Đi học về phát hiện không có ai ở nhà, cậu bé 8 tuổ.i vứt phịch chiếc cặp xuống đất rồi làm loạt hành động không thể tin nổi
Hành động của cậu bé khiến chính người mẹ cũng phải bất ngờ.
Hiện nay, nhiều người lớn hay giữ quan điểm: “Trẻ con có biết gì đâu”. Quan điểm này không hiếm gặp trong xã hội, nhưng nó lại chứa đựng những hiểu lầm rất lớn. Thực ra, trẻ con dù còn nhỏ, nhiều việc chưa từng trải qua bao giờ, nhưng chỉ cần có cơ hội được quan sát người lớn, chúng sẽ bắt chước làm theo. Thậm chí đôi khi còn làm thuần thục hơn cả người lớn cũng nên.
Ngày 20/11 vừa qua, tại Tứ Xuyên ( Trung Quốc), một bà mẹ chia sẻ câu chuyện thú vị về cậu con trai của mình. Vào ngày xảy ra sự việc, con trai sau khi tan học về nhà thì phát hiện ra không có ai ở nhà cả. Rơi vào trong trường hợp này, một vài đứ.a tr.ẻ sẽ hoảng sợ, la um sùm để gọi bố mẹ, nhưng cậu bé này lại hành xử đầy bình tĩnh.
Theo đó, cậu bé bình thản đi xuống nhà hàng ở ngay dưới nhà và “order” ngay 3 món ăn và một bát canh để lấp đầy “chiếc bụng đói” sau những giờ học căng thẳng. Sau đó, cậu còn mượn điện thoại của chủ nhà hàng để gọi cho mẹ đến trả tiề.n và đón về.
Người mẹ chia sẻ rằng, con trai chị năm nay đã lên 8 tuổ.i. Nhà cách trường học không xa, nên hàng ngày cậu bé sẽ tự đi đi về về. Bình thường, khi con về thì luôn có người lớn ở nhà. Nhưng hôm đó, do có một số công việc đột xuất nên bố mẹ chưa tan làm thì cậu bé đã có mặt ở nhà và sau đó chính là một loạt hành động khiến người lớn cũng ngạc nhiên ở trên.
Đi học về không thấy ai, cậu bé tiểu học đã nhanh trí chạy xuống tầng order ngay một bàn “ê hề” đồ ăn.
Được biết, sau cú điện thoại của con trai, chị đã nhanh trong hoàn thành công việc và xuất hiện ở nhà hàng dưới nhà. Đậ.p vào mắt người mẹ là cảnh tượng con trai chị ngồi một mình quanh chiếc bàn đầy thức ăn, rồi ung dung thưởng thức các món.
Nhìn con trai đang ăn, mẹ cười hỏi: “Con gọi mấy món ăn vậy?”.
Cậu con trai hơi ngượng ngùng trả lời: “Con gọi 3 món ạ!”.
“Không đúng, còn có một bát canh nữa mà?”, người mẹ nói một câu với giọng điệu nhẹ nhàng, không hề trách móc.
Video đang HOT
Cậu con bé thấy thế cũng cười theo.
Sau đó, người mẹ đã ngồi xuống ăn cùng con. Trong lúc ăn, chị dò hỏi lý do vì sao con chỉ có một mình mà lại nghĩ đến việc gọi nhiều món như thế. Đứ.a tr.ẻ thật thà nói, do nghĩ đến việc cả nhà ai cũng về muộn không kịp nấu cơm, bố mẹ tan ca cũng cần ăn, nên cậu đã “đại diện” gia đình gọi luôn. Dù gọi nhiều món là vậy, nhưng bản thân cậu bé ăn rất ít, bởi cậu muốn để phần các thành viên khác trong gia đình.
Thấy con trai ăn ngon lành, người mẹ vừa thấy buồn cười lại vừa tự hào vì con trai không chỉ biết tự chăm sóc bản thân mà còn rất hiểu chuyện.
“Tôi rất vui. Sau này chúng tôi mà không có ở nhà, con ít nhất cũng biết kiếm cái ăn. Và thằng bé còn chu đáo nữa chứ, nghĩ đến việc bố mẹ chưa ăn rồi gọi nhiều món luôn. Bình thường ở nhà mỗi khi không có thời gian nấu ăn, chúng tôi cũng hay đến nhà hàng này ăn, vì vậy, con đã quen với quy trình gọi món”, người mẹ chia sẻ.
Câu chuyện sau khi được đăng tải lên MXH cũng khiến cộng đồng mạng được phen cười bò. Bên cạnh đó, mọi người cũng dành lời khen cho cậu bé 8 tuổ.i. Chỉ với vài món ăn này, người ta đã thấy được một đứ.a tr.ẻ ân cần và ấm áp, biết quan tâm chính mình cũng như những người thân yêu.
Sự quan trọng của việc rèn luyện tính tự lập cho con
Việc rèn luyện sự chủ động cho trẻ từ nhỏ là hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống mà còn phát triển khả năng tự lập và tư duy sáng tạo. Dưới đây là một số phương pháp có thể áp dụng để nuôi dưỡng tính chủ động cho con.
Đầu tiên, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ tự mình thực hiện các công việc hàng ngày phù hợp với độ tuổ.i của mình. Có thể bắt đầu từ những việc nhỏ như tự dọn dẹp đồ chơi, tự mặc quần áo, hoặc tự chuẩn bị đồ dùng học tập. Qua đó, trẻ sẽ học được cách tự chủ trong cuộc sống và trách nhiệm với hành động của mình.
Thứ hai, khuyến khích trẻ tham gia vào việc đưa ra quyết định liên quan đến bản thân mình. Cha mẹ có thể để trẻ chọn lựa món ăn, quần áo hoặc cách giải quyết một số vấn đề nhỏ trong gia đình. Điều này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng suy nghĩ độc lập và đán.h giá hậu quả của quyết định của mình.
Rèn luyện sự chủ động cho con là điều vô cùng quan trọng.
Thứ ba, tạo cơ hội để trẻ được thử thách. Đặt ra những mục tiêu nhỏ, có thể đạt được và khuyến khích trẻ tự mình nỗ lực để đạt được. Dù kết quả có thể không như mong đợi, nhưng quá trình này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng mọi cố gắng đều xứng đáng và từ đó hình thành niềm tin vào bản thân.
Thứ tư, dạy trẻ cách quản lý thời gian của mình. Việc sắp xếp lịch trình học tập, vui chơi, và nghỉ ngơi một cách hợp lý sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của thời gian và cách tận dụng nó một cách có ích.
Cuối cùng, mô hình hóa là một cách hiệu quả để trẻ học hỏi. Cha mẹ cần trở thành những tấm gương sáng về sự chủ động và tự chủ. Khi cha mẹ thể hiện tính chủ động trong công việc và cuộc sống, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước và học theo.
Qua những bước nhỏ nhưng đều đặn, cha mẹ sẽ thấy được sự thay đổi tích cực trong thái độ và hành động của trẻ. Sự chủ động không phải là một phẩm chất tự nhiên mà nó cần được nuôi dưỡng và phát triển qua thời gian, thông qua sự hỗ trợ và khích lệ từ cha mẹ và môi trường xung quanh.
Cô giáo ở TPHCM nêu ra 3 quan điểm về chuyện dạy thêm học thêm, hội phụ huynh chia 2 "phe" tranh luận nảy lửa
Nhiều người đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối quan điểm này.
Chuyện dạy thêm, học thêm vẫn luôn là đề tài nhận nhiều sự quan tâm của các phụ huynh có con trong độ tuổ.i đi học. Nhiều người cho rằng, nếu việc học thêm dựa trên tinh thần tự nguyện, tức là phụ huynh muốn con em mình theo học để củng cố kiến thức, học sinh tìm đến thầy giáo giỏi để nâng cao năng lực chuẩn bị cho các kỳ thi cao hơn thì không có gì bàn cãi.
Tuy nhiên, thực tế là không ít đứ.a tr.ẻ phải gồng mình đến lớp học thêm để cho bằng bạn bằng bè, để có cảm giác "an toàn". Bởi vẫn có tình trạng nhiều giáo viên chuyển một số nội dung đáng lẽ phải dạy trên lớp sang các giờ học thêm. Điều này dẫn đến việc những học sinh không tham gia học thêm sẽ không nắm được kiến thức đầy đủ, khi đó, lời kêu gọi học thêm dường như ngầm hiểu là không thể từ chối.
Ảnh minh hoạ
Trước những tranh cãi, mới đây, một tài khoản được cho là giáo viên ở TP.HCM đã nêu ra 3 quan điểm về dạy thêm, học thêm.
Thứ nhất, theo cô, nhiều phụ huynh cho rằng con bị thầy cô không ưa nếu không đi học thêm. Tất nhiên trong ngành sẽ có một vài giáo viên như thế, nhưng không phải tất cả. Phụ huynh cần nhìn nhận khách quan và thấu đáo hơn xem con mình có thực sự học tốt chưa, rèn luyện tốt chưa. Nếu tốt rồi thì không giáo viên nào hạ thấp thành tích của con xuống. Không phải lời nói nào của con cũng đúng 100% sự thật, nên bố mẹ cũng cần tỉnh táo và tìm hiểu kĩ hơn khi nghe con trình bày.
"Nhiều phụ huynh cứ lấy kết quả của năm học trước để so sánh với năm học sau và cho rằng con bị cô 'đì' là không khách quan. Càng học lên chương trình càng khó, tâm sinh lí của con thay đổi, cần xem xét nguyên nhân rồi hãy so sánh", cô giáo nói.
Thứ hai, nhiều người cho rằng thầy cô dạy "cầm chừng" trên lớp để dành cho lớp học thêm là "thực sự rất buồn cười". Nếu phụ huynh học cùng con sẽ thấy, chương trình học bây giờ khá nặng. Hơn nữa, khả năng của các con khác nhau. Cô giảng xong có bạn hiểu 100%, có bạn hiểu 80%, có bạn chỉ hiểu được khoảng 30%. Thời lượng tiết học thì chỉ có 40 phút, chỉ đủ để truyền tải hết kiến thức theo chương trình của Bộ đưa ra, chứ không có thời gian mà nói đi nói lại được nhiều lần cho những bạn còn chậm đến khi hiểu mới thôi.
Giáo viên cũng được kiểm tra đán.h giá thường xuyên, dự giờ, kiểm tra vở, kiểm tra chất lượng học sinh. Trừ khi muốn mất việc, chứ không giáo viên nào dạy qua loa để kiếm cớ dạy thêm cả.
Thứ ba, có bố mẹ cho rằng, không cho con đi học thêm sợ bị cô thầy "ghim". Nhưng phụ huynh đã thực sự mở lòng nói chuyện, trao đổi với cô chưa; đã tìm hiểu về cô chưa; đã hỏi xem con mình cảm nhận thế nào về cô chưa, hay cứ tự mình ôm nỗi lo sợ và ấm ức. Nên có một cái nhìn khách quan hơn về nghề giáo, đừng vì một khía cạnh nhỏ và vì một số người không tốt mà đán.h đồng là không thoả đáng.
Quan điểm của cô giáo nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Tranh cãi
Một số người đồng tình cho rằng, trong hoàn cảnh hiện nay, nếu không cho con học thêm thì đúng là không bao giờ theo kịp chương trình. Họ ủng hộ việc có giáo viên dạy kèm bởi vì không phải cha mẹ cũng có thể theo sát con, về cả thời gian và kiến thức. Đôi khi thầy cô không mở lớp dạy thêm, chính phụ huynh còn mong thầy cô hỗ trợ bởi lo con mình không nắm được bài học. Kiến thức thì như nhau nhưng rõ ràng trình độ của học sinh không phải giống nhau.
Họ cũng nhận định, việc thầy cô "đì" học sinh không đi học thêm, nếu có thì cũng chỉ là số ít. Nhiều người khẳng định con mình suốt nhiều năm không hề học thêm nhưng vẫn có thành tích tốt, được giáo viên yêu thương.
"Tôi có hai con, một đang học cấp II, một học cấp III. Mặc dù cả hai con tôi không học thêm cho đến lúc thi vào cấp 3, nhưng tôi không thấy lý do gì để cấm học thêm cả. Rất nhiều học sinh và phụ huynh có nhu cầu học thêm hoàn toàn chính đáng, và nhiều giáo viên dạy thêm thực sự chất lượng. Nếu cần cấm, chỉ nên cấm việc lợi dụng học thêm để trục lợi. Do đó, cấm giáo viên dạy thêm cho học sinh mà họ trực tiếp đứng lớp là đủ", một phụ huynh nêu ý kiến.
Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến nhận định, một khi dạy thêm thì giáo viên không thể khách quan. Nếu nói 40 phút không thể truyền tải được hết chương trình Bộ Giáo dục & đào tạo đưa ra thì nên đưa ra vấn đề để Bộ xem xét điều chỉnh.
"Đã là đi học là truyền tải kiến thức. Mà 40 phút trong lớp không đủ thì 40 phút ở nhà thầy cô có đủ hay không? Vì sao dạy trong lớp thì có em hiểu 30, 40, 70, 80% còn về nhà thầy cô thì lại hiểu hết 100%?
Bản thân là giáo viên thì trách nhiệm là phải làm cho học sinh hiểu bài. Đừng lấy đó làm cớ để bắt học sinh học thêm. Nghề giáo vốn là một nghề cao quý, cao quý là ở chỗ người thầy dìu dắt học sinh mình đến với tri thức mà không phụ thuộc vào vật chất", một người chia sẻ.
Theo một số phụ huynh, nên cấm dạy thêm cá nhân, quy hoạch thành trung tâm gia sư như cách các nước khác làm là chuẩn nhất. Như vậy vừa bảo đảm tính khách quan, giáo viên có thêm thu nhập.
Để ngăn việc dạy thêm biến tướng, chỉ cần cấm giáo viên dạy thêm học sinh mà họ đang trực tiếp đứng lớp. Nếu giáo viên dạy lớp A nhưng dạy thêm học sinh lớp B, chắc chắn sẽ không có chuyện không ưa hay thiên vị.
B.é gá.i 6 tuổ.i giận dữ bỏ nhà đi, phản ứng của 2 chị em khiến người mẹ ấm lòng Câu chuyện về 3 chị em ở Washington cho thấy nhiều bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình và cách giải quyết xung đột. Tình yêu và sự hỗ trợ giữa các thành viên trong gia đình rất cần thiết. Dù có tranh cãi, các chị em vẫn biết bảo vệ và chăm sóc cho nhau, cho thấy gia đình luôn...