Đi mua chiếc túi hiệu, chị bán hàng nhất quyết không bán cho tôi, thấy tôi quá quyết liệt, chị mới thở dài nói một điều làm tôi rụng rời chân tay
Nghe những gì chị ấy nói, tôi vừa sốc lại vừa xấu hổ. Chẳng biết những ngày tháng tiếp theo, tôi sẽ sống thế nào đây.
Tôi từng hãnh diện và tự hào mỗi khi nhắc đến chồng. Bởi anh là người đàn ông kiếm ra tiền, lại biết quan tâm đến vợ con. Tôi không hề biết rằng bây giờ, gia đình tôi lâm vào cảnh kinh tế khó khăn thế này.
5 năm đi lấy chồng, tôi chưa bao giờ phải lo lắng chuyện kinh tế. Thu nhập hàng tháng của chồng tôi không được biết đến, nhưng trung bình mỗi tháng, anh đưa tôi 40 triệu để lo chi tiêu sinh hoạt trong nhà. Khi cưới, chồng tôi đã có nhà riêng thành ra tôi đã quen với cuộc sống thoải mái ấy.
Đợt này tôi thấy chồng bận rộn hơn trước rất nhiều. Tôi có hỏi về công việc của anh, nhưng anh bảo công ty vẫn bình thường, chỉ là thu nhập có thấp hơn một chút. Phải nói thêm là thời gian này nhà tôi khá nhiều việc phải làm nên chồng vẫn đưa tiền sinh hoạt đều đặn cho tôi.
Hôm vừa rồi tôi cùng bạn đi chơi và ghé vào một cửa hàng để mua túi xách. Đó là cửa hàng quen của tôi, chồng chị ấy nhiều lần hợp tác làm ăn với chồng tôi nên tôi thường xuyên qua mua đồ ủng hộ.
Video đang HOT
Nghe chị ấy nói mà tôi rụng rời, lại xấu hổ với cô bạn đi cùng. (Ảnh minh họa)
Chọn một lúc, tôi ưng ý chiếc túi có giá hơn 7 triệu, nhưng điều kỳ lạ là chủ cửa hàng liên tục lấy cớ để tôi không mua được chiếc túi ấy. Khi thì chị ấy bảo đã có người đặt cọc, lúc tôi nói muốn đặt tiền để chị ấy lấy hàng thì chị ấy nói đó là hàng hiếm và không về nữa.
Nói qua nói lại một hồi, chị ấy thở dài: “Chị không biết có nên nói cho em nghe không, nhưng em có quyền biết chuyện này. Dạo này công ty chồng em đang lao đao, anh ấy vay mượn khắp nơi để duy trì hoạt động của công ty. Ngay cả nhà chị, anh ấy cũng đang nợ nửa tỷ đấy”.
Nghe chị ấy nói mà tôi rụng rời, lại xấu hổ với cô bạn đi cùng. Khi về nhà, tôi bắt chồng phải nói sự thật. Lúc này chồng tôi mới chịu nói đúng là anh đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Tiền đưa tôi chi tiêu hàng tháng cũng là đi vay bên ngoài. Sợ tôi lo lắng nên anh cố giấu, không ngờ lại biến tôi thành một người vợ vô tâm trong mắt người khác. Giờ tôi đã biết rồi thì anh cũng nói thẳng và mong tôi cùng anh vượt qua sóng gió này.
Tôi vừa buồn vừa giận. Điều quan trọng lúc này là số nợ mà chồng tôi nợ đã lên đến 4 tỷ. Chồng bảo bây giờ chỉ còn cách bán nhà trả nợ rồi về ở với bố mẹ chồng. Tôi đồng ý để anh bán nhà nhưng tôi muốn ra thuê trọ chứ không muốn về sống chung với bố mẹ chồng. Chồng thì bảo rằng thuê trọ cũng vẫn tốn tiền, ở với bố mẹ còn được ông bà đỡ đần. Tôi thật không biết có nên nghe lời chồng không hay cứ nhất quyết đòi ra ở trọ đây. Tôi chỉ sợ ở với mẹ chồng rồi lại nảy sinh những mâu thuẫn khác bởi tôi quen với cuộc sống tự do tự tại rồi. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Con dâu phản ứng dữ dội khi mẹ chồng nhắc đến... tiền
Dù chỉ có một cậu con trai duy nhất, nhưng bà Nguyệt luôn tự hào vì nó ngoan ngoãn, học giỏi, biết nghe lời và điều khiến bà hài lòng nhất là nó chịu cưới vợ trước tuổi 30.
Ảnh minh họa
Chẳng những thế, nó còn thuyết phục được vợ về sống chung với bà. Ngày đầu tiên đón con dâu về nhà, bà Nguyệt ra ngắm vào nghía, thi thoảng bà không giấu được nụ cười mãn nguyện. Bà vô cùng yên tâm vì tuổi già sẽ được nương tựa con cháu.
Mọi sinh hoạt trong nhà diễn ra bình thường, nhưng từ ngày có vợ, bà Nguyệt không thấy con trai đóng góp tiền đi chợ hàng tháng nữa. Mới đầu bà tưởng con dâu sẽ thay con trai đưa tiền nhưng tuyệt nhiên không thấy cả hai đứa "đả động" gì đến chuyện này. Nhân lúc con dâu không có nhà, bà hỏi thẳng con trai: "Con à, mấy tháng nay con chưa đưa tiền đi chợ cho mẹ, có chuyện gì à?".
Con trai bà phản ứng khá lạ lùng: "Ơ, tiền gì cơ ạ? Bọn con ở với mẹ thì sao phải đóng tiền đi chợ nữa?". Quá ngỡ ngàng trước câu trả lời của con trai, bà Nguyệt phẫn nộ ra mặt: "Mày nói thế mà nghe được hả con? Chúng mày có thu nhập cao, sống cùng nhà mẹ, không mất tiền thuê nhà mà lại không đóng tiền đi chợ, thế là sao?". Con trai bà thở dài, làm ra cái vẻ mệt mỏi, nó đứng phắt dậy, phủi quần rồi buông một câu: "Mai Anh quản lý tiền của con rồi, có gì mẹ đi mà nói chuyện với cô ấy!".
Tối đó bà Nguyệt tủi thân, khóc ướt cả gối. Sáng hôm sau trời mua như trút nước do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới. Vợ chồng nó đội mưa đi làm, một mình bà ở nhà chạy lụt, mệt không kịp thở. Đợi đến chiều, hai đứa đi làm về, bà Nguyệt đề nghị: "Các con biết đấy, từ ngày ngõ mình sửa đường, nhà mình chịu biết bao nhiêu trận lụt, sàn nhà bây giờ thấp hơn cả đường. Mẹ nghĩ nhà mình phải nâng nền mới được, mỗi lần mưa ngập hỏng hết đồ đạc. Chi phí nâng nền chúng mày góp một nửa, mẹ góp một nửa".
Nghe đến hai chữ "đóng góp", con dâu bà giãy nảy: "Ơ, nhà của mẹ thì mẹ phải chi chứ, sao lại bắt chúng con đóng góp? Chuyện này quá vô lý. Lần này bà Nguyệt quyết không nhịn con dâu, bà "bốp" thẳng: "Đành rằng nhà của tao, nhưng sau này chúng mày hưởng hết, tao sống mãi được đâu".
Thấy bà Nguyệt "găng lên", con dâu bà càng được đà tru tréo lên như thể nó vừa bị bà đánh: "Mẹ chẳng thương chúng con gì cả. Vợ chồng con ăn chung, sống chung với mẹ thật đấy. Nhưng con phải quán xuyến hầu hết mọi chi tiêu trong nhà, điện nước hàng tháng, đến mua sắm những món đồ lớn như tivi, tủ lạnh... cũng một tay chúng con chi. Mẹ biết đấy, con quản lý thẻ lương ATM của anh Chiến cũng là để lo chi phí cho đại gia đình mình. Còn thu nhập của con để lo chuyện ăn học cho các cháu sau này. Đấy mẹ xem, tốn kém biết bao nhiêu, thế mà mẹ còn bắt vợ chồng con phải đóng tiền nâng nền nhà nữa. Bọn con đào đâu ra tiền?".
Sau trận "lý sự" của con dâu, bà Nguyệt đành đi rút tiền tiết kiệm để thuê thợ về nâng nền nhà, lòng tự nhủ "nhà của mình thì mình phải chịu trách nhiệm".
Nhưng bà Nguyệt càng nhún nhường thì con trai và con dâu càng... quá đáng. Không đóng góp tiền đi chợ, chúng nó còn không chịu giúp bà dọn dẹp nhà cửa. Tối hôm nào trước cửa nhà bà cũng xuất hiện một bịch nilon màu đen to tướng, hàng xóm đi qua, lấy làm lạ, hỏi: "Bịch gì đấy bà?". Bà Nguyệt thở dài: "Rác của nhà chúng nó đấy bác ạ, nó để sẵn ở đây để tí nữa tôi mang đi đổ một thể. Cứ như bác lại sướng, thà không có con dâu còn hơn...".
Chồng lao động nước ngoài gửi tiền về cho mẹ, mặc vợ trẻ còng lưng trả nợ Hàng tháng anh chỉ gửi cho hai mẹ con tiền nong không đóng đủ lãi, số còn lại anh gửi mẹ chồng giữ hộ. Anh không nói với em một câu. Em xót chồng cũng chẳng dám đòi thêm đồng nào... Mới đây, một người vợ đăng tải lên mạng xã hội câu chuyện về chồng và gia đình chồng. Đọc xong ai...