Đi kiện sếp vì thường được “khen” giống… Susan Boyle
Việc thường xuyên được “khen” giống ngôi sao nổi tiếng Susan Boyle đã khiến bà Laura Ziv bị stress nặng. Hiện bà đang yêu cầu sếp mình phải trả 6 triệu USD tiền bồi thường tổn thất tinh thần.
Tâm lý chung của phụ nữ là luôn muốn được khen đẹp mặc dù bản thân họ cũng luôn biết rằng, có thể lời khen ấy chỉ là đãi môi hay kiếm chuyện làm quà. Nhưng một giám đốc quảng cáo làm việc tại New York lại cảm thấy khó chịu vì “lời khen” có vẻ là “đá xoáy” từ sếp của mình và quyết định… đi kiện.
Bà Laura Ziv, 45 tuổi sống tại cộng đồng Princeton, bang New Jersey cho biết, sếp thường xuyên chê bai về ngoại hình và cân nặng của bà, đặc biệt còn nói bà rất giống hiện tượng của Britain’s Got Talent Susan Boyle.
Nữ ca sĩ Susan Boyle được biết tới với giọng hát trời phú tuyệt đẹp nhưng lại sở hữu ngoại hình xấu xí.
Mặc dù, giọng ca của Susan Boyle không có gì để chê, nhưng trên thực tế, không thể phủ nhận, nữ ca sĩ có ngoại hình không được đẹp cho lắm. Ấy vậy mà, nhiều khán giả đã đặt cho bà cái biệt danh trìu mến là “vịt con xấu xí”. Biết được ngụ ý “khen” của sếp, bà Ziv cảm thấy không hài lòng, thậm chí bị stress nặng.
Bà Ziv cho biết, năm 2010, vì tư thù riêng mà ông Herve Pierini – sếp của bà đã cố tình so sánh bà vớiSusan Boyle nhiều lần trước mặt các khách mời quan trọng trong một bữa tiệc. Không chỉ là những lời “khen đểu”, ông Pierini còn lăng mạ ngoại hình của bà Ziv, thậm chí, gợi ý bà nên… từ chức. Tuy nhiên, bàZiv đã từ chối vì hiện bà là lao động trụ cột của gia đình. Kể từ đó, xung đột giữa hai bên cứ liên tiếp xảy ra.
Video đang HOT
Trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh, bà Ziv đã bị sếp cắt lương, thưởng. Với bà, đây là một tổn hại lớn về mặt tinh thần cũng như vật chất. Vì vậy, và Ziv đã yêu cầu đòi 6 triệu USD (khoảng 126 tỷ đồng) tiền bồi thường thiệt hại sau nhiều năm “được khen” là giống Susan Boyle.
Theo VNE
Hòn đảo sọ người mai táng bằng... kiến
Họ không chôn người chết mà để cho kiến ăn hết phần da thịt, hộp sọ sau đó được mang đến đặt vào các hốc đá trên một hòn đảo nhỏ.
Nằm ở phía Đông của đất nước Papua New Guinea trên vùng biển Nam Thái Bình Dương rộng lớn, quần đảo Solomon từng là một nơi biệt lập với thế giới trong suốt nhiều thế kỷ. Những thổ dân nơi đây được cho là hậu duệ của tộc người Melanesia cổ sinh sống từ hàng ngàn năm trước.
Những chủ nhân của hàng ngàn hòn đảo nhỏ nơi đây đã từng có một cuộc sống rất khác so với phần còn lại của thể giới, một nền văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều phong tục tập quán kỳ lạ mà tổ tiên của họ đã truyền lại qua nhiều thế hệ.
Quần đảo Solomon gồm hàng ngàn hòn đảo nhỏ, từng biệt lập với thế giới trong suốt hàng ngàn năm cho đến khi bị người Anh xâm chiếm vào cuối thế kỷ 19.
Tuy nhiên cũng như nhiều vùng đất khác, cuộc sống nơi đây đã thay đổi rất nhiều ngay khi những nhà truyền giáo phương Tây xuất hiện. Nhiều tập quán lâu đời của họ bị cho là không phù hợp và dần trở nên mai một, trong đó có phong tục mai táng người chết.
Người dân ở Solomon theo truyền thống không chôn cất người chết. Họ đặt thi thể của người đã khuất tại những nơi hoang vắng để cho kiến ăn hết phần da thịt. Riêng phần hộp sọ sau đó sẽ được thu lượm lại và mang đến đặt trên một hòn đảo nhỏ mà họ gọi là Nusa Kunda, giống như một khu vực nghĩa trang.
Hộp sọ mang lên đảo thường được đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, đá và các tảng san hô tìm được ngay trên hòn đảo. Mỗi ngôi làng thường có một hoặc hai ngôi mộ như thế để mai táng thành viên của mình.
Ngôi mộ chung tuy rất sơ sài, nhưng vị trí mai táng của các hộp sọ lại tuân theo những trật tự nghiêm ngặt. Ở phía dưới cùng là hộp sọ của những người bình dân và nô lệ, thậm chí là cả những tù binh bị bắt trong các cuộc xung đột với bộ tộc khác.
Trong khi đó, hộp sọ của những người có địa vị trong cộng đồng, thường là các chiến binh anh dũng và các nhà lãnh đạo, sẽ được đặt ở những vị trí cao nhất trong ngôi mộ. Những người này khi còn sống có rất nhiều quyền lực và tài sản.
Chính vì vậy mà hộp sọ của những người này cũng được mai táng cẩn thận và trang trọng hơn, thường là được đặt trong những vách ngăn tạo thành từ đá để che mưa nắng. Ngoài ra bên cạnh hộp sọ cũng xuất hiện thêm những đồ tùy táng có giá trị như là đồ trang sức, tiền bằng vỏ ốc được chạm khắc tinh xảo...
Hộp sọ được mai táng tại các ngôi mộ đá tập thể. Mỗi làng thường có 1 hoặc 2 ngôi mộ như thế này.
Phía dưới cùng là hộp sọ của người bình dân, nô lệ và tù binh, được mai táng đơn giản và không có đồ tùy táng
Đời sống xã hội trên quần đảo Solomon giờ đây có thể nói là đã hoàn toàn thay đổi cùng với sự xâm nhập của nền văn minh hiện đại. Cư dân của các bộ tộc nơi đây không còn mai táng thân nhân theo cái cách khá "ghê rợn" từ hàng ngàn năm trước nữa mà đa phần đều đã chấp nhận các nghĩa trang.
Có thể đối với những du khách phương xa, phong tục kỳ lạ này mang một vẻ gì đó dã man và đáng sợ. Tuy nhiên đối với người dân địa phương, Nusa Kunda vẫn là một trong những nơi linh thiêng và được tôn kính nhất.
Họ vẫn cố gắng giữ gìn và trân trọng nó như là một trong số ít những nét văn hóa truyền thống lâu đời còn chưa bị mai một, lãng quê
Theo TNO
Tăng lương 'chuyện thật mà như đùa' Tăng lương luôn là nhu cầu cấp thiết của nhân viên, nhưng khi gặp ánh mắt 'tóe lửa' của sếp, bạn 'xử' thế nào? Theo VNE