Đi học lại, giáo viên “vắt chân lên cổ” chạy, hội giảng lấy thành tích làm gì!
Trong lúc cần hạn chế tối đa tập trung đông người, có trường vẫn lên kế hoạch tổ chức hội giảng 4 ngày để thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đoàn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, có địa phương sau khi cho học sinh đi học lại 2 ngày đã quyết định cho nghỉ thêm 2 tuần như tỉnh Sơn La.
Giáo viên nhiều nơi vừa đi dạy học, vừa lo có thể lại tiếp tục phải nghỉ để tránh dịch Covid-19. Mối lo ngại về việc vỡ kế hoạch giảng dạy không phải không có cơ sở.
Trong khi đó, ngày 22/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký công văn gửi chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 và đề nghị chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xem xét việc cho học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ học để phòng chống dịch bệnh covid-19.
Kế hoạch hội giảng của một trường Trung học phổ thông.
Theo đó, Bộ Giao duc va Đao tao điêu chinh khung kê hoach thơi gian năm hoc 2019-2020 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên như sau:
Video đang HOT
1. Kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020.
2. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.
3. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.
4. Thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
Với khung kế hoạch thời gian năm học có sự thay đổi, giáo viên trung học phổ thông, đặc biệt là giáo viên lớp 12 phải tập trung giảng dạy tốt nhất cho học sinh để các em có thời gian ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, hàng ngày khi học sinh đến lớp, giáo viên ngoài công việc chính là giảng dạy còn phải quan sát, theo dõi tình hình sức khỏe của học sinh.
Không những vậy, có trường thầy cô còn phải tham gia phong trào hội giảng để thi đua lập thành tích chào mừng 89 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Theo tìm hiểu của phóng viên, bản chất của hội giảng là giáo viên lên lớp giảng bài trước 30 học sinh và giáo viên nhà trường. Các giáo viên sẽ theo dõi, quan sát, góp ý.
Có trường hơn 100 giáo viên cũng phải tham dự đủ phong trào vì sẽ có điểm danh.
Sau khi dạy xong các môn học được chọn, trường sẽ tổ chức một buổi họp cơ quan nhận xét giờ dạy.
Mỗi giáo viên dạy có ít nhất 10 giáo viên cùng bộ môn góp ý. Bởi là phong trào thi đua nên góp ý cũng nặng tính phong trào.
Đáng nói, dịp 20/11 mỗi năm, đại đa số các trường học đã tổ chức một đợt hội giảng cũng với hình thức tương tự.
Những đợt hội giảng này với không ít giáo viên thì chỉ là để “diễn”. Tất cả đều được chuẩn bị kỹ càng.
Thiết nghĩ, trong lúc giáo viên trung học phổ thông đang phải vắt chân lên cổ để đảm bảo kế hoạch giảng dạy cũng như chất lượng chuyên môn, cùng với đó, thầy cô còn phải đảm bảo các công việc được giao để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì những phong trào như trên trường nào đã có kế hoạch tổ chức thì nên xem xét để tránh “trăm dâu đổ đầu” giáo viên.
Nhật Minh
Theo giaoduc.net
Nghỉ học kéo dài, có phải đóng học phí?
Tính đến thời điểm này, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS, THPT trên toàn quốc đã cho học sinh nghỉ học tròn 1 tháng. Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn căng thẳng, các địa phương tiếp tục cho học sinh tiểu học, THCS và trẻ mầm non nghỉ học thêm 1-2 tuần. Tuy nhiên, tháng học sinh nghỉ học, nhà trường có thu học phí hay không?
Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho biết, tháng 2/2020, học sinh không đến trường nên nhà trường không thu học phí dù thời gian nghỉ, nhà trường chủ trương dạy học online, giáo viên phải ra nhiều bài tập, chữa bài, chấm bài thường xuyên cho học sinh trên mạng công việc vất vả hơn nhiều. Giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng cũng được nhà trường trả lương đầy đủ.
Trao đổi với PV, ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) thẳng thắn: "Các cơ Sở giáo dục chỉ được thu học phí những tháng học sinh đến trường. Trường nào đã thu học phí tháng 2 của học sinh, sau này học bù tháng 6 sẽ không được thu thêm nữa. Quy định này sẽ áp dụng cho tất cả cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập trên địa bàn".
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng khẳng định, học sinh được nghỉ học tháng 2/2020 sẽ không phải đóng học phí tháng này. "Nếu học sinh học từ tháng 2 đến hết tháng 5 thì thu học phí 3 tháng đó. Tuy nhiên, toàn TP cho học sinh nghỉ học như hiện nay, các em sẽ học bù tháng 6 thì nhà trường không thu học phí tháng 2 mà sẽ thu học phí tháng 6", ông Tiến nói. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nói thêm, trong trường hợp, có trường học nào đó đã thu học phí cả kỳ từ trước thì cũng không bắt buộc phải trả lại mà tính bù cho tháng sau đó.
Theo Tiền phong
Giáo viên nghỉ dịch bệnh covid-19, làm gì? Mùa dịch bệnh Covid-19, học sinh nghỉ học có cái lo của học sinh, giáo viên nghỉ dạy cũng có cái lo của giáo viên. Vậy, giáo viên nghỉ dạy mùa dịch bệnh làm gì? Đâu đó vẫn có những câu hỏi như vậy, rồi lại cho rằng nghề giáo viên ấy thế mà... nhàn. Thật ra, có trò chuyện và lắng nghe...