Đi làm “Xuân Tóc đỏ” phục vụ quý bà
Chỉ trong vòng vài năm, môn quần vợt (tennis) vốn dĩ dành cho giới lắm tiền nhiều của ở trời Âu đã nhanh chóng trở thành môn thể thao của hàng vạn người dân Việt Nam.
Và cũng từ đó, trên sân tennis, nhiều kiểu chơi “biến tướng” xuất hiện, mà nếu không phải là người trong cuộc thì khó ai có thể tin nổi. PV đã thâm nhập giới chơi tennis và ghi lại nhiều tình huống bất ngờ trong loạt bài này…
“Xuân Tóc đỏ” là nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, vốn làm nghề nhặt bóng tennis…
Lần theo số điện thoại trên mạng, tôi gọi cho người phụ trách phòng nhân sự của một công ty chuyện kinh doanh sân tennis ở đường Láng (Ba Đình – Hà Nội) tên là Hương. Chị Hương cho biết, công ty đang cần tuyển 5 nam, nữ nhân viên nhặt bóng. Theo đó, mức lương dao động 120.000 – 160.000 đồng/ca 2 tiếng, mỗi ngày có ba ca: 8h – 10h, 14h – 16h và 18h – 20h.
Ba ngày học “kỹ năng mềm”
Sau khi được phỏng vấn qua điện thoại, tôi cầm hồ sơ đến gặp trực tiếp chị Hương. Lúc tôi đến đã 16h chiều, trong phòng tuyển có thêm ba người nữa. Qua trò chuyện, tôi được biết, cả ba đều đang là sinh viên. Anh chàng tóc xoăn, khá điển trai tên là Hùng, sinh viên năm thứ hai của khoa Công trình (đại học Công nghệ GTVT, Hà Nội) sau một hồi phỏng vấn đã được nhận vào làm tại một sân trên đường Nguyễn Phong Sắc (Cầu Giấy). Còn cô gái tên là Loan, dáng gầy gò, nước ra rám nắng, dù đã tha thiết bày tỏ nguyện vọng nhưng vẫn bị Hương loại, vì không đủ sức khỏe.
Chờ đợi gần một tiếng đồng hồ, cuối cùng cũng đến lượt tôi vào vòng phỏng vấn. Thấy tôi, người phụ trách nhân sự tên Hương hỏi: “Vì sao em lại xin làm việc này?”. Tôi bịa: “Em đi học nhưng mà nhà lại nghèo, không có tiền ăn học và đóng học phí. Em thấy việc này lương cũng ổn nên đến xin chị cho đi làm”. Chị Hương hỏi: “Chị đang cần một người như em, trắng trẻo, lịch sự để nhặt bóng cho các chị, nhưng ở khung thời gian từ 8h tối đến 11h đêm. Em có đồng ý không?”. Tôi gật đầu, không quên hỏi thêm một số điều kiện đi kèm như chế độ, phương tiện đi lại, địa điểm… Hương nói thêm: “Đây là sân tập và thi đấu của các quý bà đại gia. Chị sẽ cho em học việc ở sân khác ba buổi, sau đó em đi làm”.
Không khó để tìm những bóng hồng trên sân tennis (Ảnh minh họa)
Cứ theo lời chị Hương, thì yêu cầu quan trọng nhất của người nhặt bóng ở sân tennis dành cho quý bà đại gia này là phải chu đáo, khéo léo và chiều khách bằng mọi giá! “Nếu để các quý bà phật ý thì không những không được hưởng lương mà còn phải bị phạt” – chị Hương căn dặn. Qua ba buổi được rèn luyện cách nhặt bóng và một số kỹ năng mềm khác, tôi được nhân viên của công ty chở đến một sân tennis nằm trong một khu trang trại kiểu resort ở Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Sau khoảng nửa tiếng dọn dẹp sân bãi, lau chùi ghế ngồi, chuẩn bị sẵn vợt và bóng, các loại nước uống và đĩa trái cây, tôi thấy một chiếc xe Audi Q7 màu đen tiến vào gần sân. Người lái xe cao to, nhanh chân xuống mở cửa xe. Bốn quý bà, quý cô ước chừng 30 – 40 tuổi bước xuống. Tôi quan sát thấy ông chủ của trang trại, nghe đâu cũng là một tay anh chị có máu mặt, hăm hở ra đón và dẫn các quý bà vào tận sân. Hình như được giới thiệu từ trước, các quý bà rảo mắt tìm người nhặt bóng. Tôi chạy lại nhanh nhảu: “Cháu chào các cô ạ!”, một quý bà đốp luôn: “Các chị thôi!”. Đúng lúc ấy, tay nhân viên tên là Phương đưa tôi sang sân này chạy lại: “Em xin lỗi các chị ạ! Đây là nhân viên mới nên còn sơ suất, mong các chị thông cảm!”. Ngay sau đó, tay nhân viên này nức nở khen, nào là “Chị xinh quá”, nào là “Da chị dạo này đẹp hẳn lên”, rồi “Chị có mái tóc rất thời trang”…
Video đang HOT
Chỉ sau vài lời khen, Phương đã “lật ngược tình thế”, chiếm cảm tình đặc biệt của các quý bà ngay. Một quý bà tên là Mai Chi (sau này tôi mới biết tên) rút ngay tờ 500.000 đồng mới coóng “bo” cho Phương. Sau vài màn giới thiệu, các quý bà cũng bắt đầu thân thiện hơn với tôi. Nhưng thấy thái độ tôi ấp úng khi không quen phục vụ và nói những lời hoa mỹ như tay nhân viên kia, một quý bà lên tiếng: “Càng trẻ càng tốt! Chưa biết rồi sẽ biết!” làm tôi có phần an tâm hơn.
Choáng vì “luật chơi thoát y”
Sân tennis này khá đặc biệt. Bốn bên là cây cối um tùm, cả trang trại không phục vụ ai, ngoài bốn quý bà này. Phía bên cạnh có một nhà vệ sinh và một nhà tắm, mà theo nhân viên tên Phương nói thì nó mang đẳng cấp năm sao. Sau hồi làm quen, tay lái xe và Phương lẳng lặng rút lui, chỉ còn tôi và bốn quý bà trong sân.
Lúc này đã là 8h30′ tối. Ánh đèn trong sân được chiếu bốn bên, như ánh đèn trong sân bóng đá mà chúng ta thường thấy. Bốn quý bà từ trong nhà tắm ra, làm tôi choáng váng, khi mặc bộ quần áo chơi tennis quá mỏng, ngắn và bên trong… không mặc nội y. Thấy tôi ấp úng, một cô trẻ nhất trong nhóm quay sang cười phá lên, rồi cả bốn người phụ nữ cùng cười to, khiến tôi càng ngại.
Trận cười đang nghiêng ngả thì có thêm ba thanh niên trẻ khác, đầu tóc rất kiểu cách, ra vẻ là tay chơi đi vào. Dường như đã quen từ lâu, họ chào nhau thân tình, âu yếm. Lúc này, tôi mới hiểu cách chơi của các quý bà đại gia này. Thì ra, khác với những sân khác, tại đây, mỗi người chơi là một người phục vụ, từ nhặt bóng, lau mồ hôi, gắp trái cây… Tôi được phân công phục vụ người trẻ nhất. Ba thanh niên kia có tên là Duy Mạnh, Hoàng Giang và Thanh An.
Cuối cùng, trận đấu cũng bắt đầu. Nhìn đường bóng, tôi đoán các quý bà đã chơi khá lâu, nhìn nước da tôi cũng đoán các quý bà không chơi ở sân ngoài trời vào ban ngày. Luật chơi được đưa ra như sau: Nếu bên nào thua thì phải cởi áo trên! Đến đấy thì tôi thực sự choáng. Tôi tính xin ra về, nhưng không ai cho. Mai Chi an ủi tôi: “Em mà về thì chị buồn chết!”. Thế là tôi bị rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Cuối cùng trận bóng cũng kết thúc lúc hơn 10h tối. Đội thua thuộc về đội của Mai Chi. Thế nhưng, tôi không hề thấy Mai Chi xấu hổ khi phải thực hiện lời “cá độ”, mà hình như còn phấn khích. Cả hội được trận cười nghiêng ngả khi Mai Chi và đồng đội (tên là Bích Vân) tựu tay… cởi áo để nude toàn bộ phần trên! Ba gã trai kia ngả ngớn nhìn Mai Chi, còn tôi thì đỏ mặt quay đi. Mai Chi chắc hơn tôi khoảng 5 – 6 tuổi, nhưng tỏ rõ là người từng trải.
Kết thúc buổi, cả hội kéo nhau vào trong khu biệt thự để ăn. Căn phòng khá đẹp, bày trí xa hoa theo lối hiện đại. Khi ăn chúng tôi được chia từng đôi. Giờ nhớ lại lời dặn của người phụ trách công ty rằng “phải chiều hết mực các quý bà” tôi mới hiểu là như thế nào. Lúc ngoài sân, tôi phải đóng vai kẻ hầu người hạ khách chơi. Khi vào mâm ăn, tôi trở thành “bạn cùng tiến” với khách. Mai Chi gắp thức ăn, rót rượu chăm tôi. Nhưng ly rượu nồng say của dòng Chivas 25 năm chai sứ, nghe nói là hàng xách tay từ Đức về, khiến bữa nhậu càng thêm hấp dẫn. Tôi thấy, cả bốn quý bà, qúy cô đều là người sành rượu và tửu lượng khá tốt.
“Tẩu vi thượng sách”
Khi đã chếnh choáng hơi men, họ cùng nhau hô “đi tăng ba”. Chiếc xe lại chở chúng tôi đến một khách sạn sang trọng trên đường Kim Mã. Lúc này, như đã thỏa thuận trên xe, “cặp nào vào phòng nấy”. Trong lúc lên cầu thang, tôi kêu muốn vào nhà vệ sinh và gọi cho cậu bạn để giải cứu. Thế là “tẩu vi thượng sách” (chạy là trên hết), tôi nhanh chân lao vào thang máy, bấm nút đi xuống và bắt taxi quay về. Cũng từ đó, chiếc sim điện thoại mà tôi đã dùng để liên lạc trong lần đi làm “Xuân Tóc đỏ” hú hồn đã không bao giờ hoạt động…
Kỳ tới: Hợp đồng bạc tỷ và “tình” chớp nhoáng
Theo 24h
Thu tiền học sinh... xây sân tennis
Tại Đắk Lắk có những trường thu tiền để lắp camera, mua máy photocopy... và để xây sân tennis cho thầy cô tập thể dục nữa!
Mặc dù từ đầu năm, Bộ GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo chấn chỉnh tình trạng lạm thu ở các trường học trong cả nước, nhưng nhiều trường học ở Đắk Lắk vẫn ngoảnh mặt làm ngơ và buộc học sinh đóng góp tự nguyện đủ thứ tiền.
Lắp camera trong lớp học
Núp bóng hình thức thu tự nguyện, Trường THPT Hồng Đức (TP Buôn Ma Thuột) đã cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) thu những khoản trái quy định như: Lắp đặt hệ thống camera, đồng phục thể dục, đồng phục áo ấm, mua máy photocopy đề kiểm tra trong năm học, kinh phí hoạt động của ban đại diện CMHS... Camera được trường lắp đặt ngay cửa ra vào lớp để giám sát mọi hoạt động của HS và giáo viên.
Theo báo cáo về tình hình thu nộp các khoản tiền đầu năm của Trường THPT Hồng Đức, đến nay, trường đã vận động CMHS khối 11, 12 ủng hộ được 23 triệu đồng và khối 10 được 67 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, trường sẽ tiếp tục vận động thêm 70 triệu đồng nữa để lắp camera đủ 30 phòng học và phòng giáo viên, 4 phòng giám hiệu và bảo vệ. Theo quy định, những khoản đóng góp này dựa trên tinh thần tự nguyện nhưng trường lại đề ra mức ủng hộ phải trên dưới 100.000 đồng/HS.
Trường THPT Hồng Đức (TP Buôn Ma Thuột).
Trong khi đó, trường còn thu theo "thỏa thuận" với CMHS những khoản tiền vượt quy định như: Bảo hiểm thân thể 100.000 đồng/HS/năm, quỹ hội CMHS 170.000 đồng/HS/năm, tiền mua máy photocopy đóng góp 50.000 - 70.000 đồng/HS... "Trường bảo tự nguyện đóng góp, nhưng họ đã đề ra mức thu như thế thì có phụ huynh nào dám không nộp. Con cái mình học ở đó, không nộp thì chúng sẽ chịu thiệt thòi" - chị N.T.T.H. (một phụ huynh) bức xúc.
Tại buổi làm việc với trường ngày 9/10, ông Đỗ Quang Tuyên (Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đắk Lắk) đã yêu cầu: "Đối với khoản thu tự nguyện để đầu tư mua sắm các thiết bị trong nhà trường như: lắp đặt hệ thống camera, mua máy photocopy... là quá tốn kém, không cần thiết, vì vậy, nhà trường cần có biện pháp xử lý theo đúng quy định.
Riêng khoản thu phí hoạt động của Ban đại diện CMHS 170.000 đồng/HS phải trả lại phụ huynh HS, còn quyết định thu bao nhiêu thì ban đại diện CMHS cần bàn bạc lại với CMHS và nhà trường để xem xét lại khoản thu này cho hợp lý. Tránh tình trạng Ban đại diện CMHS thu hộ nhà trường các khoản về đầu tư cơ sở vật chất".
Xây sân tennis cho... thầy cô chơi
Trường THPT Cư M'gar (huyện Cư M'gar), vào năm học 2009 - 2010, bắt HS đóng tiền để xây sân tennis cho các thầy cô tập luyện thể dục.
Cô Phạm Thị Thơ (Thủ quỹ Ban đại diện CMHS của trường) cho biết: "Giữa năm học 2009 - 2010, trường cho HS nghỉ hai ngày học và bảo HS phải tìm cách kiếm tiền để nộp 60.000 đồng cho trường xây sân tennis. Khi nghe con tôi bảo đem tiền nộp cho trường, tôi hơi bất ngờ vì khoản đóng góp này chưa được thông qua CMHS. Nhưng tôi buộc phải đưa tiền cho con đóng vì sợ không đóng thì các thầy cô gây khó dễ cho con mình. Bước sang năm học 2011 - 2012, khi có đơn thư phản ánh việc này thì trường đã lên danh sách bắt HS ký đã nhận đủ tiền, nhưng chỉ trả lại cho HS 30.000 đồng. Số tiền còn lại trường bảo đã nộp vào quỹ Đoàn trường nhưng không có chứng từ gì cả, nên không biết số tiền đã đi về đâu".
Không những thế, trong 3 năm học trở lại đây trường đã thu nhiều khoản bất hợp lý. Theo phản ánh của Ban đại diện CMHS, trong năm học 2011 - 2012, trường đã thu tiền trồng cỏ sân trường tổng cộng hơn 46 triệu đồng, tiền cắt cỏ hơn 24 triệu đồng, tiền ôn thi tốt nghiệp hơn 264 triệu đồng, tiền thi thử đại học 30 triệu đồng, quỹ hội CMHS, quỹ vệ sinh và quỹ photocopy hơn 274 triệu đồng... Tổng các khoản thu CMHS phải đóng góp trong năm học lên tới hơn 1,3 tỷ đồng.
Nhà trường thu rất nhiều tiền của CMHS và chi không đúng mục đích. "Sân trường toàn xi măng nhưng không hiểu sao lại thu tiền trồng cỏ, thu tiền mua cây lưu niệm nhưng chẳng thấy cây đâu và thu tiền ôn thi tốt nghiệp nhưng HS chỉ được học vài ba buổi rồi cho nghỉ. Trường còn bắt mỗi HS phải học 3 giáo viên khác nhau cho một môn học, gồm giáo viên bộ môn, giáo viên dạy dễ hiểu và giáo viên do trường chỉ định. Chỉ có giáo viên bộ môn không phải đóng tiền, còn hai giáo viên kia HS phải đóng nhiều tiền" - cô Phạm Thị Thơ phản ánh.
Ngoài ra, Trường THPT Cư M'gar còn bắt ban đại diện chi những khoản bất hợp lý như: Tiền phục vụ hội đồng coi thi tốt nghiệp, tiền xây dựng trường, tiền thi thử đại học, tiền photocopy...
Không riêng gì hai trường nói trên, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng bị phụ huynh tố lạm thu. Bà Trần Thị Trung Ngôn (ở xã Ea Đinh, huyện Cư M'gar) tố cáo hiệu trưởng và trưởng ban đại diện CMHS đã thu trái quy định gần 1 tỷ đồng.
Còn tại trường THPT Buôn Ma Thuột (TP Buôn Ma Thuột), đoàn khảo sát của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã phát hiện nhiều khoản thu vượt quy định như: Tiền nước uống tinh khiết phục vụ HS, đồ dùng vệ sinh lớp học 90.000 đồng/HS/năm, tiền phụ phí HS như mua xà phòng, giấy vệ sinh, khăn, nước tẩy, công dọn vệ sinh... với tổng số tiền 108.000 đồng/HS/năm, tiền giữ xe máy 162.000 đồng/HS/năm, xe đạp 90.000đồng/HS/năm...
Ông Trương Thức (Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Đắk Lắk) cho biết: "Sở đã nhận được những phản ánh về vấn đề thu chi, xây dựng sai quy định ở Trường THPT Hồng Đức và Trường THPT Cư M'gar. Trong tuần này, đoàn thanh tra của sở sẽ về kiểm tra tại hai trường học này và sẽ xử lý nghiêm nếu các trường vi phạm quy định của ngành".
Theo Công Hoan
SGGP
Rùa Hồ Gươm nổi bật trên báo chí quốc tế Sự kiện bắt rùa Hồ Gươm đưa lên bờ chữa bệnh vào ngày 8.3 dù không thành công nhưng đã thu hút được sự quan tâm của các hãng thông tấn lớn và báo chí thế giới như AP, New York Times, Telegraph... Tờ New York Times của Mỹ bám rất sát sự kiện này. Trên trang web của New York Times đưa...