Đi khám thai định kì, người mẹ hoảng hồn khi được bác sĩ thông báo chính bức ảnh siêu âm đã cứu mạng sống của mình
Một chi tiết “chấn động” trên bức ảnh siêu âm đã giúp các bác sĩ kịp thời cứu mạng người mẹ.
Cô Yasmin Randall, một người mẹ 29 tuổi đã được cứu sống nhờ đứa con trong bụng của mình. Bức ảnh siêu âm cho thấy bé Lottie đang phát triển ổn nhưng có một khối u đáng báo động trong bàng quang của cô Yasmin.
Các bác sĩ đã cảnh báo cô Yasmin và chồng cô, anh Carl Ferris, 28 tuổi, rằng sự tăng trưởng của khối u phải được loại bỏ nhưng ca phẫu thuật có thể khiến họ mất con.
Rất may, khi cô Yasmin mang thai 19 tuần, cuộc phẫu thuật đã diễn ra và thành công tốt đẹp, em bé Lottie chào đời tự nhiên bốn ngày sau đó. Ôm con gái bé bỏng của mình trong tay, cô Yasmin cho biết:
“Lottie là một đứa bé kỳ diệu. Không chỉ vì con đã sống sót sau khi tôi phẫu thuật lúc con còn trong bụng, mà Lottie còn đã cứu mạng tôi.
Tôi đã không có triệu chứng ung thư. Tôi sợ phải nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi không có lần siêu âm đó”.
Nhờ bức ảnh siêu âm mà cô Yasmin biết trong mình đang có một khôi u nguy hiểm
Khi đi siêu âm là lúc cô Yasmin đang mang thai tám tuần, cô cho biết: “Một vài tháng trước đó, tôi đã mang thai ngoài tử cung, nơi phôi thai được cấy vào phần tử cung không đúng. Mặc dù tôi đã đi siêu âm lúc sáu tuần tại một bệnh viện địa phương để kiểm tra phôi thai này có đúng chỗ không, nhưng Carl và tôi muốn yên tâm thêm. Vì vậy, chúng tôi đã trả 65 bảng cho một lần siêu âm riêng”.
Yasmin chia sẻ thêm: “Chuyên gia siêu âm cho biết em bé của chúng tôi trông rất ổn. Cả hai chúng tôi đều rất hồi hộp khi thấy trái tim nhỏ bé của con đập nên chúng tôi không hề nhận thấy bác sĩ đã dành thêm thời gian để chụp quét.
Vì vậy, sau khi bác sĩ đã ngồi xuống và nói rằng cô ấy đã nhìn thấy một khối u bên trong bàng quang của tôi, chúng tôi đã bị sốc.
Video đang HOT
Cô ấy không biết điều đó có nghiêm trọng không nhưng liền khẩn trương giới thiệu tôi đến gặp bác sĩ”.
Bức ảnh siêu âm cho thấy bé gái đang phát triển tốt (vòng tròn màu xanh lá cây), đồng thời cũng chỉ ra có một khối u 2cm trên bàng quang của Yasmin (vòng tròn màu đỏ)
Trong vòng một tuần, Yasmin đã được xét nghiệm thêm tại Bệnh viện Đa khoa Southampton (Anh).
Chồng của Yasmin, anh Carl kể lại: “Tôi đã cố trấn an cô ấy, nói rằng có lẽ nó chẳng là gì cả và cả hai chúng tôi đều cố gắng tập trung vào việc có con. Nhưng khi chuyên gia tư vấn nói rằng chắc chắn có một khối u hai cm ở đó, mọi thứ như sụp đổ”.
Điều tồi tệ nhất đã đến khi các bác sĩ nói Yasmin sẽ cần phẫu thuật.
Cô Yasmin nhớ lại: “Tất cả những gì tôi có thể nghĩ là về con. Tôi rất buồn khi các bác sĩ cảnh báo tôi có nguy cơ sảy thai.
Không ai có thể nói cho chúng tôi biết nguy cơ lớn như thế nào, vì phẫu thuật trên bàng quang của một phụ nữ mang thai là rất hiếm. Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào vì khối u không chỉ có thể lan rộng mà còn có thể gây ra máu bên trong, gây nguy hiểm đến tính mạng cho cả tôi và em bé”.
Rất may cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối u đã thành công và cô đã hạ sinh cô con gái nhỏ Lottie, bốn ngày sau đó
Ở tuần thai thứ 19, cô Yasmin đã được phẫu thuật cắt bỏ bàng quang và khối u đã phát triển thêm một cm nữa.
“Các bác sĩ đã làm tê nửa thân dưới của tôi, điều đó có nghĩa là tôi vẫn tỉnh. Việc loại bỏ khối u thực tế chỉ mất 12 phút nhưng tôi cảm thấy lâu hơn nhiều. Tôi rất nhẹ nhõm khi nó kết thúc và lại nghe thấy nhịp tim của Lottie”.
Cặp vợ chồng cho biết 48 giờ sau sinh là rất quan trọng. Yasmin chia sẻ: “Nếu tôi bị sảy thai thì có khả năng nó sẽ xảy ra trong vài ngày sau ca phẫu thuật. Chúng tôi rất vui mừng khi một tuần sau đó, trong lần siêu âm ở tuần thứ 20, cả hai vợ chồng đều thấy đôi tay và chân nhỏ xíu của con.
Tôi cảm thấy rất may mắn vì đã đi siêu âm lần đó. Tôi không thể chờ đợi để nói với Lottie khi bé đã lớn rằng con thậtt đặc biệt và con đã cứu sống tôi như thế nào”.
Nguồn: Mirror
Bệnh nhân bị bỏ quên ống thông niệu quản suốt 5 năm
Sau khi siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ đã phát hiện có 1 stent jj - một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản của bệnh nhân.
Rất nhiều viên sỏi và stent bị gãy làm ba đoạn. (Ảnh: PV/Vietnam )
Khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận một bệnh nhân nhập viện do những biến chứng bỏ quên "xông jj" niệu quản sau 5 năm.
Bệnh nhân Đỗ Thị T. (25 tuổi), ở Hà Nội. Trước khi nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện đái rắt, đái buốt... trong thời gian dài.
Bệnh nhân có tiền sử bị sỏi niệu quản bên trái đã 5 năm và đã được tán sỏi trước khi vào viện.
Sau khi nhập viện siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ đã phát hiện có 1 stent jj. Đây là một ống rỗng bằng nhựa dẻo được thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản.
Bệnh nhân cho hay, cách đây 5 năm đã đi khám và nhập viện ở tuyến dưới. Nhiều khả năng khi đó các bác sỹ đã quên không rút stent jj ra khỏi cơ thể cho bệnh nhân.
Được biết, chiều dài của các stent dùng cho bệnh nhân người lớn thay đổi từ 24 đến 30 cm. Có nhiều kiểu stent, và một số những khác biệt giữa chúng giúp các stent có thể đem lại những lợi ích khác nhau tùy theo từng tình huống lâm sàng.
Stent bị bỏ quên trong cơ thể của nữ bệnh nhân trên đã bị gãy làm 3 đoạn: 1 đoạn trên thận, 2 đoạn trong bàng quang. Xung quanh stent jj có rất nhiều sỏi bám làm bệnh nhân đau buốt và mất máu, đặc biệt sỏi bàng quang với kích thước lớn hơn 3 cm.
Hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vetnam )
Tại khoa Ngoại tiết niệu, các bác sỹ tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi lấy sỏi qua da và tán sỏi bàng quang.
Sau phẫu thuật một tuần (9-16/1) bệnh nhân đã ổn định và được ra viện.
Bác sỹ Trần Đức Dũng - Khoa Ngoại thận tiết niệu khuyến cáo: khi bị sỏi tiết niệu, người bệnh cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên tránh để biến chứng nguy hiểm như bệnh nhân trên. Để phòng bệnh, mỗi người cần uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng 1,5 - 2 lít) bao gồm cả nước canh trong bữa ăn.
Đặc biệt trong những ngày nắng nóng, cơ thể càng cần được bù nước đầy đủ vì mất nhiều mồ hôi. Chú ý thực hiện việc tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có dấu hiệu bất thường./.
Thùy Giang
Theo vietnamplus
Những dấu hiệu đầu tiên của ung thư bạn cần phải biết Các nhà khoa học từ Trung tâm Macmillan (Anh) đã chỉ ra các dấu hiệu chính của ung thư như sự khác thường ở ruột hoặc bàng quang, ho hoặc thở khò khè nặng, khó tiêu hoặc khó nuốt, theo The Siver Post. Shutterstock Ngoài ra, còn có các dấu hiệu như vết thương lâu không lành, ra máu bất thường, nốt ruồi...