Đi làm mấy năm nhưng cha mẹ cần tiền, bản thân lại không thể giúp
Từ lúc còn ở nhà cho đến tận khi lên Đại học, cứ khó khăn, cần đến tiền là lại cầm máy lên, gọi điện xin viện trợ từ cha mẹ.
Thế nhưng khi đã đi làm rồi, mấy năm trôi qua vẫn phải chật vật nuôi bản thân, đến lúc cha mẹ cần cũng chẳng thể giúp đỡ. Khoảnh khắc đó rất tủi nhục, chỉ có thể trách bản thân kém cỏi, không thể báo hiếu gia đình như những người khác.
Cha mẹ mỗi lúc một già đi, nhưng bản thân lại chẳng thể báo hiếu hai người. (Ảnh: USA Today)
Không có tiền khi cha mẹ cần, nhiều người từ chối về nhà vì xấu hổ
Ai cũng vậy, lúc nào cũng cố gắng vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho gia đình và bản thân. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được điều đó. Có rất nhiều người sau khi học xong Đại học ra trường, lương cố lắm cũng chỉ được vài ba đồng, nuôi thân còn chưa xong còn thêm đủ thứ chi phí trên vai. Đi làm được khoảng 2,3 năm, thu nhập khấm khá hơn nhưng để tiết kiệm nhiều lại rất khó. Đến lúc cha mẹ cần tiền, họ muốn giúp nhưng chẳng đủ năng lực.
Khoảnh khắc đó, họ chỉ có thể tự trách bản thân kém cỏi. Bởi suốt một đời người, cha mẹ nuôi nấng, tạo mọi điều kiện cho ăn học thành tài, vậy mà đến lúc cần, con cái lại chẳng thể giúp đỡ. Đau lòng nhất có lẽ là khi thấy cha mẹ bị ốm, cần đến tiền, phải chạy vạy khắp nơi thay vì nhờ vào con cái – những người mà họ đã hi sinh mọi thứ để chăm sóc, lo toan.
Dù rất muốn phụng dưỡng cha mẹ, thế nhưng nhiều người lại không đủ khả năng. (Ảnh: USA Today)
Họ chỉ có thể tự trách bản thân vì đã không thể lo cho cha mẹ của mình. (Ảnh: Business)
Hiện nay có rất nhiều người trẻ cũng đang phải đối mặt với tình cảnh này. Họ biết bản thân yếu kém nhưng lại chẳng thể làm được gì khác. Một số người còn không dám về nhà hay gọi điện hỏi thăm cha mẹ, bởi họ cảm thấy xấu hổ và có lỗi với gia đình. Lúc nào họ cũng tự nhốt bản thân trong vòng tròn mặc cảm. Lâu dần tình cảm gia đình cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Nhiều người không dám về nhà đối mặt với cha mẹ. (Ảnh: South China Morning)
Họ thúc ép bản thân làm việc không ngừng nghỉ để có tiền lo cho cha mẹ. (Ảnh: China Bulletin)
Một số người còn lấy gia đình làm động lực đi làm, tất bật ngày đêm. (Ảnh: The New York Times)
Cố gắng vì gia đình nhưng cũng đừng đặt nặng áp lực bản thân
Cố gắng kiếm tiền lo cho gia đình là điều tốt, thế nhưng mọi người không nên để điều đó trở thành rào cản giữa bản thân và cha mẹ. Bởi đối với bậc sinh thành, chẳng có gì hạnh phúc hơn là việc được nhìn thấy con cái vui vẻ, khỏe mạnh. Họ sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời để lo cho con mà không đòi hỏi bất kỳ thứ gì khác. Nếu họ biết con cái vì mình mà phải vất vả, cực khổ, chắc chắn họ cũng sẽ cảm thấy rất buồn lòng.
Tất nhiên, đã là phận làm con thì phải báo hiếu cha mẹ, không thể bắt họ lo cho chúng ta cả đời được. Mỗi người cần phải lấy gia đình làm động lực, không ngừng cố gắng phát triển bản thân, kiếm thêm thu nhập. Bên cạnh đó cũng hãy dành thời gian, sự quan tâm và yêu thương cho cha mẹ. Không cần quá to tát, đôi khi chỉ cần một lời hỏi han cũng đủ khiến cha mẹ vui lòng. Đừng vì bất kì điều gì mà đánh mất đi điều quý giá này.
Hãy yêu thương cha mẹ nhiều nhất có thể. (Ảnh: China Daily)
Đừng để tình cảm gia đình bị ảnh hưởng chỉ vì hai chữ “tiền bạc”. (Ảnh: Mandarin)
Dù làm gì cũng hãy nghĩ đến cha mẹ, lấy đó làm động lực để phát triển bản thân. Tuy nhiên cũng đừng biến điều đó làm áp lực cho bản thân, rồi lại viện cớ rời xa gia đình.
Làm việc cùng người quen: Vui thì ít, khó xử thì nhiều
Có nhiều người bảo rằng "sướng nhất là có người quen trong công ty", nhưng mấy ai biết đằng sau đó lại là vô vàn những tình huống đau đầu, khó xử.
Công việc suôn sẻ thì không sao, nhưng cứ xảy ra vấn đề là chẳng biết xử sự thế nào cho thỏa đáng. Mà công việc chẳng bao giờ tránh khỏi những xích mích, không khôn khéo sẽ dễ mất luôn mối quan hệ, thậm chí từ quen thành thù.
Làm việc với người quen, vui thì ít, khó xử thì vô vàn.
Nhiều người sẵn sàng từ chối làm việc cùng người quen.
Làm việc cùng người quen không phải lúc nào cũng vui
Nhắc đến câu chuyện "làm việc cùng người quen", cô bạn H.H (26 tuổi, Hà Nội) lại nhớ về những kí ức không mấy tốt đẹp. Dù từng rơi vào cảnh thất nghiệp, mong được đi làm từng ngày nhưng H. vẫn giữ vững quan điểm không làm cùng bạn bè, người thân. Bởi với cô, trong công việc không có chỗ cho hai chữ "tình cảm", nếu không sẽ dễ dẫn đến những tình huống khó xử hoặc phiền phức.
Cô bạn kể: " Hồi đó mình mới ra trường, được người quen giới thiệu vào làm cùng còn vui sướng lắm, nghĩ may có quý nhân phù trợ. Nhưng khoảng 3 tháng thôi là biết mùi liền, làm được thì không sao, cứ có vấn đề gì là tự dưng sượng ngang. Nói thẳng thì sợ mếch lòng người ta, rồi lại tới tai bố mẹ, nhưng không nói thì cũng không được, vì đi làm hiệu quả không có thì vị trí của mình cũng bị ảnh hưởng.
Nhất là cái đợt cả phòng cạnh tranh nhau để được khen thưởng, ái ngại vô cùng, không dám phản bác người kia vì quen thân. Cuối cùng cứ phân vân mãi nên đấu tranh vì quyền lợi của mình hay là tiếp tục 'dĩ hòa vi quý' để giữ mối quan hệ."
Ai đi làm cũng muốn có người ở bên hỗ trợ mình.
Tuy nhiên rất khó làm việc thẳng thắn với người quen.
Khó xử nhất vẫn là những người khởi nghiệp cùng người thân, bạn bè. Ban đầu chắc chắn ai cũng sẽ trải qua những cảm xúc vui vẻ, hào hứng, nhưng sau đó mọi chuyện lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Bình Nguyên - Giám đốc một công ty thuộc lĩnh vực Marketing và Truyền thông - nhận định: "Khởi nghiệp cùng người thân quen sẽ có nhiều khó xử, đặc biệt khi xảy ra xích mích dễ dẫn tới mất lòng nhau. Cùng với đó, sức ép không đủ lớn, đối với người quen do đã hiểu khả năng của họ đến đâu nên thường áp lực đặt lên không nhiều lắm. Trong khi, với một người lạ, mình hoàn toàn có thể đặt ra những yêu cầu đòi hỏi khắt khe để thử thách".
Trong công việc, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Nếu không rạch ròi thật kĩ ngay từ ban đầu sẽ rất dễ lẫn lộn công tư. Vì vậy, hiện nay, nhiều người ưu tiên làm thân với đồng nghiệp, rồi biến người đó thành người thân quen còn hơn mời những người thân quen từ trước trở thành đồng nghiệp của mình.
Không còn tiếng nói chung, người quen cũng dễ quay lưng.
Đã đi làm, đừng quan tâm người quen hay người ngoài
Đã là công việc thì chẳng có gì quan trọng hơn là hiệu quả. Dù có làm với người quen hay người lạ thì đều phải hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Nếu cứ mãi "dĩ hòa vi quý", người khổ nhất chỉ có mình bạn. Chưa kể nếu không thể thẳng thắn trao đổi trực tiếp với nhau thì việc hợp tác giữa hai người sẽ không thể đem lại kết quả tốt nhất.
Vì vậy thay vì để mối quan hệ cá nhân xen vào công việc, bạn nên rạch ròi mọi thứ ngay từ ban đầu, đặt trách nhiệm đi cùng với quyền lợi, tuyệt đối không giải quyết mâu thuẫn bằng tình cảm.
Đã ở công ty thì chẳng có gì quan trọng hơn hệ quả công việc.
Nếu có vấn đề gì đó, đừng ngần ngại trao đổi thẳng thắn.
Thực tế làm việc cùng người quen cũng có nhiều lợi ích, nếu bạn biết cách tận dụng chính xác. Khi đã có thể trao đổi, nói chuyện thẳng thắn với nhau, hai người sẽ làm việc ăn ý hơn nhiều so với người lạ. Chưa kể, từ đối phương, cả hai cũng có thể học hỏi thêm nhiều điều khác, khắc phục khuyết điểm giúp bản thân ngày càng phát triển hơn.
Hãy tận dụng lợi thế người quen thay vì để điều đó cản trở công việc của bạn.
Đã đi làm thì luôn phải đặt quyền lợi bản thân lên hàng đầu, đừng vì bất kỳ ai mà khiến công việc của mình bị ảnh hưởng. Nếu có vấn đề gì, đừng ngần ngại lên tiếng từ chối hoặc đưa ra quan điểm của bản thân.
Từ chối đi chơi lễ, vừa tiết kiệm tiền, đỡ phải chen chân Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp 30/4-1/5 là dân tình lại đổ xô về các điểm du lịch. Năm nay dù chưa đến kì nghỉ nhưng người người nhà nhà đã lên kế hoạch đi chơi cùng gia đình, bạn bè. Tình trạng được dự đoán chẳng khác gì mọi năm. Chỉ nghĩ đến cảnh chen lấn xô đẩy, tắc cứng nắng...