chẩn đoán u xơ tử cung tại một bệnh viện ở TPHCM. Chị được chỉ định mổ nhưng do sợ "động dao kéo" nên từ chối điều trị. Sau đó, theo lời giới thiệu của người quen, chị Q. đến khám tại một phòng khám tư nhân. Tại đây, chị được nhân viên phòng khám này tư vấn và điều trị bằng cách mỗi ngày dùng kim đâm trực tiếp vào khối u để hút máu ra ngoài, giúp khối u teo nhỏ lại.
Phần da bụng bị hoại tử do dùng kim châm chích để hút máu chữa u (ảnh: BVCC).
Tuy nhiên, sau 3 tháng thực hiện phương pháp này, khối u không nhỏ lại mà còn phình to hơn. Chị Q. bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, liên tục bị sốt cao, lạnh run, bụng đau và ngày càng phình to hơn. Vùng da bị kim đâm bị lở loét, tiết dịch và mủ gây đau đớn. Lúc này "thầy lang" tại phòng khám mới cảm thấy lo sợ và khuyên chị nhanh chóng đến bệnh viện.
ThS.BS Lê Thị Kiều Dung, Khoa Phụ sản BV ĐHYD TPHCM cho biết, vì khối u quá lớn và có dấu hiệu hoại tử, nhiễm trùng nặng kèm theo viêm phúc mạc toàn thể, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm trùng và có thể dẫn tới tử vong. Ngay sau khi nhập viện, người bệnh đã được hồi sức tích cực, dùng kháng sinh liều cao để ngăn chặn sự nhiễm trùng, sau đó được chuyển vào phòng mổ để cắt bỏ toàn bộ tử cung. Sau 2 giờ, cuộc phẫu thuật được thực hiện thành công. Khối u cân nặng khoảng 2,6kg được cắt bỏ. Kết quả sinh thiết cho thấy khối u xơ lành tính, người bệnh được xuất viện sau 5 ngày phẫu thuật, tình trạng sức khỏe ổn định.
"U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính thường gặp ở phụ nữ. Có khoảng 20-30% phụ nữ trên 30 tuổi mắc bệnh lý này. Triệu chứng biểu hiện tùy theo kích thước, số lượng và vị trí khu khối u. Đa số khối u có kích thước nhỏ, không gây ra triệu chứng. Nếu u không quá to và không có biến chứng (chèn ép, rong kinh - rong huyết, gây đau...) thì không cần điều trị đặc hiệu, chỉ khám định kỳ và theo dõi, đến tuổi mãn kinh các khối u này sẽ dần teo lại" - BS Dung nói.
Khối u khủng nặng tới 2,6kg được phẫu thuật thành công (ảnh: BVCC)
Cũng theo BS Dung, trường hợp khối u có kích thước lớn, nếu phát hiện và điều trị đúng phương pháp, người bệnh vẫn có thể có khả năng sinh con. Trong trường hợp người bệnh không muốn thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để ngăn chặn sự phát triển của khối u và tiếp tục phối hợp với các phương pháp hỗ trợ sinh sản để giúp người bệnh có thể có con.
Tuy nhiên ở trường hợp chị Q., việc dùng kim đâm trực tiếp rất nhiều lần vào khối u xơ tử cung của người bệnh để hút máu là một phương pháp hoàn toàn phản khoa học, chưa từng có tiền lệ trong y văn. Đây là một việc làm rất nguy hiểm khi mũi kim được đâm liên tục vào một khối u chưa rõ là lành tính hay ác tính.
Nếu là khối u ác tính sẽ cực kỳ nguy hiểm. Mũi kim châm vào, rút ra nhiều lần sẽ gieo rắc tế bào ung thư, khiến khối u có thể phát triển rất nhanh, lan tràn khắp ổ bụng và cho di căn xa. Đây là trường hợp u xơ lành tính nhưng phương pháp phản khoa học nói trên khiến vùng da bị châm chích nhiễm trùng nặng, viêm mô tế bào da thành bụng. Khối u bị châm chích nhiều lần cũng bị nhiễm trùng, hoại tử và gây viêm phúc mạc. Để điều trị triệt để, người bệnh buộc phải được cắt bỏ toàn bộ tử cung và mất đi cơ hội làm mẹ.
"Điều trị tại phòng khám tư nhân không đảm bảo chuyên môn là việc làm nguy hiểm. Người bệnh nên đến khám tại các cơ sở có uy tín và tuân thủ chỉ định điều trị của các bác sĩ. Đối với u xơ tử cung, trường hợp có triệu chứng rong kinh, rong huyết hoặc u lớn xâm lấn vào lòng tử cung, nằm ở vị trí đặc biệt gây chèn ép bàng quang, niệu quản thì mới cần phải can thiệp. Thông thường, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa để làm giảm thể tích khối u, sau đó có thể thực hiện thuyên tắc mạch có chọn lọc để làm cho khối u teo nhỏ hoặc được bóc nhân xơ. Tùy theo số lượng, kích thước khối u và cả nhu cầu duy trì khả năng sinh sản mà các bác sĩ sẽ cân nhắc việc bóc nhân xơ hay cắt bỏ tử cung" - BS Dung khuyến cáo.
Khi hành động cực quen thuộc trở thành... tự hoại: Đây là 6 lý do để bạn làm gì thì làm, đừng nên ngoáy mũi Một hành động ai cũng có nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ đầy bất ngờ. Bạn có chối thế nào cũng được, nhưng sự thật là ai mà chẳng có lúc phải... ngoáy mũi? Dù là hotgirl xinh như nữ thần hay không được đẹp cho lắm thì cũng chẳng thể thoát khỏi cái thú vui trần tục này được. Dĩ nhiên,...