Đi làm về thấy mặt bố chồng tái nhợt, tôi lo lắng hỏi thăm nhưng ông đáp lời khiến tôi bủn rủn chân tay
Tôi đi làm về nhà thì thấy bố chồng mặt mày tái nhợt ngồi ở phòng khách, tôi chào ông cũng không đáp. Tôi nấu cơm xong, bố chồng vẫn ngồi ở đó.
Tôi mới kết hôn hồi năm ngoái, và sau đó hai vợ chồng sống chung với bố mẹ chồng chứ không ra riêng. Bố chồng tôi đã về hưu được 3 năm rồi, tuy có tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe mạnh và rất năng nổ, tham gia đủ các câu lạc bộ ở quê. Nói thật, thanh niên như vợ chồng tôi cũng chẳng theo kịp ông.
Ngày thường việc nhà cửa, cơm nước phần lớn đều do bố mẹ chồng đảm nhận, vì ông bà ở nhà rảnh rỗi mà vợ chồng tôi lại về muộn. Đến cuối tuần ở nhà, hai vợ chồng mới tranh thủ dọn dẹp và nấu bữa cơm đỡ đần ông bà được thôi. Được cái bố mẹ chồng cũng thoáng tính, không áp đặt gì nên tôi sống khá thoải mái, từ ngày đi làm dâu đến giờ gần như chưa xảy ra xích mích với nhà chồng lần nào.
Cách đây hai tháng, chị chồng sống ở thành phố sinh con nên mẹ chồng tới đó ở để chăm mẹ con chị khoảng thời gian ở cữ. Về phía bố chồng, chẳng hiểu sao thời gian gần đây ông i suốt, lúc thì ông bảo đi họp câu lạc bộ, lúc thì bảo đi câu cá với bạn bè,…Mẹ chồng ở xa, vợ chồng tôi lại bận rộn với công việc nên thành ra cũng không quan tâm được nhiều tới lịch sinh hoạt bố chồng.
Mấy hôm trước tôi tan làm về đến nhà thì thấy bố chồng đang ngồi thất thần ở phòng khách. Mặt mũi ông tái nhợt, tôi chào mà ông cũng không nói gì, cứ ngồi trầm ngâm như vậy không biết nghĩ gì.
Thấy bố chồng mặt tái nhợt, tôi ân cần hỏi thăm nhưng ông không nói. (Ảnh minh họa)
Tôi nấu cơm xong, bố chồng vẫn ngồi ở đó. Đúng lúc này thì chồng tôi đi làm về, hai vợ chồng mới ra hỏi han xem bố làm sao, ốm đau chỗ nào thì để chúng tôi đưa đi khám hoặc mua thuốc uống. Nào ngờ vừa hỏi xong, bố chồng lại nói với hai vợ chồng:
- Con gọi mẹ về nhà ngay, nhà mình xảy ra chuyện lớn rồi.
Mặt bố chồng xám ngoét đầy lo lắng, nhưng vợ chồng tôi hay mẹ gặng hỏi đã xảy ra chuyện gì thì ông lại không nói, nhất quyết đợi mẹ về đến nhà mới chịu nói. Tưởng bố chồng mắc bệnh gì, mẹ chồng sợ hãi gói ghém đồ đạc bắt taxi về nhà ngay trong đêm.
Khi mẹ về đến nơi, cả nhà liền họp gia đình. Lúc này bố chồng mới chậm rãi nói rõ ngọn ngành mọi chuyện:
- Bố bị lừa rồi các con à. Bố nghe người ta vay tiền bạn bè, tín dụng đen bên ngoài để đầu tư, giờ chúng nó ôm tiền chạy hết rồi. Bây giờ bố đang ôm món nợ 800 triệu, chưa tính lãi. Bố xin lỗi các con. Tôi xin lỗi bà.
Video đang HOT
Nói đoạn, bố chồng liền đưa ra đống giấy nợ xếp trên mặt bàn. Cả nhà sửng sốt, không ai có thể tin nổi điều này, nhưng giấy trắng mực đen bày ra rành rành trước mặt thì không thể chối cãi được nữa rồi.
Mẹ chồng khóc lóc, trách móc bố già cả rồi còn tham, bị lừa rồi ôm nợ về nhà. Vợ chồng tôi thì sốc không nói nên lời, chân tay tôi run lẩy bẩy không biết nên làm thế nào với khoản nợ của bố chồng.
- Tôi biết tôi sai rồi, bà đừng khóc lóc nữa được không? Khóc bây giờ có giải quyết được vấn đề gì không? Nếu cả nhà không trả nợ cho tôi thì tôi treo cổ chết quách đi cho đỡ nặng gánh.
Bị chồng mắng, mẹ chồng lại quay sang trách móc vợ chồng tôi ở nhà không quan tâm, chú ý để khuyên bảo bố, biết sớm mà can ngăn thì chuyện đã không ra nông nỗi này.
Bố chồng ôm nợ về nhà, mẹ chồng trách mắng chúng tôi không quan tâm ông nên mới xảy ra cơ sự này. (Ảnh minh họa)
Đêm đó, cả nhà chẳng ai ngủ nổi. Hôm sau, mẹ chồng mở két lấy ra các sổ tiết kiệm, tiền vàng, cộng dồn vào được gần 300 triệu. Đến tầm trưa, mẹ chồng gọi tôi vào phòng nói chuyện riêng.
- Bố mẹ vét cả nhà cả cửa mới được gần 300 triệu. Vợ chồng anh chị điều kiện kinh tế không có lại mới sinh con nên chẳng dư được là bao, chị bảo chỉ có thể xoay được 50 triệu thôi. Số còn lại con về vay bố mẹ con để trả nợ cho bố được không?
Tôi giật mình trước lời mẹ chồng nói. Bố mẹ tôi mở một ốt gạo, ngũ cốc nho nhỏ bán ở chợ, lời lãi chẳng bao nhiêu mà còn đang phải nuôi em trai học đại học thì lấy đâu ra tiền tiết kiệm. Phận làm con tôi chưa gửi cho bố mẹ được đồng nào dưỡng già, giờ lại vác mặt về vay tiền bố mẹ thì coi sao được.
Tôi nói khéo với mẹ chồng về hoàn cảnh nhà mình, cũng ý tứ rằng tôi sẽ cố gắng đi vay nhưng may lắm chỉ được khoảng 50-100 triệu thôi, vì thời buổi kinh tế khó khăn chẳng ai dư dả gì. Tôi cũng ngỏ ý với mẹ chồng là cắm nhà vay ngân hàng, khoản lãi này sẽ thấp hơn tín dụng đen vay bên ngoài thì sẽ nhẹ gánh hơn, tiền gốc cố gắng tích cóp trả dần dần. Thế mà mẹ chồng đùng đùng chửi tôi:
- Nhà tôi đối xử với cô có đến nỗi nào đâu, thế mà giờ cô thấy bố chồng lâm vào đường cùng cũng không cứu giúp, còn bắt ông bà già này cắm nhà. Đến lúc không trả được nợ, mất nhà thì chúng tôi biết sống ở đâu? Cô muốn bố chồng cô chết mới vừa lòng hả dạ đúng không? Đúng là có hoạn nạn mới thấu lòng nhau mà.
Nghe lời mẹ chồng nói mà lòng tôi chua xót, sao bà lại nghĩ tôi như thế chứ. Giờ cả bố chồng lẫn mẹ chồng đều van xin, mắng mỏ, đe dọa vợ chồng tôi phải tìm cách kiếm được hơn 300 triệu để trả nợ cho bố chồng. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Làm bố, mẹ đơn thân: Tự do đi kèm với áp lực và cách giải stress của những người trong cuộc
Với nhiều lý do khác nhau, trở thành bố, mẹ đơn thân đang có xu hướng tăng lên trong xã hội.
Mặc dù có sự tự do, không ràng buộc bởi hôn nhân nhưng cũng song hành nhiều áp lực, gánh nặng đối với bất cứ ai đã, đang và sẽ đi trên con đường này.
Hôn nhân không phải lúc nào cũng hạnh phúc mà còn đi kèm với những mâu thuẫn trong cuộc sống của hai vợ chồng. Khi những mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm, nhiều người chọn chịu đựng nhưng cũng có nhiều cặp đôi quyết định đi tới ly hôn để giải thoát, cho nhau một cuộc sống mới.
Sau ly hôn, nhiều người trở thành bố, mẹ đơn thân, phải một mình đảm nhận vai trò của hai người để nuôi con của mình. Xu hướng này đang dần phổ biến hơn trong xã hội, chứa đựng cả những điều tích cực và tiêu cực mà mỗi ai lựa chọn đều phải đối mặt.
Quyết định bước ra khỏi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, điều đầu tiên những người trong cuộc phải đối mặt chính là ánh mắt đánh giá từ người khác. "Đã lấy nhau là phải chịu đựng nhau mà sống", "Ly hôn thì làm sao mà nuôi con được?", "Con cái không có đủ cha mẹ sau này không nên người"...
Hàng loạt những lời bàn tán, câu nói, những ánh nhìn đầy phán xét từ xã hội có thể đến từ bạn bè, hàng xóm, thậm chí là cả người thân của những người trong cuộc.
Đối mặt với những định kiến ấy, chị Hiền (34 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), một người mẹ đơn thân nuôi 3 đứa con chia sẻ: "Hồi mới ly hôn, bắt đầu nuôi con một mình, tôi cũng hay nghe được nhiều điều không hay và phán xét từ xã hội.
Lúc đầu tôi cũng buồn, nhưng sau một thời gian, tôi đã quyết định bỏ những lời nói ấy ngoài tai để bớt suy nghĩ hơn. Tôi đang ngày ngày cố gắng nuôi dạy con và hoàn thiện bản thân hơn để chứng minh cho mọi người thấy mẹ đơn thân vẫn có thể sống tốt và nuôi dạy con nên người".
Làm bố, mẹ đơn thân có tự do và cũng có những nỗi niềm thầm kín.
Một mình gánh vác trách nhiệm của hai người nên những bà mẹ đơn thân sẽ gặp phải rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Áp lực tài chính, áp lực về thời gian, áp lực về việc nuôi dạy con như thế nào để con trưởng thành đúng cách... và vô vàn những vấn đề khác luôn đè nặng trên đôi vai.
Chị Vân (36 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang), một mình nuôi 2 đứa con cho biết: "Tôi đi làm công ty, từ khi bố cháu mất, để kiếm tiền nuôi con, tôi làm cả tuần, không nghỉ ngày nào. Cứ đi sớm về khuya, sáng mở mắt là đi rồi, con cái vứt lăn vứt lóc, bé lớn thì tự đi học, còn bé nhỏ nhờ bà giúp một tay chăm sóc".
Áp lực còn thể hiện ở chỗ, một người mà phải ở trong vai trò hai người. Khi sống một mình với con, người làm mẹ đơn thân phải hóa thân thành người bố. Một người đàn ông khỏe mạnh, biết làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà, biết bảo vệ con khỏi tất cả nguy hiểm của cuộc sống...
Tuy có nhiều áp lực phải chịu đựng nhưng việc trở thành bố, mẹ đơn thân cũng cho nhiều người cuộc sống tự do, thoải mái hơn.
Trở thành bố, mẹ đơn thân đi kèm với nhiều áp lực mà người lựa chọn nó phải chấp nhận.
Trở thành bố, mẹ đơn thân sẽ cho người đó có không gian, thời gian riêng để làm những việc mình yêu thích. Trong cuộc sống hôn nhân, khi sống chung với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ, nhiều người không có không gian, thời gian để làm những công việc, sở thích của mình.
Thậm chí, nhiều người còn phải từ bỏ niềm đam mê do nhà thông gia không thích hay không đồng ý. Điều này đặc biệt hay xảy ra với phụ nữ. Với tư tưởng phụ nữ lấy chồng nên ở nhà trông con, nhiều người đã phải từ bỏ niềm đam mê, công việc mơ ước của mình. Vì vậy, khi ở một mình, họ có cơ hội được làm việc mình thích và thể hiện bản thân nhiều hơn.
Cũng theo chị Hiền chia sẻ, khi ở một mình với các con, chị có nhiều thời gian riêng để làm những việc mình yêu thích. Chị có thể đi mua sắm đồ đạc, trang trí nhà cửa theo ý mình muốn hay đơn giản là uống cà phê cùng bạn bè mà không cần lo lắng khi nào chồng về để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
Bố, mẹ đơn thân còn có thời gian cho các mối quan hệ cá nhân nhiều hơn khi sống chung. Một khi đã bước vào hôn nhân, hiếm ai có nhiều thời gian dành cho bạn bè, đồng nghiệp. Cuộc sống của họ xoay quanh việc đi làm và chăm sóc con.
Đôi khi, có cả những trường hợp vợ hoặc chồng không cho phép nửa kia của mình ra ngoài hay có những mối quan hệ mà mình không biết rõ. Cho nên, khi trở thành bố, mẹ đơn thân, người ta không còn bị bó buộc bởi bất kỳ ai hoặc bất cứ công việc nào ở nhà.
Họ có thêm thời gian rảnh rỗi để đi cà phê, mua sắm, trò chuyện cùng bạn bè hay các mối quan hệ khác. Việc này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn khiến con người tạo dựng thêm các mối quan hệ, hỗ trợ cho công việc và cuộc sống.
Trở thành bố mẹ đơn thân đi kèm với nhiều áp lực mà người lựa chọn nó phải chấp nhận. Tuy nhiên chỉ cần biết cách biến những áp lực ấy thành động lực, sống tích cực hơn vì con cái và bản thân thì cuộc sống đơn thân sẽ vui vẻ, thoải mái hơn rất nhiều.
Mua được nhà khang trang như ước mong, nhưng tôi chán ngán chẳng muốn về Chỉ vài tháng về nhà mới, ngôi nhà trong mơ của tôi trở nên bẩn thỉu, bừa bộn. Phòng ngủ lộn xộn, phòng các con như bãi chiến trường. 5 năm kết hôn, vợ chồng tôi có với nhau một bé trai kháu khỉnh. Cũng từng ấy thời gian, chúng tôi sống chung với ba mẹ tại một ngôi nhà nhỏ ở ngoại...