Đi lễ đi hội mà tội mà buồn
Với gần 8.000 lễ hội, bình quân, mỗi ngày, có 22 và mỗi giờ có 1 lễ hội, chúng ta đã để lễ hội tràn lan, nhàm chán, thậm chí cả đua tranh.
Tôi rất kính trọng, tôn trọng các di tích có giá trị lịch sử văn hóa thực sự, các lễ hội có truyền thống lâu đời và được tổ chức theo đúng nghi lễ từ xưa, đến di tích đó, tham dự lễ hội đó, con người được cộng cảm với cộng đồng văn hóa của dân tộc, làng nước.
Thế mà, lâu nay tôi rất sợ đi các lễ hội. Không chỉ vào dịp xuân tết, mà cả các dịp lễ này lễ nọ. Bởi khi đến các đình chùa miếu mạo, các di tích văn hóa lịch sử vào những dịp lễ hội thì chỉ thấy lắm cảnh chướng tai gai mắt, nhiều hành động phi văn hóa, phản văn hóa, bực mình không chịu được, mà chẳng thu về được cho mình sự thư thái, bình an, sự phấn chấn, hân hoan, như lẽ ra phải có trong những dịp như thế.
Với 7.966 lễ hội, bình quân, mỗi ngày, có 22 và mỗi giờ có 1 lễ hội, chúng ta đã để lễ hội tràn lan, nhàm chán, thậm chí cả đua tranh.
Trong nhiều những lễ hội như vậy các giá trị truyền thống thực sự chẳng những không được tôn vinh, đề cao đúng tầm, có văn hóa, mà lại bị làm “mất giá”.
Chưa kể có những lễ hội lại bày đặt, xuyên tạc, thậm chí “làm giả” lịch sử, như khai ấn đền Trần Tức Mặc.
Khai ấn đền Trần Tức Mặc không được lịch sử, khoa học ghi nhận.
Tôi còn muốn nói mạnh hơn là chứng kiến cảnh chen chúc xin ấn đền Trần năm nào thấy như có cái gì đó “man rợ”.
Nghĩ cũng buồn. Ám ảnh tài lộc khiến cho bao người đua chen nhau, giẫm đạp lên nhau, lừa dối nhau để kiếm được một tờ giấy mới vừa đóng triện mà có nhà nghiên cứu bảo là giấy đó, triện đó thì muốn có bao nhiêu cũng được, cứ gì phải tới đền chùa.
Mặc cho nhà khoa học đã khảo cứu chứng minh cái lễ ban ấn đền Trần là không có, không ghi trong sử sách.
Mặc cho những kẻ buôn thần bán thánh công khai làm trò. Mặc tất, cứ nghe nói có lễ, có thiêng, là đổ xô kéo đến, xin cho bằng được.
Tình trạng loạn lễ hội, nhiễu nhương lễ hội trước hết là do các cấp quản lý, nhất là quản lý văn hóa.
Video đang HOT
Một thời chúng ta gộp tất cả những gì liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh cho vào cái “rọ” gọi là “mê tín” để bài trừ, ngăn chặn, cấm đoán.
Khi đổi mới, mở cửa, chúng ta lại thả nổi những trò mê tín thực sự để chúng leo lên tầm tín ngưỡng và cứ thế hết lễ này đến hội nọ mọc ra, nơi nơi đua nhau tìm thần tích, thánh phả để lập hồ sơ xin công nhận di tích, rồi khi được công nhận thì bắt đầu “lễ hội” cúng bái rầm rộ, bày ra đủ trò kéo khách.
Hàng trăm người dân tập trung, sau đó có người còn cúng bái một con cá chép vì “nổi lên rồi lại chìm”.
Và cũng không lấy gì làm lạ, tết này cả một làng chen chúc khấn vái một con cá chép nổi chìm trong ao vì coi đấy là điều thiêng, là điềm trời. Cho đến khi một người dân vớt con cá lên và bảo sẽ nấu lẩu thì mới hết.
Thật là một bi hài kịch cho người đời. Nói không lạ nhưng càng thấy buồn bã, xa xót. Khoảng trống tâm linh của người dân ta đã đến mức cơ hồ không có gì lấp nổi nữa?
Hiện nay khi bàn đến việc gì, lĩnh vực gì ta hay dùng hai tiếng “văn hóa” đặt trước. Nào văn hóa ẩm thực, văn hóa giao thông, văn hóa điện thoại, văn hóa học đường…
Nói “văn hóa” cái gì đó tức là làm cái đó một cách “có văn hóa”. Mà văn hóa hiểu một cách chung nhất là hành xử có ý thức, từ tự phát thành tự giác, từ bản năng lên lý trí.
Văn hóa lễ hội cũng vậy. Trước nhất là những người tổ chức và điều hành các lễ hội phải biết nhìn ra mục đích văn hóa của việc mình làm, phải làm cho tâm thức văn hóa, tinh thần văn hóa lan tỏa, thấm nhuần ở các nơi thờ tự, cúng bái, sao cho người hành hương về lễ hội tự thấy mình phải có ứng xử văn hóa ở những nơi linh thiêng.
Với sự vào cuộc mạnh tay của ngành quản lý, dư luận mong đợi những hình ảnh phản cảm này sẽ không còn trong mùa lễ hội năm nay 2018.
Bản thân các đình đền chùa miếu, các di tích thắng cảnh cũng phải trở về đúng chức năng văn hóa của mình, phải tạo lập được không gian văn hóa đúng nghĩa, khi đó mọi người đến vãn cảnh chiêm bái mới được khích lệ tâm linh, tinh thần.
Điều quan trọng nữa là tinh thần chủ động và tự giác của khách hành hương.
Đi lễ chùa lễ hội từ nhu cầu nội tâm an lạc tinh thần chứ không phải chạy theo những ảo vọng mơ hồ về cuộc sống vật chất từ một đấng siêu nhiên, khi đó người ta mới có thể thong dong, thanh thản sống được cho mình.
Cho nên, tốt nhất là cứ ngày thường, ngày không sự kiện lễ lạt gì thì mới lên chùa, vào đền, tới các di tích thắng cảnh.
Những lúc đó thật thích được một mình thảnh thơi với đất trời cảnh vật, nhẩn nha đi lại nhìn ngắm, thanh thản thắp một nén hương, lặng thầm tâm tưởng với một pho tượng, một nét hoa văn, đọc những nét chữ câu đối luận ý tứ xưa nay. Lòng thành thấu tận trời xanh, tới tận tiền nhân tiên tổ, cứ gì phải lễ to đồ nặng, phải đua chen.
Theo Danviet
Chùa biên giới xứ Lạng hút khách hành hương trong ngày khai hội
Mùa xuân là mùa lễ hội với nhiều sự kiện đặc sắc được tổ chức cùng lúc tại nhiều địa phương. Ở xứ Lạng, không thể không nhắc tới ngôi chùa mang biểu tượng tâm linh, tình hữu nghị trong cộng đồng quốc tế - chùa Tân Thanh.
Lạng Sơn là tỉnh có nhiều cộng đồng dân tộc anh em cùng chung sống. Chính sự phong phú về thành phần dân tộc dẫn đến sự đa dạng về tín ngưỡng, tạo nên sự xuất hiện của hàng loạt các di tích kiến trúc ở Lạng Sơn như đình, đền, chùa... Đặc tính này hình thành diện mạo khá độc đáo trong đời sống tinh thần và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Lạng.
Mùng 9 tháng Giêng hàng năm, du khách thập phương và nhân dân trên địa bàn lại tham dự Lễ hội chùa Tân Thanh hành hương, cầu phúc, cầu lộc, cầu tài cầu mọi sự may mắn và bình an.
Hàng nghìn người đổ dồn về đây khiến ngôi chùa trở nên đông vui, nhộn nhịp. Khách hành hương ngoài ở các tỉnh như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, người dân địa phường, lễ hội còn thu hút đông đảo du khách của nước bạn Trung Quốc thăm chùa.
Dâng lễ tại ngôi chùa.
Ngôi chùa với kiến trúc độc đáo và địa thế đặc biệt là điểm đến của nhiều người. Bên kia quả đồi đã là nước bạn Trung Quốc nên ngôi chùa mang một biểu tượng đặc biệt.
Cụ già người dân tộc Nùng cũng tham gia trẩy hội.
Chùa Tân Thanh thuộc khu vực Cửa khẩu Tân Thanh, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Chùa có kiến trúc thuần Việt, sát với biên giới Việt - Trung có diện tích 21ha, uy nghi, rộng lớn đang là điểm đến của du khách thập phương
Hàng năm cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, đông đảo du khách lại có chuyến hành hương về ngôi chùa đặc biệt này. Đây là Lễ hội trong chuỗi các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân và khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Lạng Sơn năm 2018. Lễ Khai mạc thu hút hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch tới tham dự. Đặc biệt, du khách và nhân dân khi đến đây sẽ có cơ hội hòa vào không khí đặc sắc với các tiết mục văn nghệ do các ca sĩ, nghệ sĩ của Lạng Sơn và đoàn nghệ thuật của nước láng giềng Trung Quốc biểu diễn.
Nhiều tiết mục đặc sắc được biểu diễn taị buổi lễ khai hội.
Múa sư tử Mèo - một loại hình đặc biệt vừa được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cũng được biểu biễn.
Ngoài ra buổi lễ còn có sự tham gia của các ca sĩ và đoàn nghệ thuật của tỉnh Bằng Tường (Trung Quốc)
Chùa Tân Thanh ở biên cương của Tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam. Sự hiện diện của ngôi chùacòn là thông điệp về sự chân thành, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, tình hữu nghị, cam kết cùng phát triển của nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
Theo Danviet
Kỳ thú Hạc đứng trên lưng Rùa y như linh vật chốn đình, chùa Ở ngôi chùa ấy có 3 ông rùa, duy chỉ có rùa nhỏ làm bạn với hạc, tình bạn thân thiết giữa đôi bạn đặc biệt từng thu hút người hiếu kỳ khắp nơi đổ về tham quan. Thú vị làm sao hình ảnh hạc bằng xương bằng thịt đứng trên lưng rùa y như linh vật chốn đình, chùa... Quang cảnh Phước...