Di lý Phó Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu nhận hối lộ lên TP.HCM
Sau khi nhận 80 triệu đồng của một nữ bị cáo, ông Mỹ hẹn người này đến nhà nghỉ để nhận thêm 20 triệu đồng còn lại, thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Sáng 12/11, lực lượng của Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao đã di lý ông ông Châu Văn Mỹ (52 tuổi, Phó Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu) lên TP.HCM để phục vụ điều tra về hành vi Nhận hối lộ.
Nói với Zing, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều xác nhận ông Mỹ đã bị Cơ quan Điều tra VKSND Tối cao bắt quả tang vào tối 11/11. Khi đó, ông Mỹ đang nhận tiền của một người trong vụ án hình sự.
Ông Châu Văn Mỹ được lực lượng điều tra đưa ra ôtô để khám xét. Ảnh: Việt Tường.
Tối 11/11, nhiều người dân tập trung trước nhà nghỉ C.H. ở khóm 7, phường 1, TP Bạc Liêu khi hay tin ông Mỹ bị bắt về hành vi nhận hối lộ. Lực lượng của VKSND Tối cao đã đưa ông Mỹ từ nhà nghỉ đến ôtô 4 chỗ biển số 94A-046.68 để khám xét.
Nguồn tin từ cơ quan điều tra cho biết vài ngày trước, ông Mỹ đã nhận hối lộ 80 triệu đồng của bà D.H.T. (ngụ huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Người này là bị cáo trong vụ án trộm cắp tài sản.
Hai bên thỏa thuận số tiền “chạy án” là 100 triệu đồng nên tối 11/11, ông Mỹ hẹn bà T. đến nhà nghỉ C.H. để nhận 20 triệu đồng còn lại. Trước khi bà T. đưa tiền cho vị phó chánh án, gia đình nữ bị cáo đã tố giác vụ việc đến cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Chiếc xe ông Châu Văn Mỹ lái đến nhà nghỉ C.H. trong đêm 11/11. Ảnh: Việt Tường.
Sau khi khám xét nơi ông Mỹ nhận hối lộ trong nhà nghỉ, lực lượng chức năng đưa vị phó chánh án ra ôtô để kiểm tra. Kết quả khám xét xe, cơ quan điều tra không phát hiện thêm tài sản nào.
Ông Châu Văn Mỹ quê xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình. Trước khi làm Chánh án TAND huyện Phước Long, ông Mỹ từng làm cán bộ rồi giữ vị trí lãnh đạo VKSND huyện này.
Sau khi rời huyện Phước Long, ông Mỹ làm Chánh án TAND huyện Hòa Bình. Vị này sau đó về TP Bạc Liêu làm Chánh án TAND TP trước khi làm Phó chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu.
Đưa và nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng trong "đại án" xăng lậu bị chối thành "quà Tết"
Ngày 11/11, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử vụ án buôn lậu 200 triệu lít xăng. HĐXX đã tiến hành xét hỏi đối với các bị cáo có hành vi đưa và nhận hối lộ trong vụ án...
Cần làm rõ những góc khuất trong "đại án" buôn lậu xăng lớn nhất Việt Nam
Tại tòa, Ngô Văn Thụy, nguyên Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu Khu vực miền Nam - Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan tự cho là mình không thông đồng, không tiếp tay cho việc buôn lậu 200 triệu lít xăng từ nước ngoài nhập lậu về Việt Nam. Thụy chối rằng bản thân không nhận tiền hối lộ để tiếp tay cho buôn lậu mà số tiền trong cáo trạng nêu của các đối tượng trong đường dây buôn lậu đưa đến nhà bị cáo là quà Tết mà sau 2 đến 3 ngày khi các đối tượng tới nhà, Thụy mới phát hiện số tiền trên ở trong nhà mình. Những người đưa quà tới nhà cũng không đặt vấn đề về việc giúp sức bỏ qua các chuyến hàng lậu đang được vận chuyển từ nước ngoài về cập bến.
Bị cáo Ngô Văn Thụy trả lời HĐXX.
Theo Thụy, việc buôn lậu xăng là sẽ gây thiệt hại nguồn thu thuế cho ngân sách Nhà nước và khiến thị trường không ổn định. Do đó các đối tượng buôn lậu bằng mọi cách để số hàng lậu không bị các lực lượng chức năng bắt giữ. Ngoài lực lượng Hải quan thì còn có các lực lượng khác như Biên phòng, Cảnh sát biển thường xuyên kiểm soát....
Thụy còn cho biết, việc mình vẫn gặp một số người sau khi lên kế hoạch bắt các tàu chở xăng lậu không thành là để tìm hiểu xem trong nội bộ lộ lọt thông tin ra hay thông tin từ cơ sở nào dẫn đến việc triển khai kế hoạch bị lộ. Trong quá trình tiếp các đối tượng mà nay là bị cáo tại tòa, Thụy mới biết đây đều là những người có vai trò quan trọng trong đường dây buôn lậu xăng với số lượng lớn. Các đối tượng này có gửi "quà" nhưng Thụy nhất quyết không nhận.
Thụy nói "Tôi kiên quyết từ chối phong bì và thẻ ATM vì xác định đây là đường dây buôn xăng lậu lớn nên chối quà để có kế hoạch bắt giữ chuyến thành công sau, việc tiếp các bị cáo trong đường dây là muốn tìm hiểu thông tin ai đã tiết lộ chuyến bắt hàng lậu không thành vừa qua. Bởi đến thời điểm này bị cáo chưa biết vai trò những người tiếp cận là như thế nào".
Khi được HĐXX cũng như đại diện VKS hỏi: Bị cáo nhận thức như thế nào số tiền 10 nghìn USD, thẻ ATM có 101 triệu và bọc tiền 500 triệu mà Tứ và Hữu để lại nhà Thụy, sau đó Thụy tự lấy ra tiêu xài cá nhân? Thụy chối rằng thời điểm này cận Tết nên bị cáo nghĩ lấy tiêu tạm rồi ra Tết sẽ cho nhân viên trong Đội 3 xác minh là của những ai và trả lại. Thụy nhận thức việc làm đó là vi phạm pháp luật bởi nếu đúng ra khi phát hiện bị cáo phải báo cáo với cơ quan và công an để trả lại mới đúng. Do đó Thụy cho rằng mình có tội vì vi phạm pháp luật nhưng bị truy tố là tội nhận hối lộ thì mong HĐXX xem xét.
Khi được đại diện VKS hỏi vậy theo bị cáo, tội của bị cáo không phải nhận hối lộ thì là tội gì? Thụy trả lời: Bị cáo cũng chưa biết được tội gì?!
Phiên xét xử "đại án" xăng lậu ngày 11/11.
Do lời khai của Thụy tại tòa có nhiều tình tiết khác với quá trình điều tra và trong cáo trạng cũng như một số bị cáo khác nên đại diện VKS tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét hỏi các bị cáo liên quan gồm Phan Thanh Hữu, Nguyễn Hữu Tứ và Lê Thị Thanh.
Trước HĐXX, Nguyễn Hữu Tứ khai nhận do nghe Phan Thanh Hữu nói có Đội 3; Cục chống buôn lậu của Hải quan chuẩn bị xuống Cần Thơ bắt tàu chở xăng lậu của Hữu nên Tứ xin được số điện thoại của Thụy để mời ăn cơm, song Thụy từ chối. Ngày 26/1/2021, sau khi tiếp cận với Thụy đưa tiền và ATM bất thành, chiều cùng ngày Tứ và Thanh xin địa chỉ của Thụy để tới nhà riêng của Thụy đặt vấn đề về việc Hữu nhờ "bỏ qua" các tàu chở xăng lậu của Hữu và có chút quà Tết. Quà tết mà Tứ nói là 10.000 USD và 1 thẻ ATM mang tên Nguyễn Hữu Tứ với mật khẩu là 4 số cuối điện thoại của Tứ trong tài khoản có 101 triệu đồng. Tuy nhiên, do Thụy nói không giúp được gì nên Thụy không nhận phong bì. Sau đó Thụy mời Tứ và Thanh lên lầu ăn cơm, Tứ nói Thanh để "quà tết" vào hộc bàn ở tầng dưới. Đến khi ra về, Tứ mới nói lại với Thụy gói "quà Tết" để trong hộc bàn và ATM có mã số là 4 số cuối của bị cáo Tứ.
Tiếp tục xét hỏi Phan Thanh Hữu liên quan đến việc đưa tiền hối lộ, Tứ trả lời HĐXX, mặc dù không quen biết với cán bộ ngành Hải quan, nhưng theo Hữu trong làm ăn thì phải tiếp cận để công việc được thuận lợi hơn. Sau khi Tứ gửi 2 tấm ảnh chụp lực lượng Hải quan xuống bắt các tàu chở hàng của Hữu, Hữu chỉ đạo Tứ tiếp cận. Sau đó Hữu gọi cho Thụy 2 cuộc để xin gặp và chiều 27/1/2021 Hữu mang bọc tiền trong túi nilon màu đen có 500 triệu tới nhà Thụy. Tới nhà, Hữu đặt vấn đề nhờ Thụy giúp đỡ về việc cho 3 tàu chở xăng vào cửa sông, sau đó Hữu ra xe lấy bọc tiền 500 triệu vào để ở ghế và xin phép ra về vì có khách nhưng không nói để quà.
Khi được HĐXX hỏi về số tiền 500 triệu để ở nhà Thụy, Hữu cho biết trong làm ăn là chuyện biếu "quà Tết" là bình thường và trong trường hợp này thì Phan Thanh Hữu khẳng định với luật sư rằng không phải là đưa hối lộ để được lọt hàng mà chỉ như "quà Tết" với một số nơi khác, còn nếu Thụy có ý giúp thì các chuyến tàu tới sẽ "êm".
Sau khi nghe các bị cáo trả lời HĐXX, Thụy cho rằng chưa bao giờ Thụy nghe ai đặt vấn đề về các tàu buôn lậu xăng, ngay cả khi Tứ và Hữu tới nhà và để lại "quà Tết", Thụy cũng không biết. Nếu biết sẽ từ chối và bắt đưa về, còn việc bị cáo không báo cáo với cơ quan và không đem số tiền trên trình báo cơ quan Công an mà tự lấy tiêu xài trong Tết là sai và vi phạm pháp luật bị cáo xin nhận hình phạt phù hợp. Thụy mong HĐXX xem xét hoàn cảnh để giảm nhẹ hình phạt với 45 năm trong nghề công tác và đây là bài học rất đau xót rất. Thụy cũng nhận thức rằng bản thân bị đã một lòng theo Đảng bao nhiêu năm nay, giờ đánh mất tất cả trong vụ việc này nên bản thân Thụy và gia đình cảm thấy rất đau xót.
Trong khi đó, theo cáo trạng của VKS tỉnh Đồng Nai, để thực hiện hành vi buôn lậu xăng, các đối tượng bằng mọi cách tiếp cận và đưa tiền hối lộ nếu bị theo dõi kiểm tra. Cụ thể, trong quá trình Phan Thanh Hữu điều hành các tàu vận chuyển xăng nhập lậu về tỉnh Vĩnh Long, Nguyễn Hữu Tứ nhận được thông tin có lực lượng của Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan đang triển khai lực lượng theo dõi để bắt giữ. Ngay sau đó, Hữu đã yêu cầu Tứ bằng mọi cách phải tiếp cận Ngô Văn Thụy là Đội trưởng Đội 3 - Cục điều tra Chống buôn lậu.
Để tiếp cận được Thụy, Tứ đã nhờ đến Nguyễn Đức Quyền là cán bộ Hải quan thuộc Đội 3, một người quen biết trước đó của Tứ. Ngày 25/1/2021, trong khi Thụy cùng lực lượng Đội 3 đang triển khai bắt các tàu mang tên Nhật Minh của Hữu khi đang vận chuyển xăng lậu từ TP Cần Thơ đến tỉnh Vĩnh Long, Tứ đã cố gắng tiếp cận được Ngô Văn Thụy để đưa 10.000 USD nhưng Thụy từ chối.
Đến ngày 26/1, vợ chồng Tứ đến nhà riêng của Thụy tại số 73 Cù lao Rùa, quận Phú Nhuận TP Hồ Chí Minh để đưa hối lộ 1 phong bì đựng 10.000USD và 1 thẻ ngân hàng có số dư tài khoản là 100 triệu đồng với mục đích xin cho Hữu chở xăng lên lên Vĩnh Long bán cho Tứ. Sau khi đưa trót lọt số tiền trên, Hữu tiếp tục thông qua Tứ xin gặp Thụy vào chiều ngày 26/1 tại nhà riêng và đưa hối lộ cho Thụy 500 triệu đồng để được chở xăng lậu bán cho Tứ. Số tiền nhận hối lộ 10.000 USD và 500 triệu đồng Thụy nhận hối lộ sau đó Thụy đã dùng vào tiêu xài cá nhân hết, còn số tiền 100 triệu đồng trong thẻ ngân hàng Thụy vẫn giữ nguyên.
Khi quán karaoke trở thành điểm "bay lắc" Gần đây, tại một số điểm karaoke trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu xảy ra tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập không phải để hát mà để "bay lắc". Thực trạng trên đòi hỏi sự chung tay của các ngành, các cấp trong công tác phối hợp với lực lượng chức năng ngăn chặn ma túy xâm nhập giới trẻ. 7 bịch...