Đi lễ, không còn lo mất của
Tại các chùa, phủ nổi tiếng như chùa Hà, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ, đền Quán Thánh… năm nào cũng có người bị mất trộm tài sản. Để người dân đi cầu phúc lộc đầu năm được an toàn, các lực lượng công an, bảo vệ dân phố, tự quản đã có giải pháp ngăn chặn tình trạng này.
Du khách dâng hương tại Phủ Tây Hồ
Tại đền Quán Thánh, năm ngoái xảy gần 10 vụ du khách bị mất trộm tài sản. Nhưng năm nay, với sự vào cuộc của lực lượng chức năng từ mùng 1 đến mùng 4 Tết chỉ ghi nhận có 2 trường hợp của chị Đào Thị Kim Chi ở phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình và một du khách người Nga bị móc túi. Theo bác Nguyễn Phú Thịnh, Phó trưởng Ban Bảo vệ dân phố phường Quán Thánh năm nay khu vực phía trước cổng đền không còn tình trạng để xe tràn lan. Ban quản lý đền đã bố trí một khu vực để xe cho du khách tại số 10 Trấn Vũ. Bảo vệ vòng ngoài là lực lượng tự quản và bảo vệ dân phố nhắc nhở người dân để xe đúng nơi quy định. Bác Thịnh cho hay, ở phường Quán Thánh có 8 tổ dân phố, mỗi tổ có một tổ bảo vệ, chia ca canh gác 24/24 tại khu vực đền Quán Thánh. Phía bên trong đền, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng bố trí lực lượng nhắc nhở người dân đến dâng hương đề cao cảnh giác, tự bảo quản tài sản cá nhân. Ngay tại vị trí cổng vào của đền, một tấm biển đề nghị người dân đề cao cảnh giác để phòng trộm cắp tài sản. Lực lượng cảnh sát hình sự của CAP Quán Thánh cũng bố trí một tổ công tác 5 đồng chí trực chiến tại địa điểm này.
Còn tại Phủ Tây Hồ, do hàng năm lượng người đổ về khu vực này rất đông nên các lực lượng chức năng của phường Quảng An, CAQ Tây Hồ và CATP Hà Nội đã triển khai nhiều tổ công tác tại đây. Ông Trương Tín Hồi, Phó trưởng ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ cho biết: Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4, mỗi ngày ở đây đón khoảng 6.000-7.000 lượt người đến dâng hương. So với mọi năm số lượng du khách không đông bằng các năm trước nhưng tại đây CATP Hà Nội đã bố trí một tổ công tác 142 phòng chống tội phạm móc túi.
Tấm biển nhắc nhở người dân cảnh giác tại đền Quán Thánh
Ngay trong ngày mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Tỵ tổ công tác 142 đã bắt quả tang Nguyễn Thị Hoa (SN 1956) trú tại Bắc Giang đang có hành vi móc túi. Do công tác phòng chống tốt nên đây là trường hợp trộm cắp duy nhất trong mấy ngày Tết Nguyên đán tại đây. Ông Hồi cũng cho hay, các tổ bảo vệ đã bắt được một số trường hợp hạ trộm các mâm lễ hay bốc trộm tiền của người dâng hương. Hầu hết các đối tượng này đều ở nơi khác đến. Nhiều năm qua, để công tác phòng chống trộm cắp hiệu quả hơn, Ban quản lý di tích Phủ Tây Hồ đã lắp đặt một hệ thống camera trong các ban thờ, nhằm quan sát các đối tượng khả nghi, phòng chống cháy nổ mỗi khi lượng khách đến dâng hương đông và chống trộm đột nhập buổi đêm khi người thưa vắng.
Video đang HOT
Tại chùa Hà, từ nhiều năm về trước, để phòng chống trộm cắp, móc túi, ngoài việc tuyên truyền nhắc nhở người dân, tại đây còn có một tủ gửi đồ cho du khách đến dâng hương ngay ngoài cổng. Đi qua rất nhiều đình đền chùa tại thành phố trong những ngày đầu xuân, một cảm giác an toàn đầy ắp trong lòng mỗi du khách. Chị Mai Phương Thảo, trú tại phố Hoàng Văn Thái, quận Thanh Xuân chia sẻ với chúng tôi: Năm nào đi lễ cũng phải đề phòng, vừa thành kính dâng hương nhưng cái tâm mình không an vì chỉ sợ kẻ gian lợi dụng đông người lấy trộm tài sản, nhưng năm nay, khi có mặt Phủ Tây Hồ ngày mùng 4 Tết Nguyên đán mà theo mọi người nói là đông nhất vẫn thấy rất yên tâm”.
Theo ANTD
Người Hà Nội thư thái đi lễ đầu năm
Không còn cảnh chen nhau như nhiều năm trước, sáng mùng 1 Tết Quý Tỵ, nhiều chùa Phúc Khánh, phủ Tây Hồ, chùa Hà... vẫn khá thưa người dù thời tiết đẹp.
Vài năm trở lại đây, sau khi đón giao thừa ở bên ngoài về, khá nhiều bạn trẻ cũng như các gia đình ở Hà Nội đã đến một số chùa để cầu một năm mới an lành và hạnh phúc. Họ cho rằng đây là thời điểm tốt để họ tìm được sự thanh thản trong lòng.
"Năm nay lần đầu em đi chùa cùng gia đình. Đến đây cũng chỉ biết cầu mong cho gia đình có sức khỏe và bản thân em năm tới thi cử đỗ đạt cao...", nam sinh đang theo học một trường THPT ở quận Tây Hồ đứng trước cổng chùa Trấn Quốc nói lúc 4h sáng trong niềm hân hoan khi mùa xuân đến.
Hơn 9h sáng, người dân vào chùa Phúc Khánh làm lễ khá thư thái. Ảnh: Hà Anh.
Không có điều kiện đến các đền chùa ngay sau giờ khắc giao thừa, 9h sáng nay sau khi làm cơm thắp hương tổ tiên xong, bà Yến ở quận Đống Đa cùng chồng đến chùa Phúc Khánh. Bà lão ngoài 80 tuổi nói, như thường lệ năm nào bà và người thân cũng đến đây. "Nhưng năm nay đi lễ chùa thư thái và thích quá. Không còn cảnh đông đúc như mọi năm...", bà Yến chia sẻ.
Không riêng người già, các trẻ nhỏ cũng được bố mẹ cho đi cùng để hiểu thêm phong tục tập quán của người dân Việt. Như thường lệ, dịp đầu năm các "cửa hàng di động" bán muối lộc cũng được dịp phất. Tại cổng đền, chùa, nhiều sinh viên tranh thủ làm thêm. "Em bán suốt đêm giao thừa ở hồ Hoàn Kiếm và giờ lại về chùa Phúc Khánh này. Hơn 300 túi muối em không đưa ra giá mà tùy tâm của khách trả bao nhiêu thì trả, giờ chỉ còn có vài chục túi...", Phạm Tiến Đạt, sinh viên năm thứ 2 khoa kĩ thuật phần mềm trường Đại học FPT chia sẻ.
Đạt cho biết thêm, sau khi bán muối lộc đầu năm xong cậu sẽ về du xuân cùng bố mẹ và cô em gái. Đây cũng là năm thứ ba Đạt làm thêm ở dịp này.
Sáng mùng 1 Tết, người đàn ông này đi trên phố Tây Sơn với cành lộc trên tay. Ảnh: Hà Anh.
Cùng chung tâm trạng thoải mái, nhiều bạn trẻ đến chùa Hà (ngôi chùa được cho là nổi tiếng trong việc cầu tình duyên). Ba cô gái diện quần áo mới, trang điểm khá bắt mắt chia sẻ, sau khi được nghe bạn bè mách nước họ cũng bắt xe buýt từ Đông Anh sang để làm lễ. Sau khi mua những đồ cúng, cả 3 hi vọng, sau lần này sẽ không còn phải lận đận về đường tình duyên.
Theo ghi nhận của VnExpress, dòng người đến chùa Hà sáng mùng 1 Tết chưa đông nhưng nơi đây đã có dấu hiệu trộm cắp. Loa phát thanh liên tục nhắc nhở người đi chùa cần chú ý cảnh giác.
Tránh bị mất đồ, nhiều năm nay, chùa Hà cũng đã đầu tư gần 100 tủ sắt để người đi lễ yên tâm gửi vào. Một người trông giữ cho biết, ở đây trông miễn phí, thủ tục gửi cũng như lấy ra gọn nhẹ.
Nhiều người dân Hà Nội đã có mặt ở suối Yến từ khá sớm. Ảnh:Mai Tuân.
Gần trưa mùng 1 Tết, nhiệt độ nhích dần lên. Nhiều người dân Hà Nội đã có mặt trên suối Yến ở chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Nam thanh niên 34 tuổi ở quận Hoàng Mai cho hay năm nay gia đình anh đi hơn chục người, trong đó có cả những Việt kiều từ Hà Lan mới về nước.
"Năm nào gia đình cũng chọn ngày mùng 1 Tết đến nơi đây dù ngày 6 mới khai hội chính thức. Lúc này mọi thứ vẫn khá yên bình và thơ mộng, không phải chen lấn để mua vé cáp treo...", anh tâm sự.
Theo VNE
Phí đổi tiền lì xì tăng mạnh Nhu cầu đổi tiền mới lì xì trong dịp Tết Nguyên đán đang nóng lên kéo theophí đổi tiền tăng mạnh so với năm trước. Nhu cầu đổi tiền mới lì xì tết tăng cao - Ảnh: Diệp Đức Minh Muốn bao nhiêu cũng "chiều" Chỗ chị là thiên đường tiền lẻ, tiền mới. Muốn bao nhiêu để chị chiều? 1.000, 5.000, 10.000...