Đi học nghề để vượt lên cái nghèo
Nhờ nỗ lực học tập và kỹ năng tay nghề tiến bộ, Hoàng Văn Quyết được vinh danh là một trong 100 học sinh – sinh viên giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu năm 2022.
Hoàng Văn Quyết, 23 tuổi, sinh ra trong gia đình dân tộc Sán Chỉ, tại tỉnh Lạng Sơn. Ngay từ những năm học phổ thông, Hoàng Văn Quyết đã chủ động xây dựng cho bản thân một hướng đi khá rõ ràng về nghề nghiệp khi trở thành một người thợ thủ công làm đồ gỗ.
Hoàng Văn Quyết được tuyên dương là một trong 100 học sinh – sinh viên giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu năm 2022.
Chính vì vậy, bên cạnh việc học chương trình giáo dục phổ thông, Quyết theo học thêm lớp đào tạo chế biến gỗ nhằm tích lũy kinh nghiệm và mong sớm có việc làm ngay từ khi 15 tuổi.
Hoàng Văn Quyết chia sẻ, gia đình thuộc hộ nghèo và muốn đi học tiếp. Ban đầu bố anh phản đối vì gia cảnh khó khăn nhưng được sự động viên của mẹ, Quyết đã cố gắng tiếp tục việc học lên cao.
Hiện tại, Hoàng Văn Quyết đang theo học khoa chế biến gỗ tại trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc. Bên cạnh đam mê, Hoàng Văn Quyết còn muốn tận dụng tiềm năng địa phương có nhiều rừng cây và gỗ là nguyên liệu có sẵn. Do đó, để nâng cao tay nghề và kiến thức cùng với mong muốn có cơ hội việc làm tốt hơn trong tương lai nên Quyết tiếp tục theo học lên hệ cao đẳng ngành chế biến gỗ.
Video đang HOT
Bằng sự nỗ lực bản thân, Quyết đã nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu trong thời gian theo học cao đẳng bao gồm chứng nhận danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp trường năm học 2020-2021 với kết quả học tập đạt loại giỏi và điểm rèn luyện xuất sắc; Bằng khen sinh viên tiêu biểu trong cuộc vận động “Sinh viên Việt Nam – Những câu chuyện đẹp” năm học 2021-2022.
Mặc dù đã được đào tạo qua lớp dạy nghề nhưng Hoàng Văn Quyết luôn cảm thấy bản thân cần trau dồi nhiều hơn, cần tập trung vào lý thuyết hơn.
Vì là ngành đặc thù, chuyên về thực hành nên Quyết luôn chú ý xem thầy cô thực hành và tự luyện tập thêm. Thời gian rảnh em cũng hay vào các trang mạng xã hội xem video clip hướng dẫn những kỹ năng mới.
Hoàng Văn Quyết chia sẻ, để làm ra một sản phẩm gỗ cần chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu, máy móc hỗ trợ và quan trọng là bản vẽ chi tiết sản phẩm. Công đoạn thực hành gồm 10 bước để tạo nên một sản phẩm gỗ hoàn chỉnh. Nam sinh viên vừa có sáng kiến cải tiến năm 2022: “Thiết kế và gia công bàn phụ đa năng dùng cho một số máy chế biến gỗ”.
Chia sẻ về ý tưởng khi làm dự án, Hoàng Văn Quyết cho biết, xuất phát từ việc quan sát thực tế quá trình giảng dạy, học tập của thày cô và sinh viên. Ý tưởng của nhóm Hoàng Văn Quyết được ban giám hiệu đánh giá cao, áp dụng được vào thực tế, có tính sáng tạo.
Hoàng Văn Quyết mong muốn học xong có việc làm ổn định để từ đó giúp gia đình vượt qua khó khăn và tiếp tục với đam mê với nghề đã chọn.
Dự án 'Máy đo huyết áp qua smartphone' đoạt giải Nhất ý tưởng khởi nghiệp Startup Kite 2022
Tại lễ bế mạc Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp 2022", Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã vinh danh và trao giải 37 ý tưởng, dự án khả thi, có tính ứng dụng cao.
Dự án 'Máy đo huyết áp qua smartphone' đoạt giải Nhất ý tưởng khởi nghiệp Startup Kite 2022.
Chiều ngày 27/11/2022, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) tổ chức lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2022.
Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2022 được khởi động từ tháng 5/2022. Tại vòng sơ tuyển do các trường tô chức, ban tổ chức đã nhận được 1.512 ý tưởng, dự án của các em học sinh, sinh viên; Có 206 dự án, ý tưởng khởi nghiệp đã lọt vào vòng bán kết.
Tại vòng bán kết các đội thi được tham gia thuyết trình và phản biện trước hội đồng ban giám khảo. Từ đó, ban giám khảo đã lựa chọn ra được 80 ý tưởng, dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết và cùng tranh tàitừ ngày 25-27/11/2022.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Tấn Dũng nhấn mạnh, các dự án tham dự cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2022 đã thể hiện được tính đổi mới, tính sáng tạo, các bài trình bày đã thể hiện được tính chuyên nghiệp, nhiều dự án được thương mại hóa từ các kết quả nghiên cứu khoa học học sinh, sinh viên, do đó cơ bản các bài dự thi đạt chất lượng tốt.
"Qua cuộc thi, học sinh-sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ học được nhiều kinh nghiệm, tiếp tục học tập tích lũy kiến thức, có cơ hội theo đuổi dự án của các bạn hoặc chuyển sang nghiên cứu một dự án khác khả thi hơn dựa trên nền tảng các kiến thức mà các em được học", Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Tấn Dũng, Startup Kite 2022 đã tạo ra một sân chơi cho học sinh-sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về sáng tạo khởi nghiệp và thành công, qua đó làm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, khởi nghiệp, thúc đẩy các bạn trẻ tin tưởng lựa chọn giáo dục nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước.
Cuộc thi cũng là giải pháp quan trọng để kêu gọi doanh nghiệp gắn kết hơn nữa với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, qua đó thúc đẩy ươm mầm khởi nghiệp sáng tạo ngay trong nhà trường.
Sau 3 ngày tranh tài, Ban tổ chức đã trao 37 giải. Trong đó, dự án "Máy đo huyết áp qua smartphone - GAC1" của nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TP Hồ Chí Minh được trao giải Nhất. Đồng thời dự án cũng nhận được sự đầu tư từ doanh nghiệp ngay khi được công bố trao giải.
Dự án "Smartsite: Giải pháp giám sát điều khiển từ xa trạm viễn thông" (Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh) và dự án "Ứng dụng định vị sơ đồ vị trí, có hiện thị bản đồ tương tác-DEFIMAPS" (Trường Cao đẳng Viễn Đông) được trao giải Nhì.
Ban tổ chức cũng trao 3 Giải Ba cho nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng FPT Polytechnic và 30 giải khuyến khích cho các đội thi.
Sau Lễ trao giải, Bộ LĐTBXH chính thức phát động Cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" Startup Kite 2023 sẽ diễn ra tại Quảng Nam.
Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đối phó lạm phát, đôn đáo tìm đơn hàng Lạm phát kéo dài tại các quốc gia châu Âu, Mỹ và lan rộng ra châu Á đã gây ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng một số ngành, sản phẩm; trong đó có tiêu dùng sản phẩm gỗ và đồ gỗ nội thất. Chi tiêu tăng nhanh, trong khi sản phẩm đồ gỗ không phải là sản phẩm thiết yếu, người lao...