Đi làm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ 30-4, 1-5, người lao động được tính lương thế nào?
Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày nghỉ lễ được quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày 10/3 âm lịch năm 2021 rơi vào ngày thứ 4 (tức ngày 21-4-2021 dương lịch), do đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày duy nhất (hưởng nguyên lương) mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi làm vào ngày lễ thì được trả lương theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Đối với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (vào Chủ nhật), dịp lễ này chỉ được nghỉ 3 ngày liên tục, từ ngày 30-4-2021 đến hết ngày 2-5-2021.
Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ sau:
- Ngày Chiến thắng 30-4 nghỉ 1 ngày.
Video đang HOT
- Ngày Quốc tế Lao động 1-5 nghỉ 1 ngày.
Tuy nhiên, ngày Chiến thắng (30-4) và ngày Quốc tế Lao động (1-5) của năm 2021 rơi vào thứ sáu và thứ bảy nên căn cứ vào khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, Tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Đồng nghĩa với đó, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ bảy, chủ nhật sẽ được nghỉ bù vào thứ hai của tuần tiếp theo. Như vậy, trong dịp lễ này, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày liên tục từ ngày 30-4-2021 đến hết ngày 3-5-2021.
Đối với người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (vào Chủ nhật), dịp lễ này chỉ được nghỉ 3 ngày liên tục, từ ngày 30-4-2021 đến hết ngày 2-5-2021.
Tiền lương làm thêm giờ ngày 30-4 và 1-5
Khi được nghỉ lễ dài ngày, chế độ lương – thưởng luôn là vấn đề được người lao động đặc biệt quan tâm. Trong dịp 30/4 và 1/5 năm 2021 này, người lao động được hưởng lương – thưởng như sau:
- Không đi làm ngày lễ: Theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, ngày 30/4 và 1/5, người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương. Do đó, nếu nghỉ 2 ngày này, người lao động được hưởng 100% lương của ngày làm việc bình thường.
- Đi làm ngày lễ (ban ngày): Người lao động đi làm vào ngày 30/4 và 1/5 được tính là làm thêm giờ.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm của ngày 30-4 và 1-5 được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
Do đó, nếu tính cả lương được trả cho ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm vào những ngày này sẽ được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Đi làm vào ban đêm của ngày lễ: Theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.
Và như vậy, người lao động làm việc vào ban đêm của ngày 30-4 và 1-5 được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật: Người lao động phải bồi thường
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái luật thì người lao động (NLĐ) sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.
Đồng thời, NLĐ phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước, hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.
Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn (Liên đoàn Lao động tỉnh) tư vấn pháp luật cho công nhân. Ảnh: Đoàn Phú
Luật sư Vũ Ngọc Hà, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn (Liên đoàn Lao động tỉnh) cho hay, để không bị mất quyền lợi khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ phải tuân thủ nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động một khoảng thời gian nhất định. Tuy vậy, cũng có trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần phải báo trước vẫn đúng luật.
* Trường hợp cần báo trước và không cần báo trước
Được công ty ký HĐLĐ xác định thời hạn 12 tháng, với công việc là may công nghiệp, chị Lê Thị Thắm (ngụ P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa) cảm thấy công việc không phù hợp với sức khỏe. Do đó, sau 4 tháng làm việc, chị muốn xin nghỉ làm để tìm công việc mới phù hợp với sức khỏe của mình nhưng sợ công ty không đồng ý. Vì vậy, chị Thắm đến Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh gặp luật sư Vũ Ngọc Hà nhờ tư vấn.
Luật sư Vũ Ngọc Hà hướng dẫn, do chị không thuộc trường hợp NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần báo trước theo Khoản 2, Điều 35, Bộ luật Lao động năm 2019, nên khi nghỉ việc chị phải tuân thủ thời gian báo trước cho người sử dụng lao động theo Khoản 1, Điều 35 của Bộ luật này. Còn khi chị không thực hiện đúng quy định này nghĩa là chị chấm dứt HĐLĐ trái luật nên không được pháp luật bảo vệ.
Luật sư Vũ Ngọc Hà cho biết, theo quy định của pháp luật về lao động, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ
12-36 tháng; ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù như: thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay; người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài thì thời hạn báo trước ít nhất 120 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; ít nhất bằng 1/4 thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng.
"NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong trường hợp: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ..." - luật sư Vũ Ngọc Hà lưu ý.
* Trái luật, phải bồi thường
Trong quá trình tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho NLĐ, luật sư Vũ Ngọc Hà nhận thấy, vì không nắm, không hiểu đúng các quy định pháp luật về lao động nên không ít NLĐ cho rằng, pháp luật chỉ "nắm kẻ có tóc chứ không ai nắm kẻ trọc đầu". Nghĩa là pháp luật chỉ xử lý người sử dụng lao động, doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật vì họ là ông chủ, có tiền; còn NLĐ thì không, vì họ là người nghèo, nhất là NLĐ thuộc trường hợp mới làm việc được vài tháng, ngoài tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số.
Chẳng hạn như trường hợp NLĐ P.V.B. (tỉnh Trà Vinh), Đ.K. (dân tộc Chơro, xã Phú An, H.Tân Phú) đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đúng luật (thuộc trường hợp phải báo trước nhưng không báo, tự nghỉ việc ngang) nên bị công ty bắt bồi thường kinh phí đào tạo, không chi trả nửa tháng tiền lương trợ cấp thôi việc.
Trong năm 2020, Hội Luật gia TP.Biên Hòa nhận tư vấn, hỗ trợ pháp luật về lao động cho trên 100 trường hợp. Trong số đó, có gần 10 trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng luật nên bị công ty, người sử dụng lao động không chi trả trợ cấp thôi việc, bắt bồi thường HĐLĐ.
Luật gia Phạm Đình Đức (Hội Luật gia TP.Biên Hòa) cho biết, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, NLĐ không được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc; mà còn phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước. Đồng thời, luật còn quy định, NLĐ phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo như: nâng tay nghề, các chi phí hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp NLĐ được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm: chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo...
"Thủ tục báo trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp luật quy định phải báo trước tuy thủ tục đơn giản nhưng vẫn còn một bộ phận NLĐ không tuân thủ, xem nhẹ. Cho nên khi bị người sử dụng lao động sa thải vì vi phạm HĐLĐ nên mất quyền lợi, lại còn bị bồi thường vật chất" - luật gia Phạm Đình Đức nói.
Thợ lò làm việc tối đa 8 giờ/ca Đây là quy định được nêu tại dự thảo Thông tư về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong mỏ hầm lò. Dự thảo đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân. Ảnh minh họa Theo dự thảo, người lao động làm việc thường xuyên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo

Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo

Hiện trường vụ lật xe khách khiến 3 người tử vong ở Tam Đảo

'Đinh tặc' lại lộng hành trên cầu Vĩnh Tuy?
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ Hàn Quốc bị chỉ trích nặng nề: Nữ chính 22 tuổi gây sốc toàn châu Á vì cảnh nóng thật
Phim châu á
05:47:00 28/04/2025
Chuyên gia giải thích lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến sản xuất máy bay quân sự Nga
Thế giới
05:43:48 28/04/2025
Vợ tôi sống hết lòng vì chồng con, không hề ngoại tình nhưng vẫn luôn khắc khoải, nặng lòng với mối tình cũ
Góc tâm tình
05:25:30 28/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025