Đi lùi ở cao tốc bị trừ hết 12 điểm trên giấy phép lái xe, mức phạt có quá nặng?
Hành vi chạy xe ngược chiều, đi lùi trên cao tốc được đề xuất tăng nặng mức phạt tiền, trừ hết 12 điểm trên giấy phép lái xe đang nhận được sự quan tâm, bàn luận từ nhiều phía.
Tại dự thảo mới nhất Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất nhiều hình thức xử lý với nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc.
Tăng mức phạt tiền, trừ hết điểm trên giấy phép lái xe với lỗi đi ngược chiều trên cao tốc
Cụ thể, dự thảo đề xuất nâng mức phạt tiền từ 16-18 triệu đang áp dụng lên 30-40 triệu đồng với ô tô đi ngược chiều, đi lùi trên cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định.
Ngoài ra, vẫn với lỗi vi phạm này, Bộ Công an đề xuất trừ toàn bộ 12 điểm trên giấy phép lái xe của tài xế.
Hình ảnh ô tô đi ngược chiều trên cao tốc được cam hành trình ghi lại. Ảnh: Tư liệu
Với hành vi dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, không báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo phía sau xe (với khoảng cách tối thiểu 150m) trong trường hợp xe gặp sự cố… thì bị phạt tiền từ 12-14 triệu đồng (hiện áp dụng từ 10-12 triệu đồng).
Bên cạnh đó, hành vi điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy phía trước khi chạy trên cao tốc, bị đề xuất mức phạt từ 4-6 triệu đồng.
Video đang HOT
Ủng hộ những đề xuất này, đặc biệt là việc trừ hết điểm trên giấy phép lái xe đối với tài xế đi ngược chiều, đi lùi trên cao tốc, TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết, ở dự thảo lần trước, mức trừ được nêu ra là 6 điểm, ông đã đề xuất điều chỉnh theo hướng tăng nặng “kịch khung” (trừ hết 12 điểm).
Theo ông Tạo, hành vi chạy xe ngược chiều trên cao tốc là rất nguy hiểm. Đây được coi là hành vi nguy hiểm nhất trong các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Nó thể hiện thái độ coi thường tính mạng bản thân tài xế và người tham gia giao thông.
Lùi xe trên cao tốc, có nên phân biệt lỗi cố ý và không cố ý?
Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, những lỗi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao cho xã hội và mang tính chất cố ý, cần trừ hết điểm giấy phép lái xe là hợp lý.
Tuy nhiên, cần phân biệt lỗi cố ý và không cố ý. Với những hành vi không phải cố ý, xảy ra trong hoàn cảnh nhất định, nên trừ điểm ở mức phù hợp.
Tài xế xe Hyundai Accent BKS 15A-840xx đi lùi trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng ngày 7/6/2024. Ảnh cắt từ clip
Tức là mọi hành vi vi phạm đều phải có mức trừ điểm tương xứng để đủ sức răn đe, nhắc nhở người vi phạm giao thông phải chấp hành các quy định pháp luật về giao thông.
Đồng tình với quan điểm của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, tài xế Nguyễn Văn Hạnh (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, có những trường hợp vừa đi vào cao tốc thì tài xế phát hiện đi nhầm đường, quan sát phía sau thời điểm đó không có xe, tài xế lùi lại để quay đầu. Nếu áp theo quy định này, ngoài việc vừa bị tăng nặng mức phạt tiền lại trừ hết điểm giấy phép lái xe, dường như quá nặng.
“Điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc phải học lại, thi lại bằng lái sẽ gây tốn kém thời gian, tiền bạc cho tài xế. Do đó, tôi cho rằng, nếu mắc lỗi không cố ý thì có thể xem xét phạt nặng, có trừ điểm nhưng không phải hết 12 điểm trên giấy phép lái xe”, tài xế Hạnh đề xuất.
Theo báo cáo Ủy ban ATGT Quốc gia, tai nạn giao thông trên cao tốc chiếm khoảng 1% tổng số vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc. Tuy nhiên, phần lớn vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc đều gây hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Thống kê trong 7 tháng đầu năm 2024, các tuyến đường bộ cao tốc trên toàn quốc xảy ra 112 vụ tai nạn giao thông, làm 46 người chết và bị thương 82 người. Trong đó những vụ tai nạn kể trên, có 57,14% số vụ xảy ra trong khoảng thời gian từ 18h hôm trước đến 6h hôm sau.
Nguyên nhân một phần do lái xe chủ quan, thiếu chú ý quan sát và không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường cao tốc.
Bộ Công an đề xuất chi tới 5 triệu đồng để mua tin, chi cho người báo tin vi phạm giao thông
Đề xuất chi cho tập thể, cá nhân cung cấp tin vi phạm giao thông tới 5 triệu đồng/ vụ việc; C hi mua tin mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính nhưng cũng không quá 5 triệu đồng .
Tại dự thảo Nghị định quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe, Bộ Công an đề xuất kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ có khoản chi cho cá nhân đã cung cấp thông tin giúp bảo đảm an toàn giao thông.
Theo dự thảo Nghị định, kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ sẽ được chi cho nhiều nội dung như: Tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng...
Về mức chi kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ, dự thảo nêu rõ, chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông: Không quá 1 triệu đồng/ 1 tham luận phục vụ hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tiền thuê hội trường không quá 200 triệu đồng/ 1 cuộc; chi đại biểu tham dự họp (chủ trì 500.000 đồng/ người; thành viên tham dự 200.000 đồng/ người);
Chi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về trật tự, an toàn giao thông: Chi hỗ trợ tham dự tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng 200.000 đồng/ 1 học viên/1 ngày; 500.000 đồng/1 giảng viên/ 1 ngày;
Mức chi bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP. HCM mức chi 100.000 đồng/ ca/ người, tối đa không quá 15 ca/ tháng; tại thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng mức chi 100.000 đồng/ ca/ người, tối đa không quá 10 ca/tháng; tại thành phố Cần Thơ mức chi 100.000 đồng/ ca/ người, tối đa không quá 5 ca/ tháng;
Mức chi mua tin của mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân nhưng không quá 5 triệu đồng;
Mức chi lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Không quá 2 tỷ đồng/ 1 luật, pháp lệnh, nghị quyết; không quá 500 triệu đồng/ 1 nghị định.
Mức chi hỗ trợ cho người thực hiện kiểm tra công tác xử lý vi phạm hành chính, tuần tra kiểm soát trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là 300.000 đồng/ người/ 1 ngày;
Mức chi cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông không quá 5 triệu đồng/ 1 vụ việc.
Đối với nội dung chi mà chưa có quy định về mức chi, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định áp dụng mức chi của các nhiệm vụ, nội dung chi có tính chất tương tự đã được cấp có thẩm quyền quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Từ ngày 15-8, không nộp phạt vi phạm giao thông sẽ không được đăng ký xe Tổ chức, cá nhân sau khi chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thì được đăng ký xe theo quy định của Thông tư 24. Điều 3, Thông tư 24/2023 của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới có hiệu lực từ ngày 15-8 quy...