Đi làm về mệt nên bỏ cơm, tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy mâm cơm mẹ chồng để phần kèm theo một tờ giấy nhắn điều này
Hơi váng đầu nên tôi đi nằm, xin phép bố mẹ được ăn cơm sau, nghĩ bụng mẹ chồng chắc cũng chẳng thoải mái gì nhưng ai ngờ…
Tôi và chồng kết hôn được 5 tháng. Bản thân tôi là người cá tính, độc lập, rất sợ mấy chuyện mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu nên ngay từ trước khi cưới, tôi đã nói với chồng rằng chỉ ở chung với bố mẹ một thời gian rồi sau đó chuyển ra ở riêng. Chồng tôi là con trai duy nhất nên rất muốn ở cùng bố mẹ. Anh đồng ý với yêu cầu của tôi nhưng trong lòng còn lăn tăn, lưỡng lự lắm.
Trước khi đi lấy chồng, mấy bà chị họ của tôi cũng bảo, dứt khoát không được thân thiết với mẹ chồng, phải giữ khoảng cách. Cuộc sống còn nhiều điều không thể nói trước được gì nên tốt nhất cứ bình thường thôi, không đến lúc xảy ra chuyện lại ‘thân nhau lắm cắn nhau đau’.
Hơn nữa, mấy chị đồng nghiệp còn khuyên tôi, với mẹ chồng thì ngay từ đầu phải ‘cứng’ kẻo cứ cả nể quá, cuối cùng chỉ mình là khổ.
Nghe mọi người nói khá hợp lý nên khi về làm dâu, tôi giữ khoảng cách với mẹ chồng. Công việc của tôi cũng rất bận rộn, đi từ sáng đến tối mới về, mẹ con chỉ chạm mặt nhau trong bữa cơm tối.
Đi làm về thì tôi chỉ chào hỏi, nói chuyện vu vơ một vài câu chứ không quấn quýt, quan tâm mẹ chồng. Đôi lúc tôi thấy mẹ chồng cũng hỏi han mình nhưng hỏi gì thì tôi trả lời nấy chứ ít khi chủ động bắt chuyện với bà. Tôi thấy như vậy cũng hay, càng nói ít, tiếp xúc ít thì càng đỡ bị bắt lỗi, sinh ra nhiều chuyện.
Hôm ấy, công việc ở công ty có chút thay đổi khiến tôi rất mệt mỏi và áp lực. Về đến nhà thì đầu óc quay cuồng nên tôi xin phép mẹ chồng không ăn cơm cùng mọi người trong nhà. Mẹ chồng chỉ bảo ‘ừ’rồi không nói thêm câu gì khiến tôi đoán rằng bà chẳng thoải mái, nhưng kệ, mệt thì cứ nghỉ.
Tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy mâm cơm đầy đặn mẹ chồng để phần mình. (Ảnh minh họa)
Lên phòng nằm tắt điện ngủ đến hơn 9 giờ mới tỉnh dậy. Tôi xuống nhà xem còn gì ăn hay không, trong đầu vẫn nghĩ nếu mẹ không phần cơm thì ăn gói mỳ tôm cũng được. Ai ngờ, nguyên một mâm cơm còn khá đầy đặn được mẹ chồng để gọn gàng, úp lồng bàn cẩn thận dưới bàn ăn phòng bếp. Còn chưa hết bất ngờ, tôi lại ngỡ ngàng khi thấy mảnh giấy với những dòng chữ nắn nót của mẹ chồng để cạnh mâm cơm: ‘ Nếu dậy muộn, con hâm nóng lại canh và thức ăn rồi hãy ăn nhé. Ăn xong cứ lên nhà nghỉ cho sớm, để bát đũa đấy mẹ rửa, mẹ ở nhà chẳng làm gì, vận động chân tay chút cho đỡ ì ạch.
Video đang HOT
Cuộc sống, công việc có lúc thăng trầm, khó khăn, có gì cứ chia sẻ với mẹ cho nhẹ người nhé. Quan trọng nhất là giữ gìn sức khỏe.
Mẹ!‘.
Không hiểu sao khi đọc tờ giấy ấy, nước mắt tôi cứ rơi lã chã. Vừa có chút tủi thân, vừa xúc động lại vừa thấy hối hận vì cách suy nghĩ và cư xử quá kém cỏi, trẻ con, vô tâm của mình trong suốt thời gian qua. Hóa ra không phải người mẹ chồng nào cũng ghê gớm, khắt khe như những câu chuyện trên mạng xã hội hay phim ảnh.
Tôi ăn ngon lành hết chỗ cơm mẹ để phần, dọn dẹp sạch sẽ rồi lên nhà đi ngủ. Sáng hôm sau tôi dậy sớm, cùng mẹ nấu ăn sáng rồi ăn ở nhà thay vì ngủ muộn như mọi ngày. Tôi bắt đầu trò chuyện nhiều hơn với mẹ, chia sẻ với bà mọi thứ trong cuộc sống. Quả thực, có người để tâm sự, tinh thần cũng vui tươi, thoải mái hơn rất nhiều.
Theo netnews.vn
Nàng dâu phản ứng bất ngờ khi không được về ngoại ăn Tết
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau/ Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều", chắc hẳn là tâm trạng của không ít cô gái chung cảnh lấy chồng xa mỗi dịp Tết đến, nhìn người người nhà nhà về quê thăm cha mẹ đẻ còn mình chỉ biết từ xa thương nhớ và day dứt trong lòng.
Giao thừa, mùng 1, giỗ mùng 4 phải có mặt ở nhà chồng. Nghỉ Tết hết mùng 6. Nhà ngoại cách hơn 500km. Các mẹ bảo em phải làm sao? Tết năm trước đã không về ngoại rồi ạ.
Tết đến lại ước là gái chưa chồng! Hu hu...".
Đó là dòng tâm sự của một nàng dâu lấy chồng cách nhà ngoại 500km trên một hội nhóm kín dành cho chị em. Theo chủ nhân của dòng chia sẻ, Tết năm nay chị phải lo việc giỗ chạp bên nhà nội nên không thể thu xếp thời gian về chơi với ông bà ngoại.
Những dòng tâm sự, những câu chuyện thật xoay quanh chủ đề này cũng được nhiều chị em khác chia sẻ trên diễn đàn.
Nhiều cô gái lấy chồng xa bật khóc khi nghĩ về đấng sinh thành (ảnh minh họa).
Cùng chung hoàn cảnh, tài khoản Vũ Minh buồn bã kể: "Nhà mình y chang nhà mom (mẹ-PV), nhưng mình gần hơn, cách có hơn 200km thôi. Tết là dịp để nghỉ ngơi, nhưng chả được nghỉ còn mệt hơn, mà không về ngoại không được, nhớ bố mẹ lắm".
Thành viên có nickname Thảo Nguyên Xanh trải lòng: "Tớ đây 2 nhà cách có 10km mà cũng phải ở nhà nội từ 29 đến hết mồng 6. Lên ngoại được đúng nửa ngày mồng 2. Nhắc đến Tết là chán nhất khi lấy phải những ông chồng ích kỷ chỉ biết nghĩ đến nội".
Bạn Tâm Cùi Bắp ngán ngẩm: "Hai bên cách nhau 500km, đi với về đã hết xừ 1 ngày rồi. Còn nói thật lấy vợ lấy chồng xa không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng thiệt thòi".
Nhiều nàng dâu cũng lên diễn đàn bày tỏ nỗi lòng rằng, người ta nói sinh con gái là chịu thiệt thòi quả không sai. Sinh con ra rồi nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành thật không đơn giản, đến lúc lấy chồng lại thành con nhà người ta.
"Khi xưa ta bé" lúc ốm đau, bệnh tật, bố mẹ là người thức đêm thức hôm lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, đến khi cha mẹ già yếu lại không thể ở bên báo đáp ơn nghĩa sinh thành, dưỡng dục.
Trước nỗi niềm của các nàng dâu lấy chồng xa, nhiều chị em đưa ra lời khuyên, dù bận đến đâu chị em cũng nên bàn bạc, thu xếp công việc về thăm bên ngoại.
Thành viên Thùy Trang Nguyễn đưa ra giải pháp: "Nếu là mình thì mình sẽ xin phép 1 năm ăn Tết nhà nội, 1 năm ăn Tết nhà ngoại. Vừa có hiếu cả 2 bên vừa không lo con đi xa mệt. Còn bố còn mẹ còn có chỗ để về".
"Mẹ bỉm sữa" Nguyen Nhung khuyên: "Nói chung nếu bạn không thể bỏ cái gì thì chỉ có thể tranh thủ. Không thì bảo với chồng, là muốn về bà ngoại. Bạn nên bàn bạc thống nhất với chồng, Tết nào cũng về nhà ngoại 1 lần, thời gian thì hai vợ chồng tự bố trí.
Nói thật, mình đây cũng lấy chồng xa, cách hơn 300km. Nhưng quy ước ngay từ đầu: Cứ ăn Tết luân phiên. Bố nó về quê nội thì cứ về, 2 mẹ con vẫn ở bên ngoại ăn Tết vui vẻ. Xong đến mùng 2 bố nó lại ra ăn Tết cùng vợ con và bên ngoại".
Tài khoản Yến Lê bình luận: "Bạn ngồi nói chuyện với chồng đi, giỗ ông bà mình vắng mặt cũng không sao mà, có phải năm nào cũng vắng đâu, bố mẹ già cả chỉ mong con cái Tết về đoàn viên mà đi biền biệt, chắc nghĩ tủi thân lắm í. Mẹ mình cứ bảo Tết nhất đường xa thôi không cần qua mẹ đâu. Nghĩ mà thương hai cụ quá".
Chị Oải Hương Tím Khổ viết: "Khổ thân mom, tớ thấy chồng mom có vẻ gia trưởng, phong kiến quá. Nhà tớ cứ đúng mồng 1 Tết cha mồng 2 Tết mẹ.
Trước bố mẹ tớ ở gần thì giao thừa khấn vái xong ở nhà nội là sang nhà ngoại xông đất, xong về sáng mồng 1 đi Tết nhà nội. Mồng 2 về Tết nhà ngoại. Từ ngày bố mẹ tớ về quê thì mồng 2 cả nhà lên đường về quê. Mẹ chồng tớ lắm lúc cũng không bằng lòng, nhưng được cái chồng tớ thương vợ nên mẹ chồng cũng chẳng nói được gì.
Bạn cứ thử nói chuyện với chồng và cả mẹ chồng xem chứ giờ cha mẹ mình còn đó còn chẳng về thăm được đến lúc các cụ khuất núi có muốn báo hiếu cũng không có cơ hội".
Bên cạnh những dòng chia sẻ động viên, nhiều nàng dâu cảm thấy bản thân thực sự may mắn khi đã lấy chồng gần nhà, lúc nào cũng có thể về thăm cha mẹ.
Chị Hoang Hien tâm sự: "Mình thì 10 năm rồi năm nào cũng về quê ăn Tết. 2 quê cách nhau khoảng 26km nhưng chưa năm nào được đón giao thừa bên ngoại. An ủi là Tết năm nào cũng được ăn 1 bữa tất niên và mồng 2 lên ngoại, mồng 3 về. Ngẫm thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều mom nhỉ".
Bạn Phan Huyền cho hay: "Mình lấy chồng ngay gần nhà, nội ngoại cách nhau có 4km, sáng nội, chiều ngoại. Lấy chồng rồi mới thấy không gì bằng lấy chồng gần nhà".
Đọc chia sẻ của các chị em mới thấy, con gái khi đã "xuất giá tòng phu" là chẳng còn cơ hội được cùng mẹ sửa soạn mâm cơm cúng giao thừa, chẳng được cùng cha rong ruổi trên các con phố để chọn được cành đào thật ưng ý về chưng Tết và cũng chẳng còn được háo hức khi nhận những đồng lì xì đầu tiên của năm mới từ tay cha mẹ dù đã lớn tồng ngồng.
Cả một năm trời chị em đã vất vả lo toan, quán xuyến việc nhà chồng, sẽ thật tuyệt vời nếu anh chồng và nhà chồng biết thông cảm, chia sẻ, tạo điều kiện để nàng dâu có dịp về đón Tết bên cha mẹ đẻ, để mong ước không chỉ còn là ước mong.
Theo khoeplus24h.vn
Chồng tức giận vì vợ đem chuyện lo tết nhà chồng tốn kém đi "tâm sự" với chị gáiGửi con, cô gái đã từng là con dâu của mẹ! Dịp Tết đến, không ít gia đình lục đục vì chuyện lo tết bên nội bên ngoại. Một dịp đúng ra thay vì vui vẻ sum vầy lại thành ra không vui bởi những so đo, tính toán. Phụ nữ đôi khi hay tự làm khổ mình. Các chị tự làm khổ mình bởi có những chuyện, dù biết không thể tránh được,...