Đi làm rẫy, cô gái 23 tuổi mất tích bí ẩn
Thấy con đi làm rẫy nhưng không về, bà Lan hốt hoảng thông báo cho mọi người chia nhau đi tìm nhưng sau 7 ngày vẫn không tìm thấy tung tích.
Ngày 17/10, ông Phạm Minh Hùng – Trưởng Công an xã H’Bông (huyện Chư Sê, Gia Lai) – cho biết sau 7 ngày tổ chức tìm kiếm trên diện rộng nhưng vẫn chưa thấy tung tích của chị Đặng Thị Mỹ Liên (23 tuổi, trú thôn Ia Sa).
Chúng tôi tìm đến gia đình bà Phan Thị Lan (54 tuổi, trú thôn Ia Sa), mẹ của nạn nhân. Bà Lan cho biết khoảng 13h ngày 11/10, Liên có nói là đi vào rẫy cách nhà khoảng 4km để buột dây tiêu. Khi đi, chị Liên mặc bộ đồ công nhân cao su, đội mũ xám, dép nhựa vàng, đi chiếc xe máy hiệu Wave màu đỏ.
Chị Liên (áo đỏ) trong ngày cưới.
Khoảng 14h cùng ngày, bà Lan gọi điện cho con gái nhưng không liên lạc được. Thấy sự việc có phần kỳ lạ, bà gọi thêm nhiều cuộc nhưng vẫn không được. Linh tính có chuyện chẳng lành, bà hốt hoảng gọi cho anh ruột của Liên cùng một số người đi vào rẫy tìm kiếm.
Tuy nhiên dù đã tìm hết rẫy nhà mình đến các rẫy lân cận nhưng vẫn không thấy bóng dáng chị Liên. Đến 16h, bà Lan tiếp tục nhờ thêm hàng xóm đi tìm giúp, đồng thời báo với công an xã. Từ đó đến nay hơn 7 ngày trôi qua, dù công an và nhân dân lùng sục khắp nơi nhưng tung tích của Liên vẫn biệt tăm.
Kể về đứa con gái mất tích bí ẩn, bà Lan sụt sùi: “Liên là con út trong 3 đứa con, nó lấy chồng năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa có em bé. Vợ chồng nó sống hạnh phúc lắm, lại ngoan hiền, chăm làm, chưa mích lòng với bất kỳ ai, vậy mà…”.
Một người hàng xóm của Liên cho biết: “Hôm xảy ra vụ việc trời đang mưa lớn, một mình Liên làm việc trong rẫy tiêu bạt ngàn, um tùm cây cối. Chồng nó thì bận chăm cha bị bệnh ung thư ở bệnh viện Hoàng Anh Gia Lai (TP.Pleiku), không thì lúc nào chúng nó cũng đi có cặp có đôi”.
Video đang HOT
Bà Lan thất thần vì đứa con gái mất tích bí ẩn.
Thời điểm chị Liên bị mất tích vào khoảng 14h ngày 11/10. Một người dân cho biết lúc đó có thấy 2 người đàn ông lạ mặt, mùi rượu nồng nặc hỏi thăm đường vào rẫy tiêu. Sau đó, 3 người đàn ông dắt theo cô gái mặc áo công nhân (giống mô tả của bà Lan) đi ra khu vực suối Ke.
Ông Phạm Minh Hùng cho biết: “Công an đặt ra nhiều giả thiết, trong đó nghiêng về nghi vấn chị Liên bị cướp, hiếp, tuy nhiên hiện trường chưa có manh mối gì. Lực lượng công an và người dân địa phương đã mở rộng phạm vi tìm kiếm, rà soát, khoanh vùng các đối tượng nghi vấn”.
Theo Tri thức
Vụ án 'hòn đá bị giam' hy hữu ở Gia Lai
Trong lúc sử dụng máy đào ao trong vườn, gia đình bà Sắc phát hiện cục đá lớn có hình dáng và màu sắc độc đáo. Tuy nhiên, cục đá "độc" này đã bị chính quyền tịch thu mà không nêu lý do.
Sự việc trên diễn ra tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Sau khi bị chính quyền tịch thu cục đá, bà Trần Thị Sắc (42 tuổi, trú thôn Ia Sa, xã H'Bông, huyện Chư Sê) đã làm đơn khởi kiện chính quyền địa phương, cụ thể là ông Nguyễn Hồng Linh - Chủ tịch UBND huyện Chư Sê. Vụ kiện đến nay vẫn chưa có hồi kết và gây xôn xao dư luận Gia Lai trong một thời gian dài.
Làm lồng sắt "nhốt" hòn đá
Vì cần nước phục vụ tưới tiêu, vào ngày 14/3/2012, bà Sắc xin phép UBND xã H'Bông cho phép gia đình được đào ao trên diện tích đất đã được UBND huyện Chư Sê cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong quá trình đào ao, máy đụng phải cục đá lớn. Bà Sắc thuê người cẩu hòn đá lên và thấy nó có màu sắc, hình dáng độc đáo nên chở về nhà.
Ngày 28/3/2012, huyện Chư Sê lập tức thành lập đoàn cán bộ liên ngành đến lập biên bản tịch thu cục đá mà không nêu rõ lý do, đồng thời mang về trụ sở UBND huyện rồi làm một cái lồng sắt lớn "nhốt" hòn đá lại.
Tiếp đó, ngày 18/4/2012, Phòng TN-MT huyện Chư Sê mời bà Sắc đến trụ sở để lập biên bản về việc vi phạm hành chính vì hành vi "vận chuyển khoáng sản trái phép".
Ngày 30/5/2012, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê ông Nguyễn Hồng Linh ký QĐ số 17/QĐ-UBND về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với bà Trần Thị Sắc" với 2 hình thức: phạt tiền 2 triệu đồng và tịch thu hòn đá.
Lý giải cho quyết định của UBND huyện, ông Lê Đình Huấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, khẳng định: "Dù là cành cây, que củi, gạch, đá hay gỗ cũng đều là tài sản quốc gia, đều bị thu hồi".
"Hòn đá bị giam" trong lồng sắt tại UBND H.Chư Sê.
Bức xúc trước các quyết định xử phạt của chính quyền, bà Sắc đã nhiều lần khiếu nại lên các cấp nhưng đều không được giải quyết.
Ngày 5/6/2012, bà gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính đến TAND huyện Chư Sê đề nghị tuyên huỷ QĐ số 17 của UBND huyện và trả lại cục đá cho bà. Sau nhiều lần gia hạn, ngày 21/8/2013, TAND huyện Chư Sê mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Đình Viên - Trưởng phòng TN-MT huyện Chư Sê, người được ông Nguyễn Hồng Linh ủy quyền, cho rằng việc bà Sắc đào hồ lấy nước tưới tiêu trong mảnh đất dù đã được cấp giấy chứng nhận là sai luật vì làm đất biến dạng. Ông Viên cũng khẳng định: "Cho dù là đá gì cũng là khoáng sản, mà như thế thì đây là tài sản của nhà nước".
Tuy nhiên, nhiều người dân thắc mắc là các hộ trồng tiêu, cà phê ở đây đều đào ao, giếng để phục vụ tưới tiêu, vậy họ có vi phạm pháp luật?
Luật sư Võ Thị Tiết, người bảo vệ cho nguyên đơn, đã đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh hàng loạt sai sót pháp lý xung quanh quyết định hành chính của chủ tịch huyện và khẳng định: "Toàn bộ các văn bản liên quan mà các cấp huyện Chư Sê ban hành để tịch thu cục đá của bà Sắc đều trái quy định của pháp luật".
Đến ngày 22/8/2013, TAND huyện Chư Sê) đã tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Sắc.
Tang vật "bị" mang ra công viên
Theo quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 30/5/2012 của Chủ tịch UBND huyện Chư Sê thì cục đá mà bà Sắc đào được là khoáng sản. Tuy nhiên có đúng cục đá này là khoáng sản thì ngay những người thu hồi cũng không biết được, bởi trong biên bản bàn giao tang vật giữa UBND xã H'Bông với phòng TN-MT huyện cũng chỉ xác định là một cục đá chưa xác định chủng loại.
Ngày 4/5/2012, Sở TN-MT tỉnh Gia Lai tiến hành lấy mẫu đá gửi giám định tại Trung tâm phân tích thí nghiệm (TTPTTN) - Liên đoàn bản đồ địa chất Miền Nam. Kết quả xác định đây là loại đá silic chalcedon (đá bán quý) và trong bản kết luận này không có câu từ nào xác định hòn đá trên là đá quý thuộc loại khoáng sản.
Nếu căn cứ theo kết luận này thì quyết định xử phạt hành chính của UBND huyện Chư Sê đối với bà Sắc là không đúng.
Trong khi vụ kiện vẫn chưa kết thúc, hòn đá đã được "trả tự do" và trưng bày tại công viên Đại Đoàn Kết TP.Pleiku, Gia Lai.
Điều đáng nói là hiện nay, cục đá này lại đang được trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết, TP.Pleiku (Gia Lai) trong khi nó đang là "vật chứng" của vụ kiện chưa có hồi kết.
Kiện đến cùng
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, bà Trần Thị Sắc khẳng định: "Tôi sẽ theo vụ kiện này đến cùng để đòi cho bằng được công lý". Đến chiều 5/9, TAND huyện Chư Sê đã chấp thuận đơn kháng cáo của bà Sắc đối với bản án số 01/2013/HC-ST, ngày 22/8/2013.
Bà Sắc khẳng định cục đá trên là của mình vì nó không phải là khoáng sản và do trong quá trình đào ao mà có được. "Tuy nhiên bản án số 01/2013/HC-ST của TAND huyện Chư Sê đã không chấp nhận điều này, rất thiếu khách quan. Bên cạnh đó, các thủ tục xử phạt của UBND huyện không đúng với quy định của Pháp luật về xử phạt hành chính như thành phần, chức năng và thẩm quyền xử phạt đều trái luật", bà Sắc cho biết.
Theo Tri thức
Vụ "kiện hòn đá": Tòa bác đơn kiện Ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê, Gia Lai đã tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện của bà Sắc về việc yêu cầu trả lại hòn đá và hủy quyết định phạt hành chính đối với bà Sắc của UBND huyện Chư Sê. Như Dân trí đã đưa tin, sau 1 ngày xét xử, đến sáng ngày 22/8, TAND huyện Chư Sê đã...