Đi hòa giải lại đánh nhau chết người
Đang nói chuyện để nhằm giải quyết mâu thuẫn cũ, thì Tín và Thuận lại tiếp tục mâu thuẫn… Nhóm của Tín và nhóm của Thuận đã đánh nhau khiến một người tử vong.
Các bị cáo Tín, Trung, Hiếu trước vành móng ngựa
Sáng 6-5, TAND TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã tuyên phạt bị cáo Lê Hữu Tín (SN 1985, trú tổ 42/12 Phú Đức, Vĩnh Hòa, Nha Trang) 6 năm 6 tháng tù, Ngô Đức Trung (SN 1988, trú Bãi Tiên, hiện ở 27 Mai Xuân Thưởng, Nha Trang), Ngô Đình Hiếu (SN 1990, trú 152KB Sơn Phước, Vĩnh Thọ, Nha Trang) mỗi bị cáo 4 năm 4 tháng tù cùng về tội cố ý gây thương tích. Bồi thường cho gia đình bị hại 150 triệu đồng.
Trước đó, chiều 16-7-2010, Tín, Trung, Hiếu, Nguyễn Quang Phi, Mai Xuân Thiện Vũ, Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Sỹ cùng ngồi nhậu tại quán Vườn Cau đường Mai Xuân Thưởng, Nha Trang.
Khi đang ngồi nhậu, Tín lấy xe máy đi đến phòng thuê tại 07/1 Lê Văn Huân, Vĩnh Hòa tìm anh Nguyễn Thanh Thuận để hòa giải chuyện mâu thuẫn trước đây. Đến nơi Tín thấy Thuận đang ngồi nhậu cùng với Nguyễn Thanh Hòa (anh ruột Thuận), Phạm Thành Tiêm, Đoàn Cao Thắng, Đoàn Cao Đại, Phạm Thị Thu, Lê Thị Trang Đài, Nguyễn Thành Du, Trương Quốc Hoàng, Phạm Phương Bình và Trần Văn Hơn.
Tín gọi Thuận ra ngoài nói chuyện, nhưng sau đó không lâu, hai người lại xảy ra mâu thuẫn lớn. Nghe thấy tiếng chửi rủa, Hòa cùng Thuận, Bình, Hơn, Du chạy ra đánh Tín. Bình cầm vỏ chai thủy tinh đánh vào đầu Tín chảy máu, Tín bỏ chạy và lấy điện thoại gọi cho Phi và Trung nói mình đang bị đánh.
Thế là, cả nhóm đang nhậu đứng dậy lấy xe chạy đến đường Lê Văn Huân. Thấy nhóm của Tín đông, Thuận và Hòa đã bỏ chạy. Thấy vậy, Tín đã dùng đá ném trúng đầu Hòa, Hòa đang loạng choạng thì Trung chạy đến xô Hòa té ngã xuống đường. Cả bọn của Tín đã dùng cây gỗ đánh vào đầu và lưng Hòa, Hòa chạy ngược lại mấy bước thì ngã xuống đường. Sau đó tất cả đồng bọn của Tín điều khiển xe máy đi về lại quán Vườn Cau. Còn Hòa được mọi người đưa đến Trạm y tế phường Vĩnh Hòa cấp cứu nhưng đã tử vong tại đây.
Video đang HOT
Theo ANTD
Vua 'bùa ngải' xứ Mường
Gia đình nào mâu thuẫn, gối chăn không hòa thuận đều tìm đến cụ Hà Xuân Nhã, (78 tuổi ở xóm Cá, thị trấn Tân Sơn, Phú Thọ).
Gần 60 năm nay cụ Hà Xuân Nhã, (78 tuổi ở xóm Cá, thị trấn Tân Sơn, Phú Thọ) đã trở thành thầy "phù thủy" chuyên làm nèm (bùa ngải) để giúp cho mọi người yêu thương, gắn bó với nhau. Cụ Nhã bảo, đó là việc làm phúc, làm đức cho mọi người, khả năng đến đâu làm đến đó...
Cụ Nhã hà hơi vào áo làm nèm
Hà hơi vào quần áo
Biết chúng tôi muốn đến để tìm hiểu về bùa ngải, cụ Nhã bảo: "Tôi làm nèm giúp cho nhiều người dưới Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên lên đây. Từ bùa yêu, vợ chồng bỏ nhau, bùa giải quyết mâu thuẫn giữa các gia đình... tôi đều làm được hết. Con gái, con trai yêu nhau, định lấy nhau nhưng bị gia đình một bên không ưng thuận đến tôi làm cho cả hai gia đình đều gật đầu".
Cụ Nhã vẫn còn nhớ đôi vợ chồng Thảo và Ly ở Sơn Tây (Hà Nội). Hai người đã tâm đầu ý hợp nhưng bên gia đình nhà cô bé Ly cương quyết không đồng ý với lý do hai người không hợp tuổi nhau. Hai người tìm đến nhà cụ Nhã vừa mếu vừa khóc. Cụ bảo với Thảo đưa cho cụ chiếc áo của Ly, đồng thời đốt 3 nén nhang, 1 đĩa trầu 3 lá xé thành 6 miếng và 2 quả cau được đặt lên bàn thờ để khấn tổ tiên.
Cụ Nhã cho biết, lễ khấn tổ tiên cần trầu cau, xin phép 2 người vợ lẽ của bố cụ (2 bà là sư phụ của cụ Nhã - PV). Nếu sư phụ đồng ý mới cho làm. Đồng thời cụ gieo quẻ âm dương lên cái đĩa, nếu âm dương mà được làm nèm mới hiệu nghiệm.
Cụ Nhã cầm cả hai cái áo của cả hai người trên tay, miệng vừa lẩm bẩm vừa hà hơi lên toàn bộ chiếc áo, vừa đọc "thần chú". Hơn một tháng sau, vợ chồng Thảo lên cảm ơn cụ Nhã ríu rít, vì gia đình cô dâu đã đồng ý ngày tổ chức hôn lễ.
Hòa giải đánh nhau là khó nhất
Cụ Nhã khăng khăng khẳng định, nèm hòa giải là khó nhất, bởi mình không biết nguyên nhân vì đâu mà họ lại mâu thuẫn như thế. Làm được nhưng để hiệu nghiệm thì chưa cao bằng các loại nèm khác. Và thời gian để đảm bảo hiệu nghiệm cho loại nèm này thường ngắn.
Ở xóm Cá có gia đình anh Hà Văn Năm và anh Hà Văn Bình hay mâu thuẫn với nhau. Hai nhà sống sát vách nhau, nhưng rất hay cạnh khóe. Nếu gia đình bên nào có chó sổng xích sang đi vệ sinh, nhà bên kia sẵn sàng vác gậy đuổi đánh.
Vợ chồng cụ Nhã
Thấy thế cụ Nhã liền ra tay để giúp cho 2 gia đình được hòa thuận. Cụ nhờ người đến giếng nước nhà anh Năm múc một chén nước lã, mang về nhà mình đặt lên bàn thờ làm lễ. Sau đó, cụ nhờ người đó đổ chén nước đó vào giếng nước nhà anh Bình, vào thời điểm nào cũng được miễn là không được gia đình nào biết.
Cụ Nhã đặt tên cho chén nước đó là "chén nước thương nhau" để cho hai gia đình giải hòa với nhau. Cụ Nhã bảo, tính khí con người ta cũng xuất phát từ nguồn nước sinh sống mà ra cả. Nếu một bên sống có tình có lý, hòa hợp với bên kia rồi thì tự ắt hai bên sẽ tự hòa giải với nhau. Thế rồi "chén nước nghĩa tình" của cụ Nhã cũng bắt đầu có hiệu nghiệm khi hai gia đình anh Năm và anh Bình từ chỗ không nhìn mặt nhau, chỉ 2 tuần sau đã hỏi han nhau.
Không bao giờ làm điều xấu
Cụ Nhã bảo: "Tôi đã học nèm từ năm hơn 20 tuổi. Nay gần 80 tuổi rồi nhưng chưa bao giờ tôi làm điều xấu cả. Trước khi tôi học làm nèm, hai sự phụ của tôi đồng thời là hai người mẹ kế có dặn dò: Tối kỵ làm điều xấu, nếu phạm vào các điều đó dần sẽ tự mất hiệu nghiệm. Khi làm cho mọi người cụ không đỏi hỏi về mặt vật chất, chủ yếu là tấm lòng thành của họ. Người cân cam, gói kẹo đến làm lễ cũng xong. Làm nèm cho rất nhiều người nhưng cụ nhớ mãi một người phụ nữ ở Hà Nội biếu cụ 4 hộp sữa, 2 cân đường và 200.000đ. Cụ Nhã bảo cụ đã chữa cho chồng cô gái khỏi "bệnh" ngoại tình. Đó là lần cụ được "lại quả" nhiều nhất.
Hiện chưa có khảo cứu khoa học nào về bùa ngải. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người đi xin bùa thường có ý thức giải quyết những vướng mắc của mình. Bùa chỉ giúp họ củng cố niềm tin để hòa giải với vợ (chồng) hay hàng xóm, hoặc quyết tâm hơn trong công việc mà thôi. Do vậy, nên nhìn nhận bùa ngải dưới góc độ văn hóa dân gian với tư cách là một hiện tượng tồn tại từ rất lâu trong đời sống của bà con dân tộc và loại trừ các quan điểm mê tín, dị đoan.
Theo Bee
Người cũ nên nhớ hay quên? Nên nhớ hay quên quá khứ là câu hỏi khiến nhiều người phải suy nghĩ... (Ảnh minh họa) Đã năm năm sau ngày ly hôn cuộc hôn nhân thứ nhất, anh Thành vẫn luôn nhắc người cũ với vợ mới khi đến với cuộc hôn nhân thứ hai. Anh bảo chính vì cái sự "nhớ người xưa" ấy mà anh giữ được hạnh...