Đi khám 5 lần, suýt liệt vì không phát hiện bị u màng tủy
Xuất hiện các triệu chứng bệnh từ hơn 1 năm trước nhưng 5 lần đi khám vẫn không tìm ra đúng nguyên nhân, bệnh nhân suýt bị liệt toàn thân.
Bệnh nhân hồi phục sau ca mổ
Chị N.T.T.H (ngụ tại quận Tân Phú – TP.HCM) cho biết, cuối năm 2017 cơ thể chị xuất hiện những dấu hiệu như căng ngón chân trái, khó khăn trong đi lại. Chị đi khám tại một bệnh viện ở TPHCM, được chẩn đoán chỉ bị căng cơ và cho về nhà thuốc uống.
Nhưng uống thuốc một thời gian dài không thấy đỡ, chị H trở lại bệnh viện để tái khám nhưng bác sĩ vẫn khẳng định rằng bệnh nhân chỉ bị căng cơ và tiếp tục cho điều trị bằng thuốc.
Sau thời gian vẫn thấy tình trạng bệnh không khỏi, chị H. đi khám tại một bệnh viện khác và được chẩn đoán bị thoái hóa khớp, căng cơ, tiếp tục uống thuốc 1 tháng. Tuy nhiên, tình trạng bệnh vẫn kéo dài và ngày càng nặng hơn.
Chị chuyển sang khám tại một phòng khám tư thì được chẩn đoán đau thần kinh tọa và tiếp tục kê thuốc cho uống. Suốt hơn 1 năm đi khám, uống thuốc, tình trạng bệnh của chị không đỡ mà ngày một nặng hơn, chị không thể đi lại bình thường mà phải có người hỗ trợ.
Video đang HOT
Đến khám tại Bệnh viện Quốc tế City, Th.BS Đào Thị Mỹ Vân – Phó Giám đốc Y khoa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho biết, 6 tháng trước bệnh nhân bắt đầu tê mặt trong đùi 2 bên, sau đó lan xuống 2 bàn chân, tê lên đến ngang rốn. Bệnh nhân bị tê nhiều, đi lại khó khăn, có đợt bị bí tiểu phải nhập viện đặt thông tiểu.
Dù đã đi khám nhiều nơi, được chụp MRI cột sống thắt lưng 2 lần và có chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng nhẹ nhưng không chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân đã từng điều trị với thuốc hướng tâm thần vì nghi ngờ hoang tưởng, rối loạn tâm lý.
Qua thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, bệnh nhân được xác định: sức cơ tứ chi 5/5, teo cơ cẳng chân 2 bên, tê ngang mức D10 trở xuống tăng phản xạ gân cơ, babinski âm tính, có rối loạn cơ vòng. Sau phiên hội chẩn với các chuyên gia Nội-Ngoại Thần kinh của City Plus, bệnh nhân được chỉ định chụp MRI cột sống ngực.
Kết quả cho thấy bệnh nhân có thương tổn choán chỗ trong ống sống ngoài tủy ngang T8-T9, mặt trước bên tủy chiếm gần hết ống sống chèn ép và đẩy tủy sang trái ra sau thương tổn có chân bám rộng vào mảng cứng kích thước 14 x 13 x 20 mm, theo dõi u màng tủy Meningioma ngang T8-T9 chèn ép tủy ngực.
Sau đó, bệnh nhân được chỉ định vi phẫu thuật giải ép tủy và lấy trọn u tủy làm giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh là bệnh nhân bị u màng tủy thể cát. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt.
TS.BS Huỳnh Hồng Châu – Trưởng Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Quốc tế City cho biết thêm: “Người bệnh có tăng phản xạ gân xương chi dưới, kèm với dấu hiệu rung giật bàn chân. Khi bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Quốc tế City, các bác sĩ nội thần kinh và ngoại thần kinh nghĩ đến hội chứng chèn ép tủy ngực.
Kết quả MRI cho thấy u màng tủy rất lớn ở đốt sống ngực D8, khối u này chiếm gần hết ống sống. Hội chứng chèn ép tủy ngực lúc đầu khó phát hiện nên phải cần đến bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh hoặc ngoại thần kinh khám tỉ mỉ về cảm giác và phản xạ gân xương (tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương,…) cùng kết hợp những dữ liệu căn bản gồm: Bệnh sử, kinh nghiệm khám bệnh và MRI cột sống ngực mới xác định được chấn đoán”.
U màng tủy là khối u có triệu chứng khởi phát và tiến triển chậm nên dễ dàng bị bỏ qua những dấu hiệu trong giai đoạn đầu, khiến cho người bệnh và bác sĩ không chuyên khoa có thể nghĩ đến các nguyên nhân khác.
Bác sĩ Vân khuyến cáo, khi có các triệu chứng đau cột sống cổ, ngực hay thắt lưng đi kèm với lan ra tay, chân, bụng kèm triệu chứng khó thở, bí tiểu nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa nội ngoại thần kinh để có chẩn đoán chính xác và hướng điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán và điều trị các u tủy sống muộn có thể dẫn đến biến chứng liệt tứ chi khó hồi phục hoặc đột tử do suy hô hấp. Vì vậy, khi có những triệu chứng trên các bệnh nhân cần phải đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo infonet
Vì sao dân văn phòng thường bị thoái hóa xương khớp sớm?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City, bệnh nhân đến với các phòng khám cơ xương khớp ngày càng nhiều và càng trẻ hóa, trong số những bệnh nhân trẻ đa phần là giới văn phòng.
Chính vì ngồi quá lâu, làm việc liên tục, lối sống ít vận động gây ra sự quá tải cho hệ xương khớp dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm.Do tính chất công việc, nhân viên văn phòng thường phải làm việc liên tục với máy vi tính, thời gian ngồi làm việc có thể kéo dài hơn 8 giờ một ngày, môi trường làm việc chủ yếu trong phòng máy lạnh không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên.
Ngoài ra, với cách sắp đặt nơi làm việc chưa phù hợp với thể trạng cơ thể (màn hình máy tính có thể quá cao hoặc quá thấp), sử dụng điện thoai, máy tính bảng liên tục trong một tư thế, lười vận động hay lười đứng dậy từ ghế là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc thoái hóa xương khớp ở giới văn phòng.
Giới văn phòng thường bị thoái hóa xương khớp sớm
Để phòng tránh thoái hóa xương khớp cần lưu ý:
- Sau khi ngồi làm việc khoảng 45 phút hãy đứng lên, đi lại và vận động nhẹ nhàng. Điều này không chỉ giúp hệ cơ xương khớp được giảm tải mà còn giúp cho não bộ thư giãn, tăng hiệu suất công việc.
- Uống đủ nước ngay cả khi không khát, trung bình 2 lít/ngày. Nước là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giữ chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh lạm dụng rượu bia.
- Cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Giữ tinh thần được vui vẻ, thoải mái là phương pháp tốt nhất để phòng tránh thoái hóa sớm.
Thoái hóa (lão hóa) nói chung và thoái hóa xương khớp nói riêng thường không được xem là một bệnh mà là một tình trạng. Các bác sĩ không thể chữa khỏi vì đây là một tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng và kéo dài tiến trình này.
Các bác sĩ Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, thoái hóa xương khớp không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Từ những dấu hiệu dễ nhận biết như: Đau mỏi vai gáy, đau lưng, tê tay chân, đau đầu hay đau nửa đầu, người bệnh cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để kéo dài, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: yếu liệt các chi, tay chân mất cảm giác do tổn thương thần kinh, từ đó dẫn đến những khó khăn trong vận động, di chuyển, sinh hoạt và làm việc.
Theo petrotimes
Các triệu chứng báo hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý vô cùng phổ biến, đặc biệt ở nam giới. Các bác sĩ khuyến cáo cần phát hiện bệnh sớm để quá trình điều trị hiệu quả hơn. Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm lưng, người bệnh đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng thắt lưng, có cảm giác tê, bỏng rát như bị kim châm,...