Đi mua cây cảnh chơi Tết phải né gấp 6 loại này kẻo “hớ” nặng, tài lộc đâu chưa thấy mà bực tức đã rước đầy người
Nghiện cây nhưng ít có kinh nghiệm thì dễ mua phải 6 loại này, cây vừa về đã chết khiến tài lộc tràn ra khỏi cửa.
Sắp đến Tết Nguyên đán, những loại cây phong thuỷ xanh tốt, có hoa nở rực rỡ đều được nhà nhà ưa chuộng. Không chỉ giúp không gian thêm sinh động, tươi tắn, những loại cây này còn mang ý nghĩa phú quý, bình an, tượng trưng cho ước muốn của gia chủ về 1 năm mới tài lộc dồi dào. Tuy nhiên, với những người có ít kinh nghiệm chọn cây, bạn nên hết sức cẩn thận với những loại cây sau kẻo tài lộc chưa tới mà đã bực bội đầy người.
1. Cây trồng trong chậu quá cao
Một số loại cây như kim tiền, hạnh phúc, phát tài thường được người bán trồng trong những chậu cao nên nhìn rất to lớn, tán rủ xuống đẹp mắt. Tuy nhiên, các chậu này chỉ thích hợp làm cảnh, về lâu dài rất khó chăm sóc. Lý do là bởi bên trên chậu là đất dinh dưỡng, còn bên dưới là đất vườn. Đất vườn rất khó thoát nước nên dễ bị vón cục, gây ngập úng và thối rễ. Vì vậy, chậu cây mới mua về rất đẹp nhưng lại khó sống.
2. Cây quá sặc sỡ
Nhiều loại xương rồng thường được phun màu để trông rực rỡ, bắt mắt hơn. Tuy nhiên, đây cũng là lý do cây chết sau khi mới mua được vài ngày. Phun những hoá chất độc hại khiến cây không thể quang hợp được. Nếu may mắn nó có thể xanh lại như ban đầu, nhưng trường hợp cây héo, cây chết rất dễ xảy ra.
3. Cây gắn hoa giả, quả giả
Những loại cây cho quả như quất, bưởi, cam quýt hoặc phật thủ cũng được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, khi đi mua cây, bạn phải thật tinh mắt kẻo bị người bán lừa mua phải cây có quả được gắn bằng tăm, keo. Lúc mới mua về quả trông to tròn, thích mắt nhưng sau vài ngày héo đi rất nhanh.
4. Cây bám rễ
Cây bám rễ là 1 trong những dấu hiệu chứng tỏ cây thiếu khoẻ mạnh. Khi cây trồng trong chậu ươm quá lâu, rễ bắt đầu phát triển thành vòng tròn, khiến cây khó hấp thụ nước hoặc chất dinh dưỡng. Dấu hiệu của cây bám rễ bao gồm rễ phát triển qua các lỗ thoát nước của chậu. Vì vậy khi đi mua bạn có thể yêu cầu người bán cẩn thận kéo cây ra khỏi chậu để bạn có thể nhìn thấy bộ rễ.
5. Các loại cây ngoại nhập
Thú chơi cây, hoa ngoại nhập rất phổ biến trong những năm gần đây. Những loại cây này có vẻ ngoài đẹp mắt, độc đáo nhưng nguy cơ “bỏ mạng” cũng rất cao bởi nó chỉ phát triển tốt nhất ở những nơi có khí hậu tương tự như vùng bản địa. Vậy nên với những cây vốn thuộc về xứ lạnh như oải hương, cẩm tú cầu, bạn càng phải để ý đến thời tiết hơn nếu muốn trồng ở xứ nóng, tránh cây chết “dông” cả 1 năm.
6. Nhiều loại cây trong 1 chậu
Nhiều loại cây cảnh được trồng chung 1 chậu nhìn rất phong phú, rực rỡ. Vậy nên khi bạn tưới cây, chăm cây sẽ không thể đáp ứng điều kiện của từng loại. Có loại cây ưa nắng, loại ưa bóng râm, loại cần nhiều nước, loại cần ít nước. Việc mua từng loại cây riêng biệt sẽ giúp bạn dễ chăm, đồng thời cây cũng có khả năng sống sót cao hơn.
Nguồn: Tổng hợp
3 cách nhân giống cây lưỡi hổ cực dễ dàng, chỉ 1 nhánh nhỏ hô biến thành hàng chục cây mới
Nổi tiếng là loại cây phong thủy chiêu tài lộc, hút may mắn lại thanh lọc không khí cực tốt, lưỡi hổ không khó để nhân giống.
Lưỡi hổ là loại cây phong thủy đứng top đầu về khả năng thanh lọc độc tố trong nhà, đồng thời thu hút tài lộc và may mắn. Chỉ cần một chậu cây mẹ, bạn hoàn toàn có thể nhân giống thành hàng tá những cây lưỡi hổ con mà không cần mất tiền mua chậu cây mới.
3 cách nhân giống cực nhanh và cực dễ dưới đây sẽ giúp bạn tối ưu chi phí lẫn thời gian để có nhiều chậu cây lưỡi hổ mới.
Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá trong nước
Chọn một lá lưỡi hổ già, cứng, khỏe mạnh và có màu xanh đậm rồi cắt sát gốc. Sau đó, cắt một hình chữ V ngược có khía ở đáy và đặt đoạn lá vào một lọ nước sạch. Mực nước ngập vết cắt vì rễ cây mới sẽ mọc ra từ mô đã cắt. Sau khoảng 3 -5 tuần, bạn sẽ thấy rễ mọc ra từ phía dưới của hom lá.
Thời gian tiếp theo, chồi non bắt đầu nhú và cây con lớn dần. Bạn chỉ cần lấy hom ra và trồng trong đất hoặc đặt tiếp vào giá thể để phát triển trong nước. Cách này khá phù hợp với những ai thích trồng cây lưỡi hổ trong nhà mà không cần đến đất.
Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách giâm lá trong đất
Phương pháp này cũng cần đến những chiếc lá khỏe mạnh, già ở gần gốc hoặc những chiếc lá lưỡi hổ bánh tẻ. Sau khi cắt lá khỏi gốc, cắt lá mẹ thành nhiều đoạn ngắn, cắt vát chữ V càng tốt rồi trồng hom lá vào đất. Tưới nước vừa phải, không để quá ẩm ướt.
Cũng giống cách giâm trong nước, các rễ con cùng chồi mới sẽ phát triển thành cây mới. Chúng cần ít thời gian để ra rễ hơn khi bạn giâm lá trong nước.
Cách nhân giống cây lưỡi hổ cực dễ
Cây lưỡi hổ khá đa dạng loài, nếu giống cây mẹ khá đặc biệt như loại có sọc vàng hoặc sọc trắng thực hiện theo cách giâm đất hoặc nước thì cây mới có thể bị mất đi ngoại hình gốc. Nghĩa rìa loang lổ hoặc sọc sẽ biến mất, chúng sẽ trở về cây lưỡi hổ "nguyên thủy" nhiều màu xanh. Muốn giữ được những đặc tính của cây gốc, chúng ta sẽ cần đến nhân giống bằng cách chia tách.
Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách chia tách
Với mỗi một chậu cây lưỡi hổ được trồng lâu năm, cụm rễ của cây được chia thành nhiều phần trong đất. Lấy cây ra khỏi chậu, dùng dao nhọn hoặc kéo để chia phần rễ chùm. Mỗi cây mới đều có rễ cùng lá hoặc cây con kèm theo.
Sau đó, bạn trồng các khóm cây con mới tách vào chậu mới. Thực chất, phương pháp này cũng cần thiết khi bạn tách cây con sang chậu mới khi chậu cũ sinh sôi và phát triển quá dày. Bạn có thể dùng cách này nếu muốn cây con giống hệt cây mẹ, đặc biệt là những giống lưỡi hổ lạ và hiếm, có viền màu sặc sỡ.
Nhìn chung, lưỡi hổ là loại cây phong thủy vừa đẹp vừa tốt, có nhiều tác dụng về cả mặt thẩm mỹ lẫn tài lộc, cũng như sức khỏe mà bạn nên trồng trong nhà.
Phong thủy phương Đông nhắc nhở: Nhà chật mấy cũng nên đặt cây phong thủy ở 3 vị trí này! Phong thủy phương Đông chỉ ra những vị trí đặt cây phong thủy đem lại tài lộc và sức khỏe cho gia chủ. Việc sử dụng cây cảnh phong thủy làm vật phẩm trang trí cho căn nhà là điều dễ dàng bắt gặp ở nhiều gia đình hiện nay. Ngoài trừ việc làm đẹp cho căn phòng, các loại cây phong thủy...