Đi khám bệnh tiểu đường ngay nếu thấy 9 triệu chứng này
Một nghiên cứu do Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện, cho biết trung bình cứ 2 người sống chung với bệnh tiểu đường thì 1 người không biết.
Bạn sẽ sốc khi biết rằng bệnh tiểu đường đôi khi có những triệu chứng bất thường ít ai ngờ – Ảnh minh họa: Shutterstock
Đây là lý do mọi người cần hiểu nhiều hơn về căn bệnh không lây nhiễm nhưng gây tử vong này.
Bạn sẽ sốc khi biết rằng bệnh tiểu đường đôi khi có những triệu chứng bất thường ít ai ngờ.
Vì vậy, tiến sĩ Sneha Kothari ở Bệnh viện Global Hospital ở Mumbai (Ấn độ) sẽ cho biết một số triệu chứng đáng ngạc nhiên của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết, theo Hidustan Times.
Khi cơ thể không sản xuất insulin, các tế bào không có đủ glucose để sử dụng làm năng lượng. Do đó, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và khối lượng cơ bắp để tạo ra năng lượng, dẫn đến giảm đột ngột trọng lượng cơ thể, tiến sĩ Kothari giải thích.
Đó là hiện tượng xuất hiện những mảng da màu nâu đậm hoặc nâu xám ở vùng nách, cổ, bẹn… Lúc đầu, có màu xám nhạt, nhìn như vết bẩn, sau đen dần lên, sần sùi.
Tình trạng này xuất hiện phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, là dấu hiệu của tình trạng kháng insulin.
Khi cơ thể không có khả năng sử dụng insulin để tạo năng lượng, nó sẽ sử dụng chất béo. Quá trình phân hủy chất béo sản sinh ra mùi giống như trái cây hoặc sơn móng tay, thoát ra qua hơi thở.
Nếu bạn hoặc người quen gặp phải vấn đề này cần đi khám ngay lập tức, tiến sĩ Kothari gợi ý, theo Hidustan Times.
Video đang HOT
4. Mắt trở nên yếu
Nếu mắt bạn trở nên yếu đi, cũng nên đi khám tiểu đường, vì đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể bị mờ mắt do sự biến động đường huyết khiến thủy tinh thể bị sưng lên, khiến nhìn mờ, tiến sĩ Kothari nói.
Khi bị tiểu đường, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng. Vì vậy, viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ và nhiễm trùng trên da xảy ra nhiều hơn.
Tiến sĩ Kothari giải thích, vì có nhiều đường trong máu, các tế bào bạch cầu khó di chuyển để chống lại vi trùng hơn. Dẫn đến dễ bị nhiễm trùng hơn.
Nhiễm nấm phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường, do đó nhiễm nấm mạn tính là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Tương tự, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhọt trên da tái đi tái lại nhiều lần cũng là dấu chỉ bệnh tiểu đường, theo Hidustan Times.
6. Cảm giác ngứa, rát tay chân
Đường huyết cao có thể làm hỏng các sợi thần kinh trên khắp cơ thể. Từ đó, ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở tay và chân. Từ đó, gây ngứa và cảm giác nóng rát.
Ngoài ra, tổn thương mạch máu làm giảm lưu thông máu ở các chi, làm khô da dẫn đến ngứa và bong tróc, tiến sĩ Kothari giải thích.
7. Vết thương lâu lành
Theo tiến sĩ Kothari, nếu vết thương lâu lành, nên cảnh giác và không thể bỏ qua.
Tiến sĩ Kothari giải thích, lượng đường trong máu cao làm giảm lượng ô xy trong cơ thể. Do ít ô xy, quá trình chữa lành vết thương mất nhiều thời gian hơn, theo Hidustan Times.
8. Thay đổi tâm trạng không giải thích được
Khi lượng đường trong máu tăng giảm thất thường, một số người trải qua sự thay đổi tâm trạng như là một triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường.
9. Nôn
Ít người biết rằng nôn và buồn nôn cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Tiến sĩ Kothari giải thích, mức đường huyết dư thừa làm tổn hại các dây thần kinh. Do đó, thức ăn có thể không đi đúng cách từ dạ dày đến ruột. Có nhiều khả năng thức ăn bị đẩy ngược trong dạ dày dẫn đến nôn và cảm giác buồn nôn, theo Hidustan Times.
Thiên Lan
Nếu phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường, bạn cần nạp ngay 6 loại thực phẩm để giảm lượng đường trong máu
Tiểu đường là căn bệnh không còn xa lạ đối với giới trẻ thời nay và nếu biết bản thân có triệu chứng của bệnh tiểu đường, bạn cần tìm cách khắc phục thông qua một số loại thực phẩm sau đây.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa phổ biến. Một điều chung mà ai cũng cần làm sau khi được chẩn đoán mình mắc bệnh này chính là kiểm soát kỹ lượng đường trong máu. Nếu muốn kiểm soát tốt, bạn cần bắt đầu từ việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày.
Dưới đây là 6 loại thực phẩm bạn nên nạp vào cơ thể ngay để điều chỉnh lượng đường trong máu giảm thấp.
Quả hồ trăn (hạt dẻ cười)
Hàm lượng dinh dưỡng của quả hồ trăn rất cao, lại chứa nhiều axit amin. Trong khi đó, chất này lại giúp thúc đẩy quá trình bài tiết của tuyến tụy và ngăn chặn tình trạng dư thừa insulin. Do đó, mỗi ngày bạn hãy ăn một nắm quả hồ trăn để cải thiện nồng độ insulin tự nhiên.
Thanh long
Thanh long vốn giàu dinh dưỡng và rất ít đường nên trở thành một loại trái cây tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường. Việc ăn thanh long có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Thế nên, đừng bỏ qua loại trái cây này nếu biết mình mắc bệnh tiểu đường bạn nhé!
Măng tây
Măng tây là một loại rau giàu khoáng chất và các nguyên tố vi lượng, có thể giúp điều chỉnh hiệu quả cân bằng kali và natri của cơ thể. Đồng thời, nó còn có tác dụng rõ ràng trong việc giảm lượng đường dư thừa trong máu.
Gừng
Gừng là một loại gia vị rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Nó chứa nhiều lợi ích cho cơ thể con người và một trong số đó là giảm lượng đường trong cơ thể. Bởi gừng chứa các thành phần gần với insulin nên khi tiêu thụ gừng có thể giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Bưởi
Bưởi có vị chua ngọt nên phù hợp với đa số khẩu vị của mọi người. Bên cạnh đó, bưởi còn rất giàu vitamin C với nhiều thành phần insulin. Vì vậy, những người có lượng đường trong máu cao nên chăm ăn nhiều bưởi để điều chỉnh lượng đường trong máu và mức lipid trong cuộc sống hàng ngày.
Bí ngô
Bí ngô là một loại thực phẩm phổ biến trong cuộc sống và có tác dụng tốt cho sức khỏe của cơ thể con người. Bí ngô giàu coban - một nguyên tố vi lượng có thể giúp thúc đẩy quá trình bài tiết insulin và hạ đường huyết hiệu quả. Do đó, bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm này.
Source (Nguồn): Sohu
Theo helino
Mắc nhiều bệnh vì dinh dưỡng không hợp lý Dinh dưỡng không hợp lý, dinh dưỡng thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây gia tăng các bệnh lây nhiễm, làm thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong ở Việt Nam, với 75% tỷ lệ tử vong là do các bệnh không lây nhiễm, trong đó đứng đầu là các bệnh tim mạch, tăng huyết áp,...