Đi học thạc sĩ vì… không xin được việc
Nhiều bạn trẻ có bằng cử nhân thú nhận, ra trường không xin được việc làm nên họ đã nộp hồ sơ đi học thạc sĩ để nâng cao bằng cấp, dễ dàng xin việc hơn trong tương lai.
Học thạc sĩ theo “phong trào”
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Thái Nguyên, chuyên ngành Tâm lý với tấm bằng xuất sắc, Nguyễn Thị T., sinh năm 1988, quê ở Bắc Giang mang hồ sơ đi xin việc ở nhiều trường đại học ở Hà Nội nhưng không được nhận. Nghe lời khuyên của bạn bè, T. đã đi học thạc sĩ để nâng cao bằng cấp và chờ cơ hội xin việc.
“Năm 2011, sau khi ra trường có tấm bằng cử nhân, tôi đã nộp hồ sơ thi công chức ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ nộp vào trường đông, trong khi đó chỉ tiêu của trường lấy có 1 người nên tôi đã không trúng tuyển”, T. kể.
Sau khi trượt công chức ở trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, T. đi làm thêm ở quán tạp hóa để chờ cơ hội thi vào công chức ở một số cơ quan khác. Năm 2012, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội có chỉ tiêu tuyển công chức, T. đã nộp hồ sơ thi nhưng cơ hội cũng đã không đến với T. vì chỉ tiêu của trường cũng chỉ lấy có 1 giáo viên.
“Sau khi rong ruổi mang hồ sơ đến một số trường, nhưng không nơi nào chịu nhận, tôi và bạn cùng lớp đại học đã rủ nhau nộp hồ sơ thi lên cao học. Phần vì tôi muốn nâng cao thêm bằng cấp, phần vì chưa tìm được việc làm đúng chuyên ngành”, T. chia sẻ.
T. cho biết, theo đúng lịch trình thì khoảng tháng 9/2014, chị sẽ tốt nghiệp khóa học thạc sĩ. Hiện tại, trong lớp học của chị có 40 người thì cũng có hơn chục người là sinh viên mới tốt nghiệp đại học.
“Nói thực là khi học thạc sĩ thì mình cũng chưa có chỗ nào để xin việc. Mình chỉ nghĩ là có bằng cấp cao hơn thì xin việc sẽ dễ dàng hơn nên nộp hồ sơ học thôi”, T. nói.
Năm 2012, cũng cầm tấm bằng cử nhân loại tốt nghiệp loại khá, Phạm Thị K., SN 1989, quê ở Bắc Ninh háo hức đi xin việc làm ở địa phương. Tuy nhiên, sau thời gian chờ đợi hơn 2 tháng, chị K. nhận được câu trả lời là từ các trường là đã đủ chỉ tiêu.
Trong lúc chưa biết xin việc ở đâu thì chị K. được bạn bè rủ đi học thạc sĩ ở trường Đại học Sư phạm 1. “Lúc đầu mình cũng nghĩ đi học thạc sĩ, khi ra trường xin vào cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn. Nhưng sau thời gian học được hơn 1 năm mình mới thấy, đi học thạc sĩ phần lớn là những người đã đi làm ở cơ quan nhà nước, có việc làm ổn định rồi. Họ đi học lấy bằng để tạo đà phấn đấu trong công việc sau này. Còn bản thân mình đi học thì chưa có định hướng gì cả. Thất nghiệp thì đi học thạc sĩ để hy vọng vào tương lai thôi”, K. chia sẻ.
Video đang HOT
Theo K., trong lớp cao học của K. hiện tại cũng khá nhiều bạn trẻ mới ra trường chưa xin được việc nên đi học thạc sĩ. Phần lớn trong số này đều chưa có định hướng cho tương lai, thậm chí nhiều bạn học xong còn không biết sẽ xin việc làm ở đâu.
Thất nghiệp, nhiều cử nhân đi học thạc sĩ để dễ xin việc (Ảnh minh họa. Báo Tiền Phong)
Bằng cấp không bù đắp được kinh nghiệm
Tốt nghiệp Đại học Văn Lang, ngành Quản trị kinh doanh với tấm bằng giỏi, Cao Thanh Th., ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh nộp đơn xin việc đến hàng loạt công ty. Thế nhưng, mọi cố gắng của Th. vẫn không được đền đáp vì công ty nào cũng yêu cầu kinh nghiệm.
Hy vọng duy nhất của Th. là được các công ty đa quốc gia tuyển chọn vì các công ty này thường có chính sách riêng dành cho sinh viên mới tốt nghiệp, và không chú trọng đến kinh nghiệm của ứng viên mới ra trường. Qua được vòng đầu tiên, nhưng đến vòng thứ hai Th. bị rớt vì khả năng tiếng Anh quá yếu. Cứ lông bông nộp đơn xin việc hàng tháng trời, cô bạn quyết định đăng ký thi cao học để nâng cao trình độ.
Th. cho biết: “Lúc đó, tôi thật sự sốc vì liên tục bị các doanh nghiệp từ chối do thiếu kinh nghiệm làm việc. Thấy một số bạn đăng ký thi cao học nên tôi cũng quyết định thi cùng. Tôi nghĩ khi tốt nghiệp, với tấm bằng thạc sĩ cộng với khả năng tiếng Anh được rèn luyện thêm trong thời gian học cao học, mình sẽ dễ dàng tìm được công việc ưng ý”.
Tuy nhiên, mọi việc không như Th. mong muốn. Tốt nghiệp thạc sĩ đạt loại giỏi, nhưng một lần nữa cô lại rơi vào “vực sâu” thất nghiệp. Th. buồn bã kể: “Cứ nghĩ học thạc sĩ thì sẽ tìm được việc làm. Nhưng nào ngờ khi đi xin việc, lại bị một số công ty từ chối với lý do thiếu kinh nghiệm. Có một, hai công ty chấp nhận cho tôi thử việc nhưng họ bảo rằng, công ty không đủ khả năng tài chính để chi trả mức lương theo học vị thạc sĩ mà chỉ trả lương như một cử nhân mới ra trường. Nếu tôi chấp nhận thì làm, còn không có thể tìm đến một công ty khác”.
Câu chuyện của Nguyễn Văn T., ở huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước khiến nhiều người phải suy nghĩ, dù có bằng thạc sĩ nhưng anh T phải chấp nhận làm nhân viên bán vé với mức thu nhập 4 triệu đồng.
T. tâm sự: “Nhà tôi khó khăn, bố mẹ chỉ mong sau khi tốt nghiệp đại học tôi có thể đi làm phụ giúp gia đình. Nhưng sau khi tốt nghiệp ngành Đông phương, chỉ có một số bạn bè của tôi tìm được việc, còn lại thất nghiệp. Trong lúc chưa biết xin vào đâu thì mọi người rủ nhau học lên thạc sĩ để ít nhất là sau khi học xong có thể về trường làm giảng viên. Thấy vậy, tôi cố gắng thuyết phục gia đình ‘bóp bụng’ để cho mình học lên cao học”.
T. cho biết, những ngày học thạc sĩ rất mệt mỏi do lịch học không ổn định, lúc học ngày, lúc học tối. T cũng không thể xin việc làm thêm để đỡ đần gia đình.
“Thời gian đó, tôi chỉ biết cố gắng học thật tốt, nhằm lấy được tấm bằng thạc sĩ loại giỏi sau khi ra trường. Tôi nghĩ, sau khi học xong với kết quả tốt, chắc chắn tôi sẽ tìm được một việc có mức lương cao ở TP.HCM “, T. nói.
Cùng lớp học thạc sĩ với T. còn 24 người nữa. Đa số đều tốt nghiệp loại khá, giỏi. Thế nhưng, khi đi xin việc, họ đều bị từ chối khéo với lý do, công ty không có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có học vị thạc sĩ.
Trong bài tiêp theo chúng tôi sẽ gửi đên đôc giả nôi dung: Học thạc sĩ có phù hợp với nhu câu thực tê.
Theo Đức Nguyễn – Minh Vương (Khampha.vn)
Thi công chức Thủ đô, 1 "chọi" 10
Sở Nội vụ Hà Nội vừa có thông báo danh sách các thí sinh đủ điều kiện thi công chức năm 2013 với 3.837 thí sinh.
Nếu tính tổng số chỉ tiêu tuyển dụng là 512 thì tỷ lệ "chọi" cũng không thua kém thi đại học (khoảng 1/10). Đặc biệt, năm 2013 là năm đầu tiêu Hà Nội tổ chức thi tuyển trên máy tính, do đó, kỳ thi tuyển dụng công chức Thủ đô sẽ phải kéo dài gần 1 tháng.
Thi 3 môn trên máy tính
Sở Nội vụ Hà Nội hôm 27/9 đã có văn bản hướng dẫn tổ chức thi tuyển công chức 2013. Theo đó, các thí sinh sẽ thi tuyển 5 môn: Ngoại ngữ, Tin học, Trắc nghiệm chuyên ngành, Viết chuyên ngành, Viết kiến thức chung. Đáng chú ý, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Nội vụ về việc thi tuyển công chức bằng hình thức thi trên máy tính, các thí sinh dự thi tuyển công chức Thủ đô sẽ phải thi 3 môn trắc nghiệm trên máy tính gồm: Tiếng Anh, Tin học, Trắc nghiệm chuyên ngành (từ ngày 14 - 23/10 tại Trung tâm Đào tạo công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Sở Thông tin và Truyền thông).
Theo Sở Nội vụ, việc thi trắc nghiệm sẽ chia làm 2 ca thi sáng và chiều, mỗi ca thi là 200 thí sinh. Riêng đối với các thí sinh thi ngoại ngữ tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Pháp sẽ thi viết trên giấy (ngày 13/10). Kết quả các môn thi trắc nghiệm trên máy tính sẽ được công bố kết quả trên máy tính và giải quyết thắc mắc ngay khi thí sinh thi xong mỗi ca thi.
Với hình thức thi trên máy tính, thí sinh sẽ không còn cơ hội dùng "phao thi" như kỳ thi trước. (Ảnh chụp tại kỳ thi tuyển công chức Hà Nội năm 2012). Ảnh: Lê Minh.
Chỉ những thí sinh đạt 50 điểm trở lên với môn ngoại ngữ và tin học mới được tiếp tục thi viết 2 môn: Kiến thức chung và Kiến thức chuyên ngành vào ngày 10/11. Kết quả thi sẽ được công bố vào cuối tháng 11 và thông báo kết quả trúng tuyển vào cuối tháng 12/2013.
Cuộc "đấu" căng thẳng
Kế hoạch tuyển dụng công chức Thủ đô năm 2013 lúc đầu là 628 chỉ tiêu, sau đó thành phố đã có văn bản điều chỉnh giảm 116 chỉ tiêu tuyển dụng công chức làm thanh tra xây dựng cấp quận, phường do việc chấm dứt thí điểm chức danh thanh tra xây dựng cấp phường, xã tại TP Hà Nội và TP HCM. Do đó, chỉ tiêu tuyển dụng công chức Thủ đô 2013 chỉ còn 512 chỉ tiêu gồm 231 chỉ tiêu công chức khối Sở, ban, ngành và 281 công chức khối quận, huyện, thị xã.
Đối chiếu với các chỉ tiêu cụ thể đối với từng Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và số thí sinh có đủ điều kiện dự thi vào các đơn vị trên cho thấy tỷ lệ "chọi" trung bình khoảng 1/10. Tuy nhiên có những đơn vị tỷ lệ "chọi" rất cao (khoảng 1/20).
Cụ thể, Sở Công Thương là một trong các đơn vị tuyển dụng công chức nhiều nhất (41 chỉ tiêu) và cũng là đơn vị có số thí sinh đăng ký dự tuyển đông nhất (526 thí sinh). Một số đơn vị có tỷ lệ "chọi khủng" như: Huyện Hoài Đức, chỉ tiêu tuyển dụng là 2 nhưng có tới 46 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển; Huyện Quốc Oai tuyển dụng 4 chỉ tiêu nhưng có 68 thí sinh dự tuyển. Duy nhất huyện Đan Phượng chỉ tuyển dụng 1 chỉ tiêu cho vị trí Phòng Tư pháp và cũng chỉ có 1 thí sinh đủ điều kiện dự tuyển vị trí này.
Quảng Ninh bổ nhiệm Phó giám đốc Sở qua thi tuyển Kỳ thi tuyển chức danh lãnh đạo Sở Ngoại vụ và Sở Nội vụ của tỉnh Quảng Ninh diễn ra từ ngày 22/9 với tổng số 11 thí sinh dự thi, trong đó có 6 thí sinh dự thi vào chức danh Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ và 5 thí sinh dự thi vào chức danh Phó Giám đốc Sở Nội vụ. Kết quả, thí sinh Nguyễn Thùy Yên, Phó Trưởng phòng Lãnh sự (Sở Ngoại vụ) trúng tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ với số điểm 84,7. Thí sinh Nguyễn Thị Thơm, Trưởng phòng Tổ chức Biên chế (Sở Nội vụ) trúng tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở Nội vụ, với số điểm 83,84. Trong kỳ thi tuyển lần này, Quảng Ninh đã hoàn thiện thêm quy trình về thẩm định, các hồ sơ, quá trình công tác, quá trình đóng góp trưởng thành cũng như phẩm chất đạo đức của các ứng viên dự tuyển; đồng thời điều chỉnh quy trình, thủ tục liên quan đến vấn đề chấm điểm; bổ sung về cơ chế tập sự đối với cán bộ sau khi dự tuyển nếu chưa có quá trình công tác và đào tạo chuyên môn phù hợp gần với lĩnh vực mình trực tiếp dự thi, để sau thời gian tập sự có đủ năng lực, kiến thức, kinh nghiệm cũng như tín nhiệm, qua đó có thể làm việc tốt hơn. Minh Hải
Theo Lê Minh
Tâm sự của thạc sĩ được ông Nguyễn Bá Thanh tìm việc "3 năm nay em đi xin việc khắp nơi. Có hôm hai mẹ con đi cả buổi nộp hồ sơ nhưng không ai nhận, về nhà chẳng muốn ăn uống", thạc sĩ giỏi vừa được ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc kể. Căn nhà khuất sâu trong con hẻm đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) của bà Lê...