Đi lại ở TP HCM hiện nay như thế nào?
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm trả lời VnExpress về việc tổ chức đi lại tại thành phố, sau khi toàn địa phương cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
- TP HCM đã lập 12 chốt chính ở cửa ngõ và hệ thống chốt phụ trong nội đô nhằm kiểm soát người được phép ra đường. Vậy người dân cần những giấy tờ gì để qua các chốt này, thưa ông?
- Ngoài 12 chốt chính ở khu vực cửa ngõ, trong khu vực nội đô thành phố đang có 311 chốt phụ do các quận huyện và TP Thủ Đức triển khai. Việc tăng, giảm cũng như vị trí lập chốt được điều chỉnh linh hoạt theo thực tế. Ngoài kiểm soát đi lại, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt cũng tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành Chỉ thị 16, hạn chế ra đường.
Hiện 12 chốt cửa ngõ, các lực lượng kiểm tra mục đích đi lại, giấy như xét nghiệm Covid-19 âm tính trong thời gian 3 ngày kể từ ngày xét nghiệm, cùng các giấy tờ liên quan. Đối với hệ thống chốt ở khu nội đô, người dân cần khai báo y tế; xuất trình thẻ, giấy xác nhận công tác ở các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh lực được phép hoạt động…
Qua đánh giá, tình hình giao thông tại các chốt kiểm soát bốn ngày TP HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 vừa qua cơ bản ổn định. Lượng xe thống kê giảm khoảng 86% so với trước khi thành phố áp dụng Chỉ thị 10.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm. Ảnh: Quỳnh Trần
- Lượng xe đi lại giảm nhưng tại sao lại xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài tại chốt kiểm soát trên đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, vào sáng 12/7?
- Trạm kiểm soát trên đường Nguyễn Kiệm là một trong 12 chốt được quận Gò Vấp thiết lập khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16. Ba ngày đầu thực hiện, việc đi lại qua chốt này bình thường, thông thoáng. Tuy nhiên sáng 12/7 ùn ứ 600-700 m xảy ra trong khoảng 30 phút tại khu vực này. Nguyên nhân do đây là trục chính từ quận 12, Gò Vấp vào trung tâm thành phố, lượng xe tăng cao sáng đầu tuần. Trong khi đường Nguyễn Kiệm tổ chức một chiều, vị trí lập chốt có bất cập do người không được đi qua vì khi không có các giấy tờ liên quan cũng không thể quay đầu.
- Sở Giao thông Vận tải sẽ điều chỉnh các chốt kiểm soát thế nào để tránh ùn tắc, bảo đảm phòng dịch hiệu quả?
- Khi xảy ra ùn ứ tại khu vực chốt kiểm soát ở Gò Vấp, Sở Giao thông Vận tải phối hợp UBND quận Gò Vấp điều chỉnh ngay vị trí lập chốt, đồng thời lên phương án phân luồng từ xa nên tuyến đường sau đó thông thoáng. Trường hợp có tình trạng ùn ứ sẽ lập tức giải tỏa như cho xe quay đầu, chuyển hướng…
Trong chiều và tối 12/7, Sở Giao thông Vận tải cùng các địa phương kiểm tra vị trí chốt trạm trên các tuyến đường có nguy cơ ùn ứ. Trong đó điều chỉnh vị trí trạm, bổ sung hệ thống dẫn đường, tạo điểm cho xe quay đầu để chủ động điều tiết, giải tỏa ngay khi có nguy cơ tập trung đông… Ngoài ra tại các chốt kiểm soát cũng công bố số điện thoại đường dây nóng, đầu mối liên hệ để lực lượng làm nhiệm vụ chủ động liên hệ, phối hợp Sở Giao thông Vận tải cùng địa phương liền kề điều chỉnh, phân luồng từ xa.
UBND TP HCM đã chỉ đạo các địa phương không kiểm tra giấy xét nghiệm nCoV với người di chuyển trong thành phố mà chỉ kiểm tra mục đích đi lại. Việc này sẽ rút ngắn thủ tục, thời gian khi kiểm tra tại các chốt kiểm soát. Đồng thời, thành phố cũng giao các địa phương rà soát, kiểm tra cơ sở hoạt động trên địa bàn đảm bảo đúng yêu cầu Chỉ thị 16; xác định các hoạt động thực sự cần thiết… Các công sở cũng cần chấp hành tối đa 1/3 số người làm việc. Riêng khu công nghiệp, nhà máy, phương án đưa ra là cần cho công nhân ăn ở, làm việc tại chỗ… Trường hợp đi lại cần tổ chức đưa rước bằng ôtô.
Video đang HOT
Cảnh ùn tắc tại chốt kiểm soát đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, sáng 12/7. Ảnh: Quỳnh Trần
- Việc tổ chức cho người dân đi lại giữa TP HCM với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hiện nay như thế nào?
- Hiện khu vực cửa ngõ TP HCM với 12 chốt kiểm soát hoạt động cả ngày lẫn đêm. Tại đây lực lượng liên ngành kiểm tra mục đích người ra vào thành phố, phân luồng giao thông, hướng dẫn người dân phòng dịch… Việc kiểm soát người ra vào được làm chặt chẽ, chỉ trường hợp có mục đích thiết yếu mới được qua.
Khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16, Sở Giao thông Vận tải tiến hành cấp thẻ nhận diện (có mã tra cứu QR) cho các ôtô được phép ra vào. Sau khi được hướng dẫn, các địa phương và các cảng gửi danh sách xe, thông tin liên quan tới hộp thư điện tử (sogtvthcm.gov.vn) hoặc qua tài khoản Zalo để Sở Giao thông Vận tải TP HCM xem xét, giải quyết trong 24 giờ. Chủ xe sẽ nhận thông báo kèm thẻ nhận diện, tương ứng với mỗi xe, tự in ấn, đóng dấu và gắn thẻ lên kính trước để kiểm soát.
Những xe được ưu tiên gồm: ôtô chở hàng thiết yếu, phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng đến cảng, khu công nghiệp; xe thuộc vùng Đông, Tây Nam Bộ chở chuyên gia, công nhân; ôtô chở hàng quá cảnh qua TP HCM. Doanh nghiệp vận tải ngoài việc phải bảo đảm xe chạy đúng lộ trình, mục đích cần thực hiện các biện pháp phòng dịch. Tài xế, bốc xếp hàng phải được xét nghiệm nCoV và kết quả âm tính…
Hiện chúng tôi cũng đã công bố lộ trình cụ thể cho xe ra vào thành phố giúp đi lại thuận lợi. Việc đảm bảo giao thông trong bối cảnh TP HCM áp dụng Chỉ thị 16 nhằm không đứt mạch cung ứng, xuất khẩu hàng hóa của thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Người dân xuất trình giấy xét nghi ệm âm tính Covid-19 để qua chốt kiểm dịch trên quốc lộ 1K, giáp ranh TP Thủ Đức với Bình Dương, ngày 9/7. Ảnh: Gia Minh
- Vậy, đến nay việc cấp thẻ nhận diện cho ôtô ra vào TP HCM chở hàng hoá, chuyên gia, công nhân… phục vụ các nhu cầu thiết yếu đã thực hiện ra sao?
- Sau bốn ngày TP HCM áp dụng Chỉ thị 16 đã có khoảng 17.000 ôtô được Sở Giao thông Vận tải cấp thẻ nhận diện. Trong đó xe phục vụ vận chuyển các mặt hàng thiết yếu chiếm khoảng 50%, còn lại xe ra vào các cảng hoặc quá cảnh qua thành phố… Toàn bộ quy trình cấp thẻ đều thực hiện online và miễn phí.
Những xe đã được cấp thẻ sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Lực lượng chức năng thông qua mã QR trên giấy nhận diện kết nối phần mềm của Sở Giao thông Vận tải nắm đầy đủ thông tin phương tiện. Xe có thẻ được ưu tiên theo “luồng xanh” để việc vận chuyển hàng hóa được thuận lợi, liên tục, không bị ùn tắc. Đánh giá sau 4 ngày triển khai, việc chở hàng hóa, công nhân… diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu.
Tài xế chờ đến thối xoài vẫn chưa được xét nghiệm nCoV
Giấy xét nghiệm nCoV hết hạn khiến tài xế Bảo phải chạy từ Bình Phước qua Đắk Nông rồi Đắk Lắk để xét nghiệm lại.
Chờ lâu quá, xoài thối hết mà anh vẫn chưa kiếm được giấy mới.
Từ 2h, anh Lê Tuấn Hân (quê Bình Định) cùng đồng nghiệp đưa xe tải đến đậu cách Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột khoảng 50 m, chờ bốc số làm xét nghiệm Covid-19.
"Xe tôi chở hàng từ Đắk Lắk đi Bình Phước, khi qua chốt kiểm soát dịch bắt buộc phải có giấy test nhanh Covid-19 trong vòng 72 giờ. Do hàng đã nhận, anh em tranh thủ đi từ 2h để đợi. May mắn bốc được số chứ không biết số hàng trên sẽ như thế nào", tài xế Hân nói.
Cửa ngõ TP.HCM qua quốc lộ 1K (đoạn giáp tỉnh Bình Dương) kẹt xe dài hàng km sau khi địa phương này kiểm soát người và phương tiện vào nội thành. Ảnh: Quỳnh Danh.
Xét nghiệm PCR mất hơn 700.000 đồng, có giá trị trong 5 ngày
15h ngày 12/7, để chuẩn bị cho chuyến xe lúc 21h30 từ TP Nha Trang (Khánh Hòa) đi TP.HCM, anh Dương, tài xế của nhà xe P.A., có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để làm test nhanh.
Gần một tuần nay, hãng xe P.A. (trụ sở ở TP Nha Trang) lần lượt cử tài xế đi lấy mẫu xét nghiệm nCoV để có giấy thông hành vào TP.HCM.
"Hôm nay ít người nên chắc được về sớm, mọi hôm chờ 4-5 tiếng mới xong", anh Dương nói.
Theo quy định của chính quyền TP.HCM và nhiều địa phương trên cả nước, tài xế phải có giấy xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính với nCoV mới được vào địa bàn. Một số tài xế cho rằng việc này là cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, giá cả xét nghiệm đối với họ là quá cao.
"Tôi chấp hành quy định phải có giấy chứng nhận âm tính với nCoV, nhưng hiện giá một lần xét nghiệm quá cao. Nếu 3 ngày test nhanh một lần, giá thấp nhất cũng 300.000 đồng, còn làm PCR mất hơn 700.000 cho 5 ngày. Doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì dịch bệnh, nay phải chịu thêm phí xét nghiệm đắt đỏ", ông K., chủ hãng xe P.A., nói.
Cũng theo người này, giá xét nghiệm đắt đỏ khiến ông phải cắt bớt xe và tần suất chuyến. "Bình thường chạy một đêm 4 chuyến thì nay chỉ duy trì một chuyến chở hàng của khách quen vào TP.HCM", ông K. nói.
Tương tự, anh Nguyễn Mạnh (tài xế xe tải ngụ Quảng Ngãi) cho hay việc ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 bằng "giấy thông hành" xét nghiệm Covid-19 âm tính còn nhiều bất cập, tốn kém nhưng ít hiệu quả.
"Trước khi chở hàng đi TP.HCM, tôi mất cả buổi đi lòng vòng đến Trung tâm y tế TP Quảng Ngãi test nhanh với giá 220.000 đồng. Sau đó, tôi đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu xét nghiệm PCR với giá hơn 730.000 đồng để có giá trị trong 72 giờ. Từ TP.HCM trở về, tôi phải xét nghiệm lần nữa mới có thể qua được các chốt kiểm soát", anh Mạnh nói.
Theo nhiều tài xế xe tải, giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 có hiệu lực thời gian quá ngắn, gây nhiều khó khăn cho các lái xe. Nếu chở hàng vào TP.HCM và quay về Quảng Ngãi, tài xế phải đi xét nghiệm ít nhất 2 lần để lấy "giấy thông hành". Dọc tuyến quốc lộ 1, các chốt kiểm dịch kiểm tra không đồng bộ. Đó là chưa kể một số nơi kiểm tra qua loa, dễ sai sót trong công tác phòng, chống dịch.
Ông Hồ Văn Thư, Trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Quảng Ngãi, cho hay phương tiện vận tải từ các tỉnh về Quảng Ngãi phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV; nếu test nhanh thì có hiệu lực 48 giờ, xét nghiệm PCR có hiệu lực 72 giờ.
Tài xế Hân (ngụ Bình Định) và đồng nghiệp ăn cơm hộp trong lúc chờ được lấy mẫu xét nghiệm ở Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột. Ảnh: Tây Nguyên.
"Đỏ mắt" tìm nơi xét nghiệm nCoV
Do nhu cầu giấy xét nghiệm nCoV của các tài xế quá lớn, UBND tỉnh này Đắk Lắk yêu cầu Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột mỗi ngày thực hiện 100 mẫu cho tài xế có bằng C. Tuy nhiên, con số này quá ít so với nhu cầu của hàng trăm tài xế nên nhiều người chạy khắp nơi tìm địa điểm test nhanh nCoV.
Để được nằm trong 100 tài xế test nhanh Covid-19 tại Trung tâm Y tế TP Buôn Ma Thuột, hàng trăm người đã đưa xe đến đậu dọc 2 bên đường từ rạng sáng, chờ bảo vệ phát số thứ tự.
Theo tài xế Hân, trước đó, anh đã test nhanh ở Đắk Nông để được chở hàng qua chốt. Tuy nhiên, hiện nay, tỉnh này không còn thực hiện test nhanh cho tài xế nên phải đến Trung têm Y tế TP Buôn Ma Thuột xếp hàng bốc số.
Không may mắn như tài xế Hân, tài xế Trần Văn Bảo chuyên chở trái cây chạy tuyến Sóc Trăng - Đắk Lắk, cũng đến từ rạng sáng nhưng không bốc được số.
"Giấy xét nghiệm nhanh nCoV của tôi hết hạn so với thời điểm được cấp chỉ một giờ nhưng chốt kiểm dịch tỉnh Bình Phước không cho qua. Tôi phải để xe hàng ở đó, chạy khắp điểm xét nghiệm ở tỉnh Đắk Nông, nhưng nơi nào cũng lắc đầu nên phải chạy về Đắk Lắk làm. Vì chờ quá lâu, 4 tấn xoài trên xe thối hết rồi", tài xế Bảo lo lắng.
Tương tự, sáu ngày qua, nhiều điểm xét nghiệm Covid-19 ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bị quá tải vì mỗi điểm có hàng trăm người đến làm thủ tục mỗi ngày.
Tôi phải để lại xe hàng, chạy khắp điểm xét nghiệm ở tỉnh Đắk Nông, nhưng nơi nào cũng lắc đầu nên phải chạy về Đắk Lắk làm giấy xét nghiệm. Vì chờ quá lâu, 4 tấn xoài trên xe thối hết rồi.
Tài xế Trần Văn Bảo
Anh Nguyễn Ngọc Toàn (lái xe chở bưu phẩm ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho biết ngày 6/7, anh mất gần một ngày mới xét nghiệm được tại bệnh viện ở đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Cái Khế. Đến ngày 9/7, giấy xét nghiệm này hết hạn khi vào Cà Mau, Bạc Liêu nên anh Toàn với phụ lái phải xét nghiệm lại.
"Tôi xuất phát từ Cần Thơ lúc 2h, nếu không kẹt xe, thì về đến Cần Thơ khoảng 15h. Do nhiều chốt kiểm soát Covid-19 trên quốc lộ 1, kẹt xe liên tục, tôi về tới Cần Thơ hơn 17h. Về muộn, không tìm được chỗ xét nghiệm, tôi đành phải nghỉ ngày hôm sau. Cứ 3 ngày phải mất gần 300.000 đồng để xét nghiệm Covid-19", anh Toàn chia sẻ.
Có giấy xét nghiệm trong tay, đến chốt vào Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, anh Toàn phải xuất trình, làm thủ tục khai báo y tế. Khi quay về, anh làm thủ tục tương tự tại chốt từ Cà Mau giáp Bạc Liêu (địa phận Bạc Liêu), Hậu Giang và TP Cần Thơ.
"Các chốt khác chỉ xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy xét nghiệm. Chốt của Bạc Liêu đóng trên địa bàn thị xã Giá Rai còn buộc tài xế cam kết không được dừng xe khi đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19", anh Toàn nói.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, tài xế có giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nhưng chở hàng từ vùng tâm dịch Covid-19 đến Bạc Liêu, sẽ không được qua chốt. Để hàng hóa được lưu thông, chủ xe hoặc tài xế phải tìm người địa phương thay thế để lái xe vào tỉnh, xuống hàng, rồi quay ra ngay.
Ông Cao Thanh Sang, Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sóc Trăng, cho biết trước những bất cập của giấy xét nghiệm Covid-19, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các tỉnh thống nhất giá trị của giấy này trong 72 giờ kể từ khi xét nghiệm.
Nhiều giải pháp quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 Từ khi một số tỉnh, thành, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được vào địa bàn, công tác xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ở tỉnh Kiên Giang cũng được tiến hành. Mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang Hà...