Đi lùi 800 km để kêu gọi bảo vệ rừng
Người đàn ông Indonesia hy vọng sẽ hoàn thành hành trình 800 km trong một tháng để kịp dự lễ kỷ niệm ngày độc lập của đất nước.
Medi Bastoni trên hành trinh đi giật lùi 800 km của mình. Ảnh: Catch Hindi.
Medi Bastoni, 43 tuổi, rời khỏi ngôi làng của mình ở Dono, đông Java, để bắt đầu hành trình đi giật lùi 800 km xuyên Indonesia, hôm 18/7. Ông bố 4 con hy vọng sẽ kết thúc chặng đường dài này trong vòng một tháng, để kịp dự lễ kỷ niệm ngày độc lập tại thủ đô Jakarta hôm 17/8 tới.
Medi mong muốn sau khi đi lùi hàng nghìn bước, anh sẽ có cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện cùng Tổng thống Joko Widodo, từ đó hỏi xin ông một hạt giống biểu tượng đem về trồng trên sườn núi Wilis, một ngọn núi lửa tại Đông Java.
Media lên đường với bộ trang phục lạ mắt, gồm quần thể thao, áo phản quang, cùng hệ thống đai quấn quanh người giữ gương chiếu hậu ngang tầm mắt, để anh có thể đi lùi mà không va phải vật nào phía sau.
Video đang HOT
Medi cho biết anh định đi bộ 30 km một ngày, mua thức ăn ở các hàng quán bên đường và ngủ ở các nhà thờ, đồn cảnh sát và các chốt an ninh trong hành trình tới thủ đô Jakarta.
Bằng việc trồng một cái cây biểu tượng, sẽ được đặt theo tên của Tổng thống Joko Widodo, anh Medi hy vọng sẽ giúp mọi người nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng quanh khu vực núi Wilis.
“Không chỉ riêng tôi mà cả những người sống ở khu vực sườn núi Wilis và thế hệ trẻ đều cần quan tâm đến thiên nhiên môi trường”, Media nói. “Tôi mong tất mọi người người sẽ chung tay vào việc duy trì sự bền vững của Wilis”.
Các nhà hoạt động vì môi trường hiện tái sinh khu vực này, tuy nhiên một cái cây được gieo mầm từ hạt của tổng thống sẽ có tác dụng ủng hộ, cổ vũ những nỗ lực của họ.
Khi được hỏi vì sao lại đi lùi, Media cho hay trong không khí chào đón ngày độc lập lần thứ 74 của Indonesia, anh muốn người dân “nhìn lại” và nghĩ về lịch sử đất nước, sự hy sinh của các anh hùng đã chiến đấu vì tổ quốc.
Hưng Yên dỡ phong toả thôn 1.400 dân
Hàng trăm người dân đổ ra hai bên đường, hô vang "thôn Chí Trung chiến thắng đại dịch", sáng 30/4.
7h, người dân thôn Chí Trung, xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) đổ ra các con đường dẫn vào nhà văn hóa để nghe lãnh đạo huyện công bố quyết định dỡ phong toả.
Ông Ngô Văn Mai (75 tuổi) cho biết cùng bốn người trong gia đình dậy từ sáng sớm để chuẩn bị đi "ăn mừng ngày vui nhất của làng kể từ sau ngày Độc Lập".
Người dân đổ ra đường trong ngày hết cách ly. Ảnh: Gia Chính
"Suốt một tháng qua, ngoài lương thực chuẩn bị từ trước, gia đình cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ các nhà hảo tâm nên cuộc sống vẫn bình thường, không quá khó khăn", ông Mai nói.
Ông Mai cho biết đã được dỡ phong toả nhưng ông sẽ khuyến cáo các thành viên trong ra đình và dân làng hạn chế ra khỏi nhà và tránh tụ tập đông người.
Người dân đứng hai bên đường cầm cờ, hoa và hô vang khẩu hiệu "Chí Trung chiến thắng đại dịch".
Lực lượng chức năng dỡ rào chắn. Ảnh: Gia Chính
Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm, nhận định việc dỡ cách ly thôn Chí Trung là thành công bước đầu trong công tác chống Covid-19.
"Sau khi dỡ cách ly, cuộc sống người dân trở lại bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì hoạt động của trạm y tế dã chiến, vẫn tổ chức đo thân nhiệt và khám sức khoẻ cho người dân trong 14 ngày tới".
Trước đó, ngày 2/4, tỉnh Hưng Yên phong toả thôn Chí Trung với 1.400 dân sau khi xác định được "bệnh nhân 219" dương tính. Trong 28 ngày cách ly, lực lượng y tế đã khám bệnh cho 285 ca, điều trị nội trú 10 ca và chuyển viện 9 ca.
Rục rịch chụp ảnh cưới, đăng ký kết hôn ngay sau giãn cách xã hội Sau gần một tháng tuân thủ lệnh giãn cách xã hội, nhiều đôi uyên ương từng phải hoãn cưới tránh dịch tranh thủ tiến hành từng bước kế hoạch còn dang dở. Sau khi Hà Nội phát hiện ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào đầu tháng 3, dịch bệnh bắt đầu lan rộng khắp cả nước khiến hàng loạt đám cưới, tiệc sinh...