Đi học, bạn hay ăn trưa ở đâu?
Nhà xa lại thêm lịch học cả ngày, nhiều teen chọn cách ăn trưa ở trường để tiết kiệm và có thêm thời gian để nghỉ ngơi.
Cơm trưa căng-tin
Với những teen học tại trường thì căng-tin là nơi tiện lợi nhất để “xử lý” cơn đói ban trưa, và đa phần các bạn cũng đều chọn lựa việc dùng bữa tại căng-tin. Tuy nhiên, trừ những trường có căng-tin khiến teen vừa ý, một số căng-tin thì khiến teen phàn nàn vì nơi nấu nướng và nơi ngồi ăn kề sát nhau, khiến teen chẳng thể thưởng thức bữa trưa trước một cơ số mùi tổng hợp thoát ra từ bếp.
Thực đơn ở căng-tin thường xoay quanh các món: cá kho, thịt kho, rau xào, sườn xào… Ăn được 1 tuần là teen bắt đầu ngán vì thực đơn y chang nhau chẳng bao giờ thay đổi. Hơn nữa, có nhiều món lại còn đắt hơn tại những quán cơm bình dân ở cổng trường. Lượng thức ăn nấu ở căng-tin cũng khá hạn chế, có khi lớp tan học muộn, phóng vèo xuống căng-tin thì đã thấy hết sạch đồ ăn, thế là teen lại lếch thếch đi tìm đồ ăn vặt bỏ bụng, chuẩn bị cho ca học tiếp theo.
Một trong những căng-tin sạch sẽ hiếm hoi của các trường (Ảnh minh họa)
Đức Bình (THPT M.C) phân tích: “Cơm căng-tin trường tớ chỉ cố định trong một đĩa, ăn hết thì thôi, chẳng được xin thêm cơm. Chưa kể, nước canh chỉ có một chén nước canh lõng bong, vài cọng rau cải nhạt thếch; vài miếng đậu rán, vài miếng thịt kho tàu và một ít rau muống xào là 20.000 đồng. Trong khi đó, cũng với từng ấy tiền, tớ có thể mua một cái bánh mì trứng thịt, một chai nước C2 và một cái bánh tráng miệng rồi!”
Nhiều teen còn la oai oái về độ vệ sinh của căng-tin trường mình. Bạn K (THPT N.Đ.C) than thở: “Trên sàn nước loang loáng mỡ, rồi có 3 cái thau to đầy tràn thứ nước đục ngầu. Ruồi, muỗi họp hội nghị xung quanh, vậy mà cạnh mấy cái thau, các anh chị “đầu bếp” đang cần mẫn xắt bí, cắt thịt rồi… cho luôn vào nồi!”
Hành trình cơm siêu thị
Không được tiện lợi như ở căng-tin, nhưng cơm ở siêu thị có đến cả chục món mặn và vài chục món xào cho teen chọn lựa. Chưa biết chất lượng thực sự thế nào, nhưng tất cả các món ăn đều được nấu và đựng trong nồi inox trắng, đặt trong tủ kính giữ nhiệt. Dù là người mua cuối cùng, teen vẫn nhận được một hộp cơm nóng hôi hổi. Các anh chị nhân viên thì đồng phục trắng phau, tay luôn đeo găng rất sạch sẽ.
Video đang HOT
Cơm siêu thị được xem là sạch sẽ và ngon lành (Ảnh minh họa)
Quỳnh Nga (THPT Nguyễn Huệ) – một “tín đồ” của cơm siêu thị kể: “Lần nào mua cơm xong, tớ với đứa bạn cũng đi một vòng cho mát rồi rẽ vào khu ăn của siêu thị ngồi ăn luôn, vừa mát mẻ, sạch sẽ mà không khí lại chẳng khác nào nhà hàng. Khác xa với ngày xưa ăn ở căng-tin nhà trường, lúc nào cũng phải chen chúc, chật chội”
Mặc dù vậy, không có nhiều trường học ở gần các siêu thị và giá cả cũng khá đắt so với một bữa ăn bình thường của teen nên cơm siêu thị cũng vẫn không được nhiều teen chọn lựa.
Và cơm trưa kiểu “gia đình“
Một nhóm bạn khoảng mười người, chia nhau mỗi bạn nấu một món thức ăn từ nhà kèm phần cơm của mình. Đám con trai vụng về thì được phân công mua hoa quả tráng miệng và dọn vệ sinh sau “bữa cơm thân mật”. Đơn giản nhưng teen lại có được những bữa trưa đầm ấm, thân thiết và rất đảm bảo vệ sinh nữa.
Quế Lâm (ĐH Thăng Long) – thành viên của một hội bạn ăn trưa “gia đình” vui vẻ kể: “Ăn trưa như thế này vui lắm, bữa cơm đầy đủ các món mặn, xào, canh. Mọi người ăn uống rất vui lại còn trêu đùa nhau nữa chứ, không khí rất giống với ăn cơm ở nhà”
Ăn chung với nhau vui lắm đấy (Ảnh minh họa)
Nhóm của bạn Hưng (THPT Hàng Giang) thì kể: “Có hôm, mấy đứa mang cả nồi cá kho xả ớt đi mà cả lũ ăn mãi không hết, đến chiều học giữa ca đói quá lại lóc cóc mang ra chén tiếp khiến cả lớp phải quay ra ghen tị đấy. Vui lắm!”
Còn bạn, bữa trưa ở trường của bạn như thế nào? Hãy chia sẻ với chúng tớ nhé!
Theo Tiin
BV Bạch Mai bị tố ép bệnh nhân mua cơm
"Ốm không ăn được, hàng ngày tôi vẫn phải mua 3 bữa cơm với giá 54.000 đồng. Thức ăn lấy về lại đổ đi vì không thể nuốt được. Như thế có khác nào ép bệnh nhân phải mua cơm..." - bệnh nhân Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai phản ánh về thực trạng không ăn cơm cũng phải mua.
Ốm không ăn vẫn phải... mua cơm
Thời gian gần đây, một số bệnh nhân Khoa Truyền Nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) phản ánh về việc trong quá trình điều trị tại Bệnh viện, các bệnh nhân không ăn cũng phải mua cơm từ căng-tin bệnh viện với giá 54 đến 74 nghìn đồng/3 bữa.
Để tìm hiểu những thông tin liên quan, PV đã đến Khoa Truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, nhiều bệnh nhân cho biết, hầu hết các bệnh nhân ở khoa truyền nhiễm, dù mắc bệnh nào đi nữa, không ăn được cơm vẫn phải mua cơm của bệnh viện, không mua cơm vẫn phải trả tiền và thanh toán vào tiền viện phí.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hiên điều trị xơ gan tại phòng 301, Khoa Truyền nhiễm cho biết: "Tôi thuộc diện hộ nghèo, kinh tế khó khăn, đã vào Khoa Truyền nhiễm được 10 ngày. Nhưng khi điều trị tại đây, một ngày tôi phải mua 3 suất cơm, sáng, trưa, chiều với giá 54.000 đồng/ngày. Tôi không nuốt được, đa số lấy cơm về xong lại đổ đi nhưng vẫn phải trả tiền.
Cơm bệnh viện nấu không ngon, một suất cơm trưa có giá hơn 20.000 đồng nhưng chỉ có một quả trứng, 2 miếng đậu, rau, có hôm thì có mấy miếng thịt. Nhiều lúc, tôi muốn ăn ở ngoài, ăn những gì tôi thích nhưng cơm bệnh viện không mua vẫn tính tiền nên bắt buộc phải nhận cơm mỗi bữa".
Bà Nguyễn Thị Hiên đang đợi lấy cơm
"Cả phòng 301 có hơn 20 bệnh nhân, trong đó đa số là người nghèo, nhiều người không muốn nhận cơm bệnh viện nhưng không mua cũng phải trả tiền, khác nào ép bệnh nhân nghèo phải mua cơm", bà Hiên bức xúc.
Theo tìm hiểu của PV, sáng 7h, trưa 11h và tối 17h, trước cửa Khoa Truyền nhiễm đều có xe của căng-tin bệnh viện chở cơm đến, các bệnh nhân lại xếp hàng nhận cơm. Nhiều người nhận cơm mà không vui vì thức ăn không hợp khẩu vị của họ nhưng vẫn phải lấy. Và lý do căn bản là dù họ không lấy cơm vẫn bị trừ tiền cơm từ tiền viện phí.
Bệnh nhân nghèo Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày 3 lần đi nhận cơm
"Bố tôi bị bệnh nặng, không muốn ăn, định mang cơm nhà đi nhưng bệnh viện đã tính tiền ăn mỗi bữa nên đành để ông cụ ăn cơm viện, nếu mang cơm nhà đi nữa thì tốn kém thêm rất nhiều. Suất cơm bệnh viện ít món, lại không phải món cụ thích nên cụ không ăn, nhiều lúc phải đổ đi", anh Thanh, người nhà bệnh nhân phòng 301, khoa Truyền nhiễm, cho biết.
Bệnh nhân phải ăn theo chế độ
Để làm rõ những thắc mắc của các bệnh nhân liên quan đến việc Bệnh viện "ép" mua cơm, PV đã làm việc với BS Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn cho biết, thực chất không phải là do Bệnh viện "ép" các bệnh nhân phải mua cơm. Sự thật là khi điều trị cho bệnh nhân, tùy loại bệnh mà Trung tâm dinh dưỡng nghiên cứu và đưa ra chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Ví dụ như bệnh nhân xơ gan thì ăn suất cơm đảm bảo dinh dưỡng của bệnh nhân xơ gan, bệnh nhân hôn mê không ăn được thì phải ăn theo chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân điều trị bệnh nào thì có chế độ dinh dưỡng riêng biệt phù hợp với bệnh đó để điều trị có hiệu quả.
"Sở dĩ bệnh viện phải lên thực đơn cho bệnh nhân là bởi ngay bản thân bệnh nhân cũng không biết bệnh của mình nên ăn gì cho đảm bảo dinh dưỡng, nếu dinh dưỡng không đảm bảo thì rất khó khăn trong quá trình điều trị", bác sĩ Tuấn nói.
Trả lời câu hỏi của PV liên quan đến việc Bệnh viện có thể lên danh sách thực phẩm phù hợp để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có thể tự mua hoặc nấu cho phù hợp khẩu vị, bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Trước đây, Bệnh viện chưa có Trung tâm dinh dưỡng, các bệnh nhân tự mua cơm ngoài không đảm bảo vệ sinh, nhiều bệnh nhân điều trị trong Bệnh viện mà vẫn mắc phải các bệnh như tiêu chảy, đái tháo đường... Thậm chí, có bệnh nhân còn đun nấu trong Bệnh viện, rất mất vệ sinh và không đảm bảo chất dinh dưỡng.
Ông Tuấn cũng thừa nhận thiếu sót là các cán bộ điều dưỡng của Khoa không giải thích rõ ràng với các bệnh nhân khiến bệnh nhân hiểu lầm bệnh viện "ép" bệnh nhân phải mua cơm. Thời gian tới, Khoa sẽ yêu cầu các bác sĩ, nhân viên điều dưỡng phải giải thích rõ điều này với bệnh nhân.
Theo 24h
"Vỡ" bán trú, phụ huynh đổ xô gửi con vào trung tâm lưu trú Đầu năm học này, nhiều trường tiểu học ở quận Hải Châu - quận trung tâm TP Đà Nẵng giảm tổ chức bán trú do quá tải. Xoay sở tìm chỗ gửi con, nhiều phụ huynh chọn gửi trẻ vào các trung tâm lưu trú dù tốn kém mà chưa thật yên tâm. Trường học "vỡ bán trú" , phụ huynh xoay sở...