Đi khám bệnh nhưng luôn lúng túng khi bác sĩ hỏi, đến khi vợ ra ngoài, bác sĩ nói đúng một câu mà biết được ngay nguyên nhân anh chồng mắc bệnh xã hội
Nhân cơ hội vợ của bệnh nhân đi mua cơm, bác sĩ Giả Úy đã gặp riêng bệnh nhân, nói rằng: “Trường hợp của anh, chúng tôi cần phải kiểm tra vì nghi ngờ anh mắc bệnh AIDS”.
Trong chương trình “Doctor is hot”, bác sĩ Giả Úy, bệnh viện Saint Paul’s Hospital, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam (40 tuổi) sống tại Hồng Kông, có biểu hiện sốt cao hơn 1 tuần vẫn chưa khỏi nên đã đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Giả Úy, bệnh viện Saint Paul’s Hospital.
Sau khi tiến hành một loạt các cuộc kiểm tra như chụp cắt lớp vi tính, hỏi thăm về các thói quen sinh hoạt như sử dụng thuốc hoặc số lượng bạn tình thì bác sĩ phát hiện bệnh nhân nam lúng túng không muốn phơi bày mọi chuyện.
Bác sĩ Giả Úy có kinh nghiệm thăm khám cho nhiều bệnh nhân nên nhanh chóng nhận ra biểu hiện khác lạ của bệnh nhân nam vì sự có mặt của người vợ đang ngồi bên cạnh. Thế là nhân cơ hội vợ của bệnh nhân đi mua cơm, bác sĩ Giả Úy đã gặp riêng bệnh nhân, nói rằng: “Trường hợp của anh, chúng tôi cần phải kiểm tra vì nghi ngờ anh mắc bệnh AIDS”.
Lúc này, bệnh nhân nam thành thật khai báo anh là người song tính, từng quan hệ với nhiều bạn tình và vợ anh không hề hay biết chuyện này. Chứng thực hoài nghi của bác sĩ, ngay sau đó, bệnh nhân đã có kết quả xác nhận dương tính với căn bệnh thế kỉ này.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân lập tức yêu cầu được xuất viện. Điều này khiến bác sĩ Giả Úy cảm thấy khó hiểu, không đợi bác sĩ khuyên nhủ, bệnh nhân cho biết cần thêm thời gian để giải thích mọi chuyện cho vợ hiểu. Trước khi xuất viện, bệnh nhân nam cam đoan với bác sĩ sẽ quay lại bệnh viện điều trị sau khi thú nhận với vợ.
AIDS là căn bệnh được tiến triển từ HIV. Đây là giai đoạn cuối cùng của HIV. Nhưng không phải tất cả những người nhiễm HIV đều sẽ bị bệnh AIDS.
Nếu HIV đã tiến triển sang AIDS, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch bị tổn hại nghiêm trọng. Nó đã suy yếu đến mức không thể chống lại hầu hết các bệnh và nhiễm trùng. Điều đó làm cho người bệnh dễ bị một loạt các bệnh, bao gồm:
Tưa miệng (nhiễm nấm trong miệng hoặc cổ họng).
Cytomegalovirus (CMV), một loại virus herpes.
Viêm màng não do cryptococcus (nhiễm nấm trong não).
Toxoplasmosis (nhiễm trùng não do ký sinh trùng)
Cryptosporidiosis (một bệnh nhiễm trùng do ký sinh trùng đường ruột).
Ung thư: Bao gồm ung thư Kaposi (KS) và ung thư hạch..
Tuổi thọ bị rút ngắn liên quan đến AIDS không được điều trị là kết quả của các bệnh và biến chứng phát sinh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Người bị nhiễm HIV có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Những người nhiễm HIV có thể tiến triển thành AIDS nếu bệnh HIV được chẩn đoán muộn hoặc không được chẩn đoán, hoặc người bị nhiễm HIV nhưng không dùng liệu pháp kháng retrovirus. Người bệnh cũng có thể tiến triển thành AIDS nếu trong cơ thể tồn tại một hoặc nhiều loại virus HIV kháng lại (không có phản ứng) với việc điều trị bằng thuốc kháng vi-rút.
Nếu không được điều trị đúng cách, những người nhiễm HIV có thể chuyển sang giai đoạn AIDS sớm hơn. Theo đó, hệ thống miễn dịch sẽ bị tổn hại nghiêm trọng, khó chống lại nhiễm trùng và bệnh tật hơn. Với việc sử dụng liệu pháp kháng vi-rút, một người có thể duy trì nhiễm HIV mạn tính mà không bị AIDS trong nhiều thập kỷ.
Những hiểm họa sức khỏe bị lãng quên thời Covid-19
AIDS, sốt rét và lao - 3 trong số những căn bệnh truyền nhiễm chết chóc nhất thế giới - khiến khoảng 2,4 triệu người tử vong mỗi năm. Riêng số nạn nhân của bệnh lao là vào khoảng 1,5 triệu.
Tuy nhiên, Tạp chí Nature dẫn dự báo của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét cho biết số người tử vong vì 3 căn bệnh trên có thể tăng gần gấp đôi trong năm tới. Lý do được tổ chức này đưa ra là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19).
Theo các chuyên gia, Covid-19 đã chuyển hướng sự chú ý của giới khoa học khỏi các bệnh trên. Ngoài ra, các biện pháp phong tỏa, nỗi sợ Covid-19 và việc đóng cửa các phòng khám đã khiến nhiều bệnh nhân đang vật lộn với HIV, lao và sốt rét lao đao.
Thêm vào đó, các biện pháp hạn chế đi lại khiến việc vận chuyển thuốc đến những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất gặp khó khăn. "Những rủi ro liên quan đến Covid-19 đã phá hỏng mọi nỗ lực và mang chúng ta quay lại 20 năm trước" - bác sĩ Pedro L. Alonso, Giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhận định với báo The New York Times.
Bệnh nhân lao tại một bệnh viện ở thủ đô Jakarta - Indonesia Ảnh: Reuters
Theo một báo cáo hồi tháng 6, quỹ toàn cầu nói trên tính toán rằng cần thêm 28,5 tỉ USD để bảo đảm các chương trình HIV, lao và sốt rét hiện nay có thể tiếp tục hoạt động trong vòng 12 tháng tới. Trước mắt, các chính phủ và tổ chức cứu trợ đang cố gắng xử lý vấn đề bằng cách mở rộng nguồn cung cấp và dự trữ thuốc.
Vào tháng 6, WHO đã thay đổi khuyến nghị cho việc điều trị bệnh lao kháng thuốc. Thay vì tiêm thuốc trong vòng 20 tháng, bệnh nhân có thể chuyển sang uống thuốc trong 9-11 tháng và không cần đến phòng khám. Tại một vài quốc gia như Nam Phi, hầu hết bệnh nhân đã lấy thuốc từ các trung tâm cộng đồng thay vì bệnh viện.
Dấu hiệu trên mặt cảnh báo sức khỏe có vấn đề Nếu bị sụp mí, mắt vàng, loét miệng, phát ban hình cánh bướm trên mặt, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay. Da và mắt hơi vàng: Theo Medical News Today, đây là dấu hiệu của bệnh vàng da. Điều này xảy ra vì cơ thể có quá nhiều chất thải được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá...