Đi máy bay kiểu nhà giàu châu Á
Bạn sẽ phải có bộ tách trà của Hermes, ghế ngồi Burberry, chăn Chanel, đừng quên bàn chơi mạt chược và cả màn hình karaoke nữa.
Một bữa ăn được bày biện trên máy bay Bombardier Global 6000. Ảnh: Bloomberg
Châu Á được dự báo tạo ra nhiều tài sản hơn Mỹ trong một thập kỷ tới. Và khi đó, nhu cầu máy bay riêng tại đây sẽ tăng gấp nhiều lần. Gulfstream Aerospace, Airbus và cả Bombardier đều đang quan tâm đến khu vực này và thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ, do hơn 15% máy bay hạng sang của thế giới có thể là ở đây năm tới.
“Tất cả chúng tôi đều cho rằng thị trường châu Á sẽ trở nên khổng lồ. Các doanh nhân tại Trung Quốc chẳng gặp trở ngại nào trong việc mua máy bay cả. Và họ vẫn đang đổ tiền vào phương tiện này”, Ang Chye Kiat – Phó chủ tịch về bảo dưỡng và sửa chữa máy bay tại Singapore Technologies Aerospace cho biết.
Ngoài công ty và Chính phủ, các tỷ phú cũng đang ngày càng đặt hàng nhiều máy bay riêng, với giá có thể lên hơn 70 triệu USD. Đó thậm chí còn là giá trước khi đã thay đổi nội thất, sơn sửa. Năm 2014, Bombardier cho biết thế giới có khoảng 16.000 máy bay riêng.
Theo báo cáo về người siêu giàu của Wealth-X và UBS năm 2014, chủ sở hữu các máy bay riêng tại châu Á có tài sản trung bình là 1,1 tỷ USD. Trong khi đó, con số này tính trên cả thế giới chỉ là 250 triệu USD. Nhóm người tại châu Á cũng trẻ hơn và có xu hướng chi nhiều hơn 40% cho máy bay riêng.
Video đang HOT
Trong dự báo mới nhất, Bombardier cho biết năm 2024, khoảng 9.000 máy bay riêng sẽ được giao cho khách, mang về 267 tỷ USD doanh thu cho các hãng sản xuất. Khoảng 17% số này sẽ phục vụ thị trường châu Á.
Nội thất của máy bay Gulfstream G450. Ảnh: Bloomberg Bên cạnh đó, trước khi giao hàng, các máy bay này còn trải qua quy trình thay đổi nội ngoại thất theo sở thích của chủ nhân. Nó có thể được gắn trang sức Swarovski lên trần để mô phỏng các vì sao, đi kèm thảm lụa có thêu tên chủ, hoặc trang bị hệ thống giải trí Bang & Olufsen.
Theo các hãng cung cấp dịch vụ này, người mua châu Á thường là các tài phiệt ngành tiêu dùng, bất động sản, casino và hàng hóa. Họ thường muốn có máy bay lớn hơn, bay đường dài hơn. Ví dụ như chiếc Global 5000 của Bombardier với giá khởi điểm 500 triệu USD, để bay đến châu Âu.
Người mua từ Trung Quốc thích nội thất có phong cách quê hương hơn, với thảm màu đỏ hoặc cam, trang trí bằng vàng, Jackie Wu – nhà sáng lập kiêm chủ tịch hãng tư vấn JetSolution Aviation cho biết. Dù vậy, ngày càng nhiều người chịu ảnh hưởng từ các thương hiệu và thiết kế phương Tây.
Bồn rửa bằng vàng trên chiếc Bombardier Global 6000. Ảnh: Bloomberg Wu từng có một khách hàng tại Hong Kong (Trung Quốc) chi 1,3 triệu USD để trang trí lại cả trong và ngoài một chiếc Gulfstream G550 cho giống Ferrari vàng đen. Do đây là loại xe ưa thích của vợ ông.
“Rất nhiều người đã quen vào khách sạn 5 sao và nhà hàng có sao Michelin. Tức là mọi khía cạnh cuộc sống của họ đều có chất lượng tốt nhất. Thế nên, khi bay họ cũng đòi hỏi như vậy”, Jenny Lau – CEO Sino Jet Management giải thích.
Nhiều người cần đồ dùng mạ vàng, thêu vàng. Số khác lại đòi hỏi phải có bàn chơi mạt chược truyền thống của Trung Quốc, hay đèn sàn nhảy trong phòng hát karaoke. Họ còn thuê thầy phong thủy để sắp xếp sao cho toilet không quay mặt vào phòng ngủ.
“Nhìn chung, châu Á – Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất thế giới trong 20 năm tới. Họ giàu tiền bạc, nhưng lại eo hẹp thời gian. Vì thế, máy bay riêng là cách giải quyết tốt nhất”, David Velupillai – Giám đốc Marketing tại Airbus Corporate Jets kết luận.
Theo tienphong
Chiến binh Syria ồ ạt hạ vũ khí
Gần 850 chiến binh Syria đã nhất trí hạ vũ khí, từ bỏ cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài suốt hơn 5 năm qua ở quốc gia Trung Đông. Đây là kết quả của các cuộc đàm phán, trung tâm hoà giải các phe nhóm đối lập ở Syria của Nga hôm qua (1/3) đã cho biết như vậy.
Ảnh minh hoạ
Các đại diện của Nga đã đứng ra làm trung gian cho một cuộc gặp giữa giới chức tỉnh Daraa với người dân của 6 cộng đồng có hơn 1.000 người tham gia. Sau cuộc gặp gỡ, 842 thành viên của các nhóm vũ trang Jaish al-Islam, Quân đội Syria Tự do và Sư đoàn Yarmuk đã đặt bút ký vào bản tuyên bố về việc sẽ từ bỏ cuộc đấu tranh vũ trang và quay trở về cuộc sống hoà bình.
Cuộc gặp nói trên diễn ra bất chấp những nỗ lực phá hoại, cản trở, gây khó khăn của các nhóm cực đoan. Trên đường đến tham gia cuộc họp, nhiều người dân địa phương đã bị các chiến binh đánh đập. Cựu Đại tá quân đội Syria - ông Zaidan Alnserat - một trong những người khởi xướng ý tưởng tổ chức cuộc gặp gỡ, đã bị bắt làm con tin.
Syria đã chìm trong một cuộc nội chiến đẫm máu và căng thẳng từ năm 2011. Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 và đẩy hàng triệu người vào cảnh sống lay lắt, khốn cùng.
Tuy nhiên, gần đây, tình hình Syria đang có nhiều dấu hiệu tiến triển khi các bên đang thực hiện một thoả thuận đình chiến do Nga và Mỹ đạt được. Người ta có quyền hy vọng về khả năng cuộc chiến ở Syria chấm dứt khi Nga và Mỹ bắt đầu hợp tác mạnh mẽ trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở quốc gia Trung Đông này.
Trước đó, Nga và Mỹ vẫn còn đối đầu nhau gay gắt về cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria.
Kiệt Linh (theo Itar Tass)
Theo_VnMedia
5 dịch vụ lạ chỉ có khi đi máy bay Triều Tiên Báo Bloomberg cung cấp một góc nhìn mới về dịch vụ của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo với những trải nghiệm rất kì lạ. Hàng không Triều Tiên từng bị đánh giá là tệ nhất thế giới. Nhưng gần đây, lãnh đạo Kim Jong-un đã yêu cầu hãng hàng không quốc gia Air Koryo cải tổ mạnh mẽ, từ...