Đi làm đồng, vô tình phát hiện con rùa vàng óng ánh cực quý hiếm
Con rùa màu vàng óng ả được người dân phát hiện trên cánh đồng và mang về giao lại cho các nhân viên quản lý rừng.
Một nông dân có tên Basudev Mahapatra đã phát hiện ra con rùa vàng khi đang làm việc trên cánh đồng ở làng Sujanpur, Balasore, bang Odisha, hôm 19/7. Mahapatra đã bắt lấy con rùa đặc biệt này rồi giao cho đơn vị quản lý rừng.
Giám đốc tại Hiệp hội Bảo tồn Đa dạng sinh học, Siddhartha Pati, cho biết đây là lần đầu tiên anh thấy con rùa như vậy. Pati giải thích, màu sắc của nó do bạch tạng gây ra. “Đó là một rối loạn bẩm sinh do thiếu hoặc hoàn toàn không có sắc tố tyrosine. Đôi khi, một đột biến có thể đã xảy ra trong chuỗi gene”, anh nói.
Nhà chức trách sau đó mang con rùa vàng thả ở khu vực hoang dã Balasore. Được biết, cá thể rùa này thuộc loài rùa nước ngọt Lissemys punctata, khoảng 1,5-2 tuổi, nghĩa là đã trưởng thành.
Video đang HOT
Rùa Lissemys punctata thường sinh sống ở Pakistan, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Myanmar. Chúng là loài ăn tạp, thức ăn gồm ếch, ốc sên và một số thực vật thủy sinh.
Năm 2016, một con đồi mồi dứa bạch tạng hiếm gặp cũng xuất hiện trên bãi biển Castaways, Australia. Nó mới nở và gần như toàn thân màu trắng. Các tình nguyện viên tại tổ chức Coolum and North Shore Coast Care đặt tên con vật là Little Alby.
Kỳ lạ rùa bạch tạng vàng rực rỡ hiếm có ở Ấn Độ
Một nông dân ở miền đông Ấn Độ đã tìm thấy cá thể rùa vàng mà các chuyên gia cho rằng đây là sản phẩm của bệnh bạch tạng.
Cá thể rùa bạch tạng nhưng có màu vàng độc nhất vô nhị ở Ấn Độ
Thông thường, những cá thể bị mắc bệnh bạch tạng sẽ có màu trắng, một số trường hợp hi hữu ở rùa sẽ có màu xanh, vàng, đỏ ... Con rùa mới được phát hiện ở Ấn Độ là một trong số ít trường hợp hiếm gặp như vậy.
Một người dân địa phương có tên Basudev Mahapatra đã phát hiện ra cá thể rùa vàng quý hiếm khi đi làm đồng ở làng Sujanpur, Balasore, tỉnh Odisha, Ấn Độ.
Quản lý lâm nghiệp địa phương, ông Susanta Nanda cho biết người nông dân sau đó đã đem cá thể rùa vàng về nhà.
Cuối cùng, Basudev Mahapatra đã trao lại rùa vàng cho các quan chức lâm nghiệp địa phương để gửi đến những chuyên gia bảo tồn.
Siddhartha Pati, Giám đốc điều hành của Hiệp hội bảo tồn đa dạng sinh học cho biết đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy loại rùa vàng khác lạ này.
Ông giải thích: "Màu sắc vàng rực rỡ của rùa là do bệnh bạch tạng. Đây là một rối loạn bẩm sinh, nó đặc trưng bởi sự vắng mặt toàn bộ hoặc một phần sắc tố tyrosine. Ngoài ra, đôi khi xuất hiện một số đột biến trong chuỗi gen hay thiếu hụt tyrosine".
Theo ông Pati sau khi ghi nhận sự việc, con rùa đã được thả vào tự nhiên ở Balasore. Con rùa thuộc giống rùa flapshell Ấn Độ, ước tính có độ tuổi từ một tuổi rưỡi đến hai tuổi.
Siddhartha Pati chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên ở Odisha và lần thứ hai ở Ấn Độ, người ta phát hiện ra rùa bạch tạng".
Rùa thường được phát hiện ở Pakistan, Sri Lanka, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Myanmar. Đây là loài ăn tạp, chế độ ăn bao gồm ếch, ốc, thậm chí là một số thảm thực vật thủy sinh.
Năm 2016, một con rùa xanh bạch tạng quý hiếm mới nở được phát hiện trên một bãi biển ở Australia. Các tình nguyện viên làm việc ở Trung tâm cứu trợ bờ biển Coolum và North đã vô cùng kinh ngạc khi phát hiện sinh vật nhỏ bé trên bờ biển Castaways ở Queensland. Họ đặt tên cho nó là Little Alby.
Các chuyên gia cho biết những con non bạch tạng cực kỳ hiếm. Chúng phải trải qua một cuộc đấu tranh khó khăn để sinh tồn và phát triển.
Rác thải nhựa giết chết hơn 20 con rùa ở Bangladesh Khoảng 10 km đường bờ biển Bangladesh ngập trong rác. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật như rùa biển.