Đi lại giữa Đà Nẵng và Quảng Nam: quá gần nhưng quá tốn thời gian
Chính quyền tỉnh Quảng Nam đã 2 lần nới lỏng biện pháp chống dịch đối với người về từ Đà Nẵng và không yêu cầu xét nghiệm COVID khi qua chốt kiểm soát.
Ở chiều ngược lại, Đà Nẵng vẫn giữ nguyên quy định chống dịch đối với người từ Quảng Nam.
Dòng xe cộ chờ vào Đà Nẵng tại chốt kiểm soát Hòa Phước – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Mới thuận lợi một chiều
Nhiều người dân bức xúc rằng khi từ vùng xanh ở Đà Nẵng vào tỉnh Quảng Nam thì không cần phải có giấy xét nghiệm, khi trở ra Đà Nẵng thì buộc phải có giấy xét nghiệm.
Bức xúc hơn cả là các trường hợp người thường xuyên qua lại giữa 2 tỉnh. Như trường hợp của chị Thu Hạnh (trú tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) làm việc tại phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) phải chờ làm các thủ tục khi quay lại TP.
Chị Hạnh cho biết nhà chị đến nơi làm việc chỉ cách 1km nhưng ba ngày một lần phải tốn tiền và thời gian đi xét nghiệm.
“Mấy hôm nay người đi lại nhiều, có thời điểm tôi mất đến 3 tiếng để lấy kết quả xét nghiệm vì có lần bốc số thứ tự chờ 200 lượt mới tới mình xét nghiệm. Đó là chưa kể mỗi tuần 2 lần phải tốn gần 500.000 đồng để xét nghiệm” – chị Hạnh bức xúc.
Bức xúc hơn cả, theo chị Hạnh, là việc tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện cho công dân Đà Nẵng vào làm địa bàn mà không yêu cầu xét nghiệm, nhưng khi ra lại chính nơi cư trú của mình thì buộc phải có giấy xét nghiệm.
Video đang HOT
Quốc lộ 1 đoạn có các chốt kiểm soát dịch ở Đà Nẵng liên tục ken kín xe – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại chốt kiểm soát Hòa Phước do Đà Nẵng quản lý, ngoài việc có kết quả xét nghiệm âm tính thì người dân phải thực hiện một số thủ tục liên quan. Cụ thể có 3 chốt kiểm soát liên tiếp trên đoạn đường 3km do Đà Nẵng lập để quản lý đối với người từ phía nam vào TP.
Trường hợp người Quảng Nam khi vào Đà Nẵng bằng phương tiện ô tô, khi qua chốt thứ nhất phải có giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19.
Tại đây khi xuất trình giấy tờ được cán bộ kiểm soát cho qua sẽ đi vào khu vực khai báo y tế và quét mã QRcode theo ứng dụng riêng Danangsmartcity của TP Đà Nẵng.
Sau khi quét mã QRcode, người dân mới được nhận “phiếu kiểm soát phương tiện”.
Loại giấy này nhằm để chốt kiểm soát thứ 2 và thứ 3 cho qua.
Theo ghi nhận, do đây là chốt quốc lộ 1 có nhiều phương tiện luồng xanh nên thường xuyên quá tải. Vào giờ cao điểm, người dân từ Quảng Nam vào phải mất từ 30 phút đến 1 tiếng mới xong các thủ tục này.
Rất đông người vào khu vực xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức ở Quảng Nam test nhanh COVID-19 để vào lại Đà Nẵng. Ảnh: LÊ TRUNG
Quá tải ở cơ sở xét nghiệm tỉnh Quảng Nam
Khu vực xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức (thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) ngày 11-10 có rất đông người đến để test nhanh COVID-19 nhằm lấy giấy xét nghiệm trước khi trở lại Đà Nẵng.
Do lượng người vào đây xét nghiệm quá đông, nhiều người phải chờ gần 3 tiếng đồng hồ mới lấy được kết quả để ra chốt kiểm soát qua địa phận Đà Nẵng.
Ông Mai Đức Mười (53 tuổi, xã Quế Long, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cùng nhóm bạn thợ xây của mình, trong sáng cùng ngày phải ra Đà Nẵng làm việc nên vào đây xét nghiệm.
“Mỗi lần về rồi ra phải xét nghiệm tốn 200.000 đồng, những người lao động như tôi gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng hôm nay mất một buổi để có giấy xét nghiệm” – ông Mười tâm sự.
Trong dòng người chờ xét nghiệm để ra Đà Nẵng, có những người lao động nghèo khó ra TP này để mưu sinh, kiếm sống, làm các nghề như thợ xây, bán rau, buôn bán.
Có người từ vùng vàng, xanh ở Đà Nẵng vào Quảng Nam thì thuận lợi, khi ra lại TP này thì buộc phải có giấy xét nghiệm.
Nhiều người khác cho biết mặc dù có người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin, ở khu vực không có ca bệnh cộng đồng nhưng khi vào TP Đà Nẵng, tất cả đều buộc phải có giấy xét nghiệm âm tính mới qua được chốt.
Nhóm bạn của ông Mười ra Đà Nẵng làm thợ xây phải test nhanh COVID-19 – Ảnh: LÊ TRUNG
Trước đó, ngày 8-10, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn hướng dẫn tạm thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Đối với người Đà Nẵng đến tỉnh này, nếu đến từ vùng đỏ, vùng cam: Có kết quả xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, có giấy xác nhận về tình trạng vùng dịch nơi lưu trú của cấp có thẩm quyền. Nếu đến từ “vùng vàng”, “vùng xanh” thì không yêu cầu.
Như vậy, với quy định này, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện cho người dân từ vùng vàng, xanh ở Đà Nẵng khi về tỉnh không cần phải có giấy xét nghiệm âm tính.
Người dân Đà Nẵng sẽ cài ứng dụng để ra đường
Thông tin này vừa được ông Nguyễn Văn Quảng, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho biết tại cuộc họp tối 23-9.
Tính đến nay, Đà Nẵng đã phủ mũi 1 vắc xin được hơn 73% người trong độ tuổi.
Người dân Đà Nẵng sẽ cài ứng dụng tích hợp các thông tin dịch tễ như khai báo y tế, tiêm vắc xin, xét nghiệm COVID để tham gia các hoạt động xã hội trong những ngày tới. Ảnh chụp một khu vui chơi ở Đà Nẵng hồi đầu năm 2021 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đà Nẵng sẽ thay đổi hình thức kiểm tra giấy đi đường bằng mã QR như hiện nay bằng ứng dụng di động có tích hợp đầy đủ thông tin dịch tễ như số lần, thời điểm xét nghiệm COVID-19, khai báo y tế, dữ liệu vắc xin...
Đây là ứng dụng kiểm soát dịch tễ được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đặt hàng Sở Thông tin và truyền thông xây dựng.
Tại cuộc họp tối 23-9, ông Quảng yêu cầu sở này đẩy nhanh tiến độ hoàn thành ứng dụng để triển khai cho người dân biết và sử dụng.
"Sau khi phổ biến để mỗi người đều cài ứng dụng này, sắp tới đây chúng ta sẽ sử dụng để thay cho tất cả thủ tục cần thiết của người dân. Ứng dụng này sẽ thay cho cả giấy đi đường và sử dụng trong quá trình chống dịch lẫn quay trở lại thời kỳ bình thường mới", ông Quảng nói.
Liên quan trong đến việc Đà Nẵng được "điểm tên" trong số các địa phương mà Thủ tướng đề nghị tổ chức thực hiện nghiêm giải pháp phòng chống dịch, UBND TP Đà Nẵng cho biết so với tiêu chí kiểm soát dịch theo quyết định 3989 của Bộ Y tế thì Đà Nẵng đã đạt được 6/7.
Riêng tiêu chí về chuỗi ca bệnh vẫn chưa đạt, tuy nhiên về cơ bản đã kiểm soát ổn các chuỗi lây lan. Trong tuần qua số ca mắc dao động trên dưới 10 ca, trong hôm nay Đà Nẵng có 3 ca thuộc trường hợp F1.
Đến thời điểm này, Đà Nẵng đã tiêm vắc xin cho 73% số người trong độ tuổi.
Nếu so tỉ lệ tiêm vắc xin, số bệnh nhân mắc, năng lực điều trị với số dân thì Đà Nẵng ở cấp độ 1 của dự thảo mới về an toàn với COVID do Bộ Y tế xây dựng (mức cao nhất, cấp độ bình thường mới).
Ông Lê Trung Chinh, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết đã hoàn thành dự thảo phương án phòng chống dịch để thích ứng với tình hình mới. Thành phố sẽ ban hành quyết định này cùng lúc với quyết định và chỉ thị hướng dẫn người dân ra vào thành phố trong một hai ngày sắp tới.
"Tinh thần là thành phố sẽ nới thêm một số hoạt động để cơ bản đáp ứng việc sản xuất kinh doanh, hoạt động xã hội, an sinh đi kèm với biện pháp chống dịch", ông Chinh nói.
Giãn cách Trung tâm Hành chính Đà Nẵng vì có F1 liên quan bar New Phương Đông Đà Nẵng thực hiện giãn cách Trung tâm Hành chính thành phố và áp dụng cách ly y tế toàn bộ khu chung cư 12T2 vì có F1 liên quan bar New Phương Đông. Sáng 6/5, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng cho biết, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố yêu cầu thực hiện giãn cách, giảm 50% số cán,...